Các từ dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến/mệnh lệnh được chia thành hai nhóm: 1) phó từ và 2) từ tình thái.
- Những phó từ dùng để tạo câu mệnh lệnh là: hãy, đi, đừng, chớ. (xem lại
phần Phụ từ)
- Những từ tình thái dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến/động viên/thúc giục là: nào, vào, thôi, nhé.
Bình thường, chỉ cần sử dụng những từ nói trên cũng đủ thể hiện ý nghĩa cầu khiến/động viên/thúc giục. Ví dụ:
1) Mọi người vào đây cả nào! 2) Hết giờ rồi, về thôi!
3) Anh mua nhiều nhiều vào! 4) Đi cẩn thận nhé!
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ta có thể kết hợp các từ tình thái này với các
phó từ “hãy”, “đi” đã nêu ở trên để tăng thêm ý nghĩa cầu khiến/mệnh lệnh. Ví dụ:
1) Mọi người hãy vào đây cả nào!/ Mọi người hãy vào đây cả đi nào! 2) Anh hãy mua nhiều nhiều vào!
3) Hết giờ rồi, hãy về thôi!/ Hết giờ rồi, hãy về đi thôi! 4) Hãy đi cẩn thận nhé!/ Hãy ăn no đi nhé!
Ngoài ra, từ “nhé”, “nào” còn có thể kết hợp với các từ “thôi”, “vào” thành
cặp để tăng thêm ý nghĩa động viên/thúc giục và tính biểu cảm. Ví dụ:
1) Hết giờ rồi, về thôi nào!/ Hết giờ rồi, về thôi nhé!
2) Con đi đứng cẩn thận vào nào!/ Con đi đứng cẩn thận vào nhé!
Ngoài các từ nêu trên, với một số trường hợp, ta còn có thể sử dụng phó từ
“lên”, và cũng có thể kết hợp nó các từ “nào”, “nhé” nói trên để thể hiện ý nghĩa cầu
khiến/ động viên/ thúc giục. Tuy nhiên, từ “lên” có thể dùng với các tính từ. Ví dụ:
1) Cười lên!</Cười lên nào!/ Cười lên đi!/ Hãy cười lên đi! 2) Tươi lên!/ Tươi lên nhé!/ Hãy tươi lên nào!
Để biểu thị ý nghĩa “dạng bị động”, tiếng Việt dùng hai nhóm từ: 1) các phụ
từ: “được”, “bị”, và 2) các giới từ: “do”, “bởi”.
Các phụ từ “được” và “bị” vốn là những động từ (xem lại phần Từ loại tiếng
Việt) đã được ngữ pháp hóa, do đó khi sử dụng cần phân biệt hai chức năng của chúng: chức năng biểu thị sự may/rủi và chức năng biểu thị “dạng bị động” của động từ. Ví dụ, so sánh:
1) Người kia được cơm rượu lại được ba quan tiền. (“được” là động từ)
2) Ra đường, phụ nữ thường được nhìn kĩ hơn. (“được” biểu thị dạng bị động)
– Từ “được” dùng để biểu thị “dạng bị động” nhưng có kèm theo nghĩa “tích
cực”, vì vậy, về nguyên tắc, ta chỉ có thể kết hợp nó với những động từ có nghĩa
“tích cực” như: khen, tặng, thưởng, yêu, thương, xây dựng, …mà không thể kết hợp
nó với những động từ có nghĩa “tiêu cực” như: ghét, đánh, mắng, bỏ tù, từ chối,…
Ví dụ:
1) Chị Hà được thưởng Tết 10 triệu đồng. (+) 2) Một cô gái được giết trong khách sạn. (-)
Trái lại, từ “bị” dùng để biểu thị “dạng bị động” nhưng có kèm theo nghĩa
“tiêu cực”. Vì vậy, về nguyên tắc, ta chỉ có thể kết hợp nó với những động từ có
nghĩa “tiêu cực”,… mà không thể kết hợp nó với những động từ có nghĩa “tiêu
cực”. Ví dụ:
1) Vì anh mà em bị mắng. (+)
2) Cuốn tiểu thuyết đã bị tặng thưởng giải nhất của Hội Nhà văn. (-)
Trên đây là những ví dụ về câu dạng bị động chỉ có chủ ngữ (ngữ pháp) mà
không có “chủ thể” của hành động/hoạt động. Nguyên tắc chung khi sử dụng
“được” và “bị” trong trường hợp này là: đặt các phụ từ này trực tiếp trước các động
từ. Đối với những câu bị động có cả chủ ngữ (ngữ pháp) và “chủ thể” của hành
động/hoạt động, cần phải tuân theo mô hình kết cấu chung như sau: S + (được/bị) + A + V
Ví dụ:
1)Bài ca của ông được nhiều người mến mộ. 2)Nó vừa bị cô ấy tát cho hai cái.
