- Anh cho tôi theo với - Tôi với anh hai người xa lạ
Như chúng ta đã biết, những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực có thể làm thành phần chính của câu. Những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không thể làm thành phần chính của câu mà chỉ thể hiện ý nghĩa ngữ pháp nào đó là những từ phụ trợ. Những từ phụ trợ thường được dùng để nhấn mạnh, biểu hiện sắc thái thái tình cảm, thái độ của người nói đối với chủ thể được nói đến là những trợ từ tình thái.
Trong giao tiếp ngôn ngữ bao giờ cũng diễn ra theo hai chiều: phát và nhận thông tin. Khi thông báo ta thường nói từng câu một. Một câu thường có hai bộ phận nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: Bác yên tâm đi.
CN VN
Nếu ta muốn trả lời ngắn gọn, ta cũng có thể dùng những từ hoặc cách nói ngắn nhất để thể hiện ý nghĩa. Về mặt ngữ pháp học, những từ ấy có thể một mình tạo thành câu (trong hoàn cảnh ngôn ngữ cho phép):
Ví dụ: Chị làm được không?
Yên tâm.
Xét về mặt nghĩa của một từ nào đó trong câu, chúng ta luôn luôn phải đặt từ đó trong một ngữ cảnh, một tình huống nhất định. Thông qua ngữ cảnh, tình huống đó thì từ sẽ biểu hiện được nét nghĩa cụ thể nhất. Nghĩa biểu hiện của từ hoặc câu thường mang hai nét nghĩa chính là: nghĩa trực chỉ và nghĩa tình thái.
Nghĩa trực chỉ chính là ý nghĩa được biểu hiện trực tiếp dưới hình thức câu hỏi hoặc câu khẳng định hoặc câu phủ định mà không kèm theo thái độ, tình cảm của người nói. Nó chỉ đơn giản được biểu hiện bằng hình thức nguyên sơ, dễ hiểu nhất mà khi nghe được người nghe ắt sẽ hiểu ngay thông tin cần truyền đạt. Còn nghĩa tình thái lại không đơn giản thế. Nếu như nghĩa trực chỉ là bình diện ngoài của phát ngôn thì nghĩa tình thái chính là bình diện trong của phát ngôn đó. Nghĩa tình thái bao giờ cũng kèm theo thái độ, tình cảm của người nói với chủ thể được nói tới.
Ví dụ: 10 giờ rưỡi rồi à?
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài – 1, 91)
Trong câu này nghĩa trực chỉ là nội dung câu hỏi “10 giờ rưỡi rồi” nhưng bên cạnh đó lại kèm theo nghĩa tình thái của câu nói. Mặc dù người nói có thể biết bây
giờ đã là 10 giờ rưỡi rồi nhưng vẫn hỏi lại, tức là biết rồi nhưng vẫn hỏi. Ở đây từ à
mang ý nghĩa tình thái, biểu hiện thái độ của người nói muốn xác nhận lại lời nói có đúng 10 giờ rưỡi rồi không? Hoặc đơn thuần chỉ là hỏi lấy lệ, hỏi hình thức chứ không cần người nghe phải đáp lại.
Tương tự như vậy, từ nhỉ trong câu sau cũng có dạng nghĩa như thế.
Ví dụ: Thầy ấy trông đẹp trai quá nhỉ?
(NVH2, Thực hành tiếng Việt, 109)
Rõ ràng đây là câu hỏi nhưng không phải là câu hỏi mà chỉ là thái độ, tình cảm của người nói phát ra khi muốn biểu hiện một tình cảm, một cảm xúc nào đó. Những kiểu câu như thế này thường không yêu cầu người nghe phải trả lời mà chỉ
dùng để tự hỏi mình hoặc hỏi để nhận được sự đồng tình của người nghe, để thỏa mãn cảm xúc, tình cảm của người nói.
Câu có thể được dùng với những chức năng khác nhau, ý nghĩa khác nhau tùy theo hoàn cảnh mà câu được nói đến. Trong quá trình khảo sát các trợ từ tình thái và nghĩa biểu hiện của chúng, chúng tôi thấy phần lớn các trợ từ tình thái xuất hiện trong phần hội thoại bởi vì hội thoại là cách dùng ngôn ngữ tự nhiên nhất và thông dụng. Bằng hội thoại, con người có thể trực tiếp tác động lẫn nhau. Ngôn ngữ dùng trong hội thoại cũng có những dấu hiệu thể hiện sự tác động lẫn nhau đó. Với các ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt người ta sử dụng tên gọi “thức của câu”. Bên cạnh các yếu tố tạo thức của câu còn có những yếu tố hình thái khác diễn đạt những tính tình thái khác nhau, phản ánh những sắc thái tinh tế trong cách nhận thức và cách nhìn thế giới có thể có của người dùng ngôn ngữ.
