Kết hợp mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, lấy nước thị trường

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa của hàn quốc và một số bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 54 - 56)

ngoài làm trọng tâm

Bước vào những năm 60, Hàn Quốc đã chuyển từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Đó cũng là thời thị trường được mở ra cả hai hướng trong nước và nước ngoài, mà thị trường nước ngoài có vai trò rất lớn giúp công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hàn Quốc có thể phát huy và khai thác lợi thế so sánh trong trật tự phân công lao động quốc tế. Ngoại thương thực sự trở thành đầu tầu cho công nghiệp trong nước phát triển năng động, đa dạng, và hiệu quả. Điều đó đã làm cho nền kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng và vươn lên khẳng định vị trí của mình trong nền thương mại quốc tế

Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu là chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giữa bảo hộ mậu dịch với trợ cấp xuất khẩu, miễn giảm thuế đối với tất cả các ngành sản xuất hoặc những ngành liên quan tới hoạt động xuất khẩu. Nhà nước đã cho phép sử dụng những khoản lợi nhuân từ xuất khẩu để nhập khẩu, cho miễn giảm thuế nhập khẩu những hàng hóa dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu

Nhà nước còn đóng vai trò tìm kiếm thị trường nước ngoài cho những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và sử dụng nhiều biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu theo hướng toàn diện. Với mục tiêu đẩy mạnh tăng nhanh xuất khẩu, Hàn Quốc đã ý thức được rằng không chỉ đa dạng hóa sản phẩm mà việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành để có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Hàn Quốc đã tạo ra những sản phẩm đa năng không thua kém sản phẩm hàng hóa ở các nước phát triển. Thực tế cho thấy so với Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản

hơn nên sản phẩm của Hàn Quốc có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Những thập kỷ gần đây cho thấy, Hàn Quốc đang cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp kỹ thuật cao mạnh hơn là những ngành công nghiệp lớn của Hàn Quốc đã có mặt trên thi trường hàn hóa công nghiệp cao cấp

Để thành công công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, Nhà nước còn có vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện tự do thương mại và kiểm soát có hiệu quả tỷ giá hối đoái nhằm tạo điều kiện cho xuất khẩu diễn ra nhịp nhàng, sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Chính sự phát triển của các ngành xuất khâu lại mở rộng thêm thị trường cho các ngành nôi địa tăng thêm việc làm thu nhập trong nước. Nhờ đó làm tăng thêm khả năng thanh toán, tăng thêm nguồn ngoại tệ nhập công nghệ để hiện đại hóa các ngành xuất khẩu và các ngành phục vụ thị trường nội địa

Ngoài việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, Hàn Quốc còn chú trọng hướng vào thị trường trong nước bằng biện pháp bảo hộ mậu dịch thích hợp. Chính sách xiết chặt hàng rào thuế quan nhập khẩu thể hiện rất rõ trong những năm 60-70. Về sau do công nghiệp trong nước có những tiến bộ khi sản phẩm nội địa có đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại thì chính sách hạn chế nhập khẩu được nới lỏng dần dần nhưng về nguyên tắc không làm ảnh hưởng tới thị trường nội địa và công nghiệp trong nước, đồng thời hỗ trợ cho xuất khẩu. Như vậy Hàn Quốc chỉ mở rộng nhập khẩu khi mà nhờ đó xuất khẩu được thực hiện tốt hơn

Xem xét biện pháp tự do hóa thương mại được tiến hành thận trọng chứng tỏ Hàn Quốc đã ý thức rõ mứu độ tự do thương mại còn tùy thuộc vào sức mạnh cạnh tranh của những nhà sản xuất hàng hóa trong nước. Vì tự do hóa thương mại nếu không cân nhắc sẽ bóp nghẹt các nhà sản xuất trong nước cần phải được bảo hộ nâng đỡ. Họ là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển công nghiệp quốc gia, một mặt tư do hóa những hàng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Do vậy Hàn Quốc rất hạn chế đối với những hàng nhập phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước đặc biệt là hàng tiêu dùng xa xỉ. Nhà nước còn buộc những nhà công nghiệp trong nước phải sản xuất hàng hóa có tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu ngay cả khi chỉ dùng bán ở trong thị trường nội địa

Nhìn chung từ những năm 1980 trở lại đây khi nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển thì thị trường trong nước cũng được coi tọng. Việc hướng CNH cả 2 hướng thị trường trong nước và ngoài nước nhưng lấy thị trường nước ngoài làm chính đã đóng vai trò tích cực trong việc tạo tăng trưởng cho Hàn Quốc. Trong quá trình ấy Nhà nước có những chính sách phù hợp nên tự do hóa mậu dịch diễn ra từ từ nhưng xuất khẩu của Hàn Quốc vẫn tăng nhanh

Một phần của tài liệu Quá trình công nghiệp hóa của hàn quốc và một số bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)