Các giới từ “do”, “bởi” có ý nghĩa trung hòa và thường được dùng theo mô hình kết cấu sau:
N + (do) + A + V ( “do” thay cho “được”/ “bị”) N + (được/bị) + V + (bởi) + A
Ví dụ:
1)Đây là loại ôtô do công ti Toyota sản xuất.
2)Bộ bàn ghế được làm ra bởi những người thợ tài hoa.
Ghi chú:
* Trong thực tế có thể bắt gặp những trường hợp, trong đó “được/bị” được
dùng không theo nguyên tắc đã nêu ở trên. Đó là cách sử dụng mang tính chất tu từ và do đó ý nghĩa của các từ này có thể thay đổi. Ví dụ:
1) Chẳng ai muốn bị cô ấy yêu.
2) Được thủ trưởng nhắc nhở là một vinh dự.
* Cũng có thể bắt gặp những trường hợp, trong đó “được” và “bị” được sử
dụng cùng với nhau. Đó cũng là những trường hợp sử dụng mang tính chất tu từ và
ý nghĩa chung sẽ phụ thuộc vào “được” (nghĩa “tích cực”). Ví dụ:
Bà vẫn ao ước được … bị hiếp dâm nữa mà không bao giờ cái dịp hiếm có ấy lại tái hiện. (Vũ Trọng Phụng)
* Ngoài ra, có những trường hợp, trong đó việc sử dụng cả “được”và “bị”
đều có thể được chấp nhận. Khi ấy sự khác nhau về nghĩa (tốt hay xấu) sẽ phụ thuộc vào thái độ của người nói đối với hiện thực. Ví dụ:
1) Nội dung tờ quảng cáo đã bị thay đổi. 2) Nội dung tờ quảng cáo đã được thay đổi.
Theo Đỗ Phương Lâm, sự phân biệt giữa trợ từ và phó từ được thể hiện: Về mặt ngữ pháp: Phó từ luôn đi kèm với từ trung tâm, đứng trước hoặc sau liền kề với từ trung tâm; phó từ kết hợp trực tiếp với từ trung tâm.
Vị trí của trợ từ khá tự do: đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Ví dụ: Tất
nhiên, tôi biết việc đó; Tôi tất nhiên biết việc đó; Tôi biết việc đó tất nhiên. Trợ từ không quan hệ trực tiếp với bất kì thành phần nào của câu, là thành phần có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng tới kết cấu ngữ pháp của câu.
– Trợ từ mang lại sắc thái ý nghĩa cho toàn bộ câu. Trợ từ giúp biểu lộ thái độ, sự đánh giá, cảm xúc của người nói trước thực tại được phản ánh.
– Phó từ bổ sung các ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm vi, phủ định, v.v. cho từ trung tâm (đoản ngữ hay mệnh đề) {34}.
Bảng 2.4: Bảng khảo sát các phó từ chuyển thành trợ từ Stt Phó từ Ý nghĩa Cấu trúc Ví dụ 1 À (ấy à, đấy à, kia à)
Dùng trong trường hợp đã biết rồi hoặc tin rằng điều mình nêu lên trong câu hỏi (câu hỏi này bao giờ cũng là câu hỏi có hạn chế) là đúng, nhưng vẫn hỏi “lấy lệ” một cách thân mật.
Câu kể +
à?
- Mười giờ rưỡi rồi à?
(NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 1, 91) - Anh mệt à? (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 204) 2 Nhỉ Biểu thị ý khẳng định về điều
mới nhận ra hoặc nêu ra một nhận định, thể hiện thái độ khẳng định và tranh thủ sự đồng ý của người đối thoại. Thường biểu thị ý tự hỏi, không hướng tới người nào cả.
Câu kể +
nhỉ.
- Tiếc quá nhỉ!
(TĐH, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 10) - Sao anh ấy không gọi
điện cho mình nhỉ?
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – B, 68)
3 Ư Dùng như à nhưng xuất hiện
trong ngôn ngữ viết nhiều hơn trong ngôn ngữ nói. Biểu thị ý ngạc nhiên (như muốn tự hỏi lại mình) hay ý trách cứ nhẹ nhàng.
Câu kể +
ư?
- Cô không tin tôi ư?