Trong hội thoại thường có câu hỏi (nghi vấn) và đáp (trả lời). Câu nghi vấn có các từ chuyên dụng, nếu không có các phương tiện tạo tính nghi vấn khác đi kèm thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi tách ra khỏi ngữ cảnh. Vì vậy, có những
kiểu câu nghi vấn không rõ trọng điểm. Chẳng hạn câu chứa à sau đây có thể có
những điểm hỏi khác nhau xét theo các câu trả lời bên dưới.
Anh đã đi Huế rồi à?
(NTN, Tiếng Việt nâng cao, 26) + Vâng, tôi đi rồi.
+ Chưa, tôi chưa đi.
+ Tôi chưa đi Huế nhưng nghe nói đến Huế nhiều lần rồi.
Các trợ từ tình thái thường dùng trong câu nghi vấn là à, ư, hả (hở, hử), chứ,
nhỉ… trong số các trợ từ tình thái này, có lẽ chỉ có hai trợ từ tình thái à, ư là những
trợ từ tình thái có tính nghi vấn trung tính nhất hoặc biểu hiện sắc thái ngạc nhiên, những trợ từ tình thái còn lại dùng một mình tạo tính nghi vấn hay dùng cùng các
phương tiện nghi vấn khác đều thường kèm các sắc thái tình cảm rất tế nhị. Ạ mang
sắc thái kính trọng đối với người bề trên hoặc thân thuơng đối với người ngang vai và bề dưới. Vị trí của chúng thường ở cuối câu.
Ví dụ:
(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 26) - Thái độ thân hữu hoặc suồng sã:
Có bao nhiêu bài hát quan họ hở chị?
(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 111)
- Thái độ trung hòa: (à: ngạc nhiên và được nhấn mạnh)
Cô là con gái của bà Hương à? (ư)
(TĐH, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 35)
Cô không tin tôi ư? (à)
(NVH1, Tiếng Việt dành cho người nước ngoài – 5, 41)
Các trợ từ tình thái à, ư, hả (hở, hử), chứ,… mang tính nghi vấn thường
xuyên hơn. Trợ từ tình thái nhỉ thường thể hiện nghĩa với ý “ tranh thủ sự đồng
tình” hay tán thành ý kiến người hỏi.
Ví dụ: Nhà mới của chị rộng quá nhỉ?
(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A – 1, 183)
Câu trả lời ưa chuộng: Ừ, cũng rộng.
Những trợ từ tình thái này thường có sự mơ hồ về nghĩa, thường đứng ở cuối câu. Trong những trợ từ tình thái này, có những trợ từ tình thái diễn đạt ý nghĩa, tình cảm, thái độ rất tế nhị và rất phức tạp. Cũng có những trợ từ tình thái chỉ có tác dụng đưa đẩy hoặc chỉ nhằm làm cho câu “đứng” được. Tuy nhiên, điểm chung nhất của chúng là việc dùng chúng liên quan đến khả năng biểu đạt thái độ trong quan hệ giữa người nói và người nghe.
Ví dụ: Tôi có cà phê ngon đây.
(Tr K, Tiếng Việt thực hành, 76)
Câu này được dùng trong quan hệ thân hữu hoặc như một lời thông báo về hành động của người nói, hoặc như một lời mời và chỉ dùng với chủ ngữ thuộc ngôi thứ nhất.
Một ví dụ khác: Ben, anh đi đâu đấy?
(VVT, Tiếng Việt cơ sở, 85)
Đây là câu nghi vấn và chủ yếu dùng để hỏi trong quan hệ thân hữu như một lời chào, hỏi thăm mang sắc thái thân mật và không yêu cầu trả lời câu hỏi.
Điểm chung nhất của các trợ từ tình thái kiểu này là việc sử dụng chúng có phân biệt quan hệ giữa người nói và người nghe. Hơn nữa, sự phân biệt này còn lệ thuộc vào thái độ của người nói trong đối thoại (vui vẻ hoặc buồn giận…). Những
từ này (à, ạ, ư, hả (hở, hử), chứ, nhỉ…) thường dùng trong quan hệ thân hữu và
thường là những người ngang hàng hoặc của người trên đối với người dưới. Nếu những người dưới không nằm trong quan hệ thân hữu mà dùng những từ còn lại này đối với người trên thường bị đánh giá là thiếu lịch sự, khiếm nhã. Điểm riêng của
trợ từ ạ là nó có thể xuất hiện sau tất cả những từ khác để điều chỉnh thái độ của
người nói đối với người nghe bằng cách đưa thêm vào sắc thái kính trọng bên cạnh sắc thái thân hữu.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung thì những trợ từ tình thái này cũng có những điểm riêng là phụ thuộc rất nhiều vào tình huống sử dụng, rõ nhất là việc thực hiện hành động nói ( nói trực tiếp hoặc gián tiếp).