(ngạc nhiên)
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt - 5, 41)
- Đi làm việc mà ăn mặc
như thế ư? (trách cứ)
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt - 5, 41)
4 Hả (hở,
hử)
- Biểu thị sự không lịch sự nếu
chỉ dùng một mình từ hả. Chỉ
Câu kể +
hả (hở,
- Mấy giờ rồi hả? (không
Stt Phó từ Ý nghĩa Cấu
trúc Ví dụ
nên dùng với những người ngang hàng hoặc ở vị trí thấp hơn. Với người ở vị trí cao hơn, ta nên
dùng từ “ạ” hoặc một đại từ nhân
xưng ngôi thứ hai.
- Biểu thị sắc thái tình cảm thân tình.
- Biểu thị thái độ bực tức ( phát
âm dằn giọng từ “hả”)
- Biểu thị thái độ rủ rê, lôi kéo.
hử) Mấy giờ rồi hả chị? (lịch
sự)
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – B, 65)
- Anh chưa làm xong
hả?
(TĐH, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 48)
- Làm như thế hả?
(TĐH, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 48) - Anh uống với tôi một
chén hả?
(TĐH, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 48)
5 Chứ - Trợ từ đặt cuối câu tạo câu nghi
vấn, dùng khi nói thân mật với bạn bè hoặc người ngang hàng, người dưới mình.
- Khi người nói đã đoán biết trước thông tin nhưng muốn xác nhận lại.
- Nhấn mạnh điều vừa khẳng định hoặc yêu cầu.
Câu kể +
chứ?
- Chúng ta đi ăn chứ?
(NVH2, Thực hành tiếng
Việt, 312)
- Cô không nói thách
chứ?
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt dành cho người nước ngoài – 2, 14)
- Cô trả giá đi chứ!
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt dành cho người nước ngoài – 2, 14)
Stt Phó từ Ý nghĩa Cấu
trúc Ví dụ
6 Chăng Dùng trong những câu có ý hoài
nghi. Có thể kết hợp với phải
thành một tổ hợp từ; tổ hợp này có thể đặt ở đầu câu hay đầu đoạn câu. - Câu kể + chăng - Phải chăng + câu kể
- Còn ai lên đài nữa
chăng?
(NKT, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, 364)
- Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn cho ngài?
(NKT, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, 364)
7 Phỏng (Do sự gộp âm của phải và
không). Phỏng được dùng với
nghĩa khi người nói đã đoán biết trước thông tin nhưng muốn xác nhận lại. Câu kể + phỏng Là những cái tầu càng kia phỏng? (NKT, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, 364)
8 Chắc Dùng trong câu nghi vấn –
phỏng đoán ( gần như chăng).
Chắc được dùng với nghĩa khi
người nói còn có một ít hoài nghi nào đó về khả năng hiện thực trong câu hỏi.
Câu kể +
chắc
Con tưởng mẹ ngồi trên
đống vàng chắc?
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt dành cho người nước ngoài – 3, 48)
9 Hẳn Cũng được dùng với nghĩa còn
một ít hoài nghi và muốn xác nhận lại thông tin.
Câu kể +
hẳn
Con này mày kể công
với tao hẳn?
(NKT, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, 364)
10 Đi - Đứng cuối câu dùng để tạo câu
mệnh lệnh cầu khiến với ý thúc giục ai làm điều gì đó. - (Hãy) + động từ + đi - Chúng ta đi đi. (NVH2, Thực hành tiếng Việt, 139)
Stt Phó từ Ý nghĩa Cấu
trúc Ví dụ
- Biểu thị ý yêu cầu như hãy +
động từ + đi nhưng cứ + đi biểu thị ý yêu cầu khi người tiếp nhận còn băn khoăn, do dự, chưa quyết định ngay. - Cứ + động từ + đi đây đi. (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 58)
- Anh vào nhà đi. (bình
thường)
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 58)
Anh cứ vào nhà đi.
(người nghe chưa muốn vào nhà vì lý do nào đó). (ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 58)
11 Thôi - Biểu thị ý nhấn mạnh sự hạn
chế về phạm vi, mức độ của điều vừa nói đến
- Có ý giục giã, hỏi vặn, bi quan
Câu kể +
thôi
- Đi đi thôi. Nhanh lên.
- Anh vừa nói thế thôi.
- Nhưng bận hay không
là do mình cả thôi.
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt dành cho người nước ngoài – 4, 80) - Anh không biết đấy
thôi.
(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 350)
12 Nào - Biểu thị ý giục giã cần phải tiến
hành hành động ngay.
- Biểu thị sự kể lể, thường dùng từ hai lần trở lên, dùng trong những câu kể lể nhiều sự vật một Nào +câu kể Nào + danh từ - Nào chúng ta bắt đầu học. (NVH2, Tiếng Việt thực hành, 154)
- Nào đài truyền hình
Stt Phó từ Ý nghĩa Cấu
trúc Ví dụ
lúc. truyền hình Hà Nội.
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – B, 63)
13 Nhé Đặt ở cuối câu biểu thị ý nhắn
nhủ, dặn dò khi người nói đưa ra một đề nghị và muốn người nghe đồng ý với mình một cách thân mật.
Câu kể +
nhé!
- Anh uống cà phê nhé!
(Tr K, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành – tập 1, 268)
- Anh không hút thuốc thì anh uống tí rượu cho
vui nhé.
(PVG, Tiếng Việt – 3, 82)
14 Với - Biểu thị ý yêu cầu người khác
giúp đỡ mình.
- Biểu thị ý xin phép cùng làm gì với người khác.
Câu kể +
với
- Cứu tôi với.
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt - C, 59)
- Chờ tôi với.
(ĐNC – PH, Giáo trình cơ sở tiếng Việt thực hành, tập 2, 70)
15 Thay Biểu thị ý cảm thán do tính từ
biểu thị.
Tính từ
+ thay
Nhưng buồn thay!
(NKT, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, 366)
16 Ạ Đặt cuối câu trong câu hỏi xác
nhận cũng có nghĩa như à nhưng
dùng biểu thị ý kính trọng, lịch sự hoặc thân mật. Câu kể + ạ Bác không đi tập thể dục ạ?
(NTN, Tiếng việt nâng cao, 44)
17 Kia (cơ) - Được dùng trong những câu có
ý “lựa chọn hay khẳng định” cái
- Câu kể
+ kia /
- Con không đi ở đâu, u
Stt Phó từ Ý nghĩa Cấu
trúc Ví dụ
khác cái mà đối phương vừa nói,
nhưng cơ thường thể hiện ý nài
nỉ.
- Có ý khoe.
- Biểu thị ý đay nghiến, trách móc
- Biểu thị ý nhấn mạnh vào một sự việc, tính chất nhất định, tách bạch với những đặc điểm khác.
cơ (NKT, Nghiên cứu ngữ
pháp tiếng Việt, 367)
- Tôi hò Huế được kia!
(NKT, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, 367) - Ba muốn con nói về
tính tình của cô ấy kia.
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt dành cho người nước ngoài – 3, 7)
- Chị định hỏi em làm
việc ở đâu kia.
(NVH1, Giáo trình tiếng
Việt dành cho người nước ngoài – 4, 21)
18 Vậy - Dùng trong câu hỏi có các đại
từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, đâu)
giống thế, đấy, thể hiện ý thân
mật.
- Đặt ở cuối câu để biểu thị ý miễn cưỡng chấp nhận vì không còn cách khác.
Câu kể +
vậy.
Có chuyện gì vậy?
(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 235)
- Xe máy bị hỏng tôi
đành đi bộ vậy.
(ĐTT, Tiếng Việt thực hành – B, 133)
20 Đâu - Dùng ở cuối câu phủ định để
nhấn mạnh ý phủ định. -Không/ chưa/ chẳng + động từ + đâu
- Tôi không đói đâu.
(NVH2, Thực hành tiếng
Stt Phó từ Ý nghĩa Cấu
trúc Ví dụ
- Dùng cuối câu thể hiện ý phủ định, bác bỏ ý kiến của người khác hoặc những điều không phải là sự thật. - Có/ đã + động từ + đâu - Có phải + câu + đâu - Tôi có vượt đèn đỏ đâu. (NVH1, Giáo trình tiếng Việt – 4, 54) - Có phải tôi đến sớm nhất đâu. (ĐTT, Thực hành tiếng việt – C, 89)
23 Thế - Dùng trong các câu hỏi hoặc
câu cảm thán, thể hiện ý thân mật hoặc đánh giá.
Câu kể +
thế.
- Sao hôm nay cậu ăn ít
thế?
(NTTH, Tiếng Việt nâng cao, 33)
- Lâu thế!
(ĐTT, Tiếng Việt trình độ A, tập 2, 72)
24 Ấy - Thường đặt ở cuối câu có ý so
sánh.
- Có khi dùng trong câu có ý nhấn mạnh.
- Có thể dùng sau đại từ sao, thế
nào khi những đại từ này đã
chuyển nghĩa (phiếm chỉ).
Câu kể +
ấy.
- Tối quá, tối đen như
mực ấy.
(ĐTT, Thực hành tiếng Việt – C, 19)
- Ở dưới tờ báo nhân dân
ấy.
(NVH2, Thực hành tiếng
Việt, 109)
- … tôi mới bị bắt ra,
người tôi nó làm sao ấy.