Liên từ “thì”
Ngoài ra, trong các phần ngữ pháp khác của giáo trình Nguyễn Thị Thanh Hương cũng đưa ra khá nhiều trợ từ tình thái và đồng thời giải thích chúng là trợ từ
như ngay, tận, chính, cả, vậy, thì.
Ví dụ: “Chính” (trợ từ) được dùng để nhấn mạnh tính đích xác của chủ thể
hoặc đối tượng (có thể ngầm ẩn sự phủ định của những chủ thể hoặc đối tượng
khác)”: Chính anh đã nói điều đó với tôi
(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 17)
Trong hai giáo trình của Nguyễn Văn Huệ và Đoàn Thiện Thuật, hai tác giả đã đưa ra một số trợ từ trong phần ngữ pháp nhưng hướng giải quyết lại khác nhau. Nguyễn Văn Huệ đưa ra năm trợ từ và có ba trợ từ được giải thích là trợ từ tình thái là đấy, này, cơ mà.
- Đấy “trợ từ dùng ở cuối câu biểu thị tính chất xác thực của sự việc và hàm
ý cảnh báo: Anh nói đúng đấy.
Đấy có thể dùng với à, ư, hả, chứ… để hỏi về tính xác thực của sự việc
Anh Nam đấy à?
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt - 5, 14)
Chị nghĩ xem, em lớn như thế này này, mà đi làm về muộn cũng bị mắng. - Cơ mà “tổ hợp trợ từ dùng ở cuối câu, nêu ra một điều nhằm phản bác hoặc tỏ ý ngạc nhiên.
Em thấy anh ấy luôn vui vẻ với mọi người cơ mà?
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt - 5, 92)
Hai trợ từ còn lại Nguyễn Văn Huệ không giải thích là trợ từ mà cũng không giải thích là từ loại gì:
- Thì “kết cấu dùng để biểu thị ý tương phản hay khác biệt.
Các bạn tôi, người thì đi du học ở Pháp, người thì đi du học ở Úc.
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 5, 14)
- Ư “từ nghi vấn dùng ở cuối câu, biểu thị ý ngạc nhiên (như muốn tự hỏi
lại mình) hay ý trách cứ nhẹ nhàng.
Đi làm việc mà ăn mặc như thế ư? (trách cứ)
Cô không tin tôi ư? (ngạc nhiên)
Khác với Nguyễn Văn Huệ, Đoàn Thiện Thuật đưa ra nhiều trợ từ tình thái trong phần ngữ pháp hơn nhưng tác giả không giải thích đó là trợ từ tình thái mà chỉ giải thích chung chung:
Đến, những, tận biểu thị ý quá lâu, quá nhanh, quá nhiều, quá xa, quá muộn.
Hôm qua, tôi thức đến tận hai giờ sáng để làm bài.
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 33)
Ngay cả “kết cấu nhấn mạnh hoạt động hoặc tính chất nêu ra có tính phổ biến”
Bữa tiệc hôm nay rất vui nên ngay cả mẹ tôi cũng hát
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 46)
Mà “ngữ khí từ”: Em làm rồi mà.
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 46)
Đi “biểu thị ý yêu cầu”: Anh vào nhà đi.
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 58)
Với “yêu cầu người khác giúp đỡ mình, xin phép cùng làm gì với người khác”
Cứu tôi với.
Đâu “dùng cuối câu phủ định để nhấn mạnh ý phủ định; dùng cuối câu khẳng định xác nhận ý phủ định, bác bỏ ý kiến của người khác hoặc những điều không phải là sự thật”
Cô cứ tin tôi, tôi không lừa cô đâu.
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 89)
Qua phần giải thích ngữ pháp của các giáo trình trên, chúng ta thấy các tác giả đã đưa ra một số trợ từ tình thái nhưng không phải tác giả nào cũng giải thích các từ đó là trợ từ tình thái. Các tác giả cũng không giải thích lại những trợ từ tình thái vốn đã được giải thích ở các trình độ trước mà chỉ giải thích thêm một số trợ từ khác. Nhìn chung, phần giải thích ngữ pháp ở trình độ cao cấp đã có sự giải thích dễ hiểu, đầy đủ và rõ ràng.