Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sảnViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các đảng phái chính trị ở việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 35)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sảnViệt Nam

Với hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và những ngƣời yêu nƣớc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê nin ngày càng thâm nhập sâu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc. Phong trào công nhân đến cuối năm 1929 đã chuyển sang đấu tranh tự giác, tổ chức công hội đỏ Bắc kỳ cũng ra đời đòi hỏi phải có một tổ chức Đảng lãnh đạo phong trào đang lên.

Mặt khác, Quốc tế Cộng sản cũng gửi thƣ đề nghị ba tổ chức Cộng sản cần phải sáp nhập lại thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dƣơng.

Trƣớc sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc, cuối tháng 3/1929, tại 5D Hàm Long- Hà Nội, một số hội viên tiên tiến của tổ chức Thanh niên ở Bắc Kỳ đã lập ra Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 đồng chí do đồng chí Trần Văn Cung làm Bí thƣ Chi bộ.

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929) đã xảy ra bất đồng giữa các đoàn đại biểu về vấn đề thành lập Đảng Cộng sản, mà thực chất là sự khác nhau giữa những đại biểu muốn thành lập ngay một Đảng Cộng sản và giải thể tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, với những đại biểu cũng muốn thành lập đảng cộng sản, nhƣng “không muốn tổ chức đảng ở giữa Đại hội thanh niên và cũng không muốn phá thanh

niên trước khi lập được đảng”. Trong bối cảnh đó, các tổ chức cộng sản ở Việt

Nam ra đời.

Ngày 17/6/1929, tại 312 Khâm Thiên - Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp Đại hội quyết định thành lập Đông Dƣơng Cộng sản Đảng với mục đích đánh đổ đế quốc chủ nghĩa; đánh đổ tƣ bản chủ nghĩa; diệt

29

trừ chế độ phong kiến; giải phóng công nông; thực hiện xã hội bình đẳng, tự do, bác ái, tức là hội cộng sản.

Trƣớc sự ra đời của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu năm 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã thành lập An Nam Cộng sản Đảng về điều kiện kết nạp đảng viên, Điều lệ của Đảng viết

“Ai tin theo chương trình của Quốc tế Cộng sản, hăng hái phấn đấu trong một bộ phận đảng, phục tùng mệnh lệnh đảng và góp nguyệt phí, có thể cho vào

đảng được”.

Việc ra đời của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt thành lập Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn. Tuyên đạt của Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn (9/1929), nêu rõ : “Đông Dương Cộng sản Liên đoàn lấy chủ nghĩa Cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xóa nạn bóc lột áp bức người, xây

dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương”.

Mặc dù giƣơng cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam, nhƣng ba tổ chức Cộng sản hoạt động phân tán, chia rẽ làm ảnh hƣởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi phải có một chính đảng duy nhất để đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc. Đến cuối năm 1929, những thành viên trong các tổ chức Cộng sản đã nhận thức đƣợc sự cần thiết và cấp bách phải chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam, thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất.

Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản gửi thƣ yêu cầu những ngƣời cộng sản Đông Dƣơng phải khắc phục ngay sự chia rẽ giữa các nhóm cộng sản và thành lập một đảng giai cấp vô sản. Quốc tế Cộng sản chỉ rõ phƣơng thức để tiến tới thành lập Đảng là phải bắt đầu từ việc xây dựng các chi bộ trong các nhà máy, xí nghiệp: chỉ rõ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dƣơng với phong

30 trào cộng sản quốc tế.

Trƣớc sự chuyển biến tích cực của phong trào cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Thái Lan chủ động về Trung Quốc, một là để bàn với anh em trong Quốc dân Đảng hoãn lại cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Hai là bàn việc hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất.

2.1.2. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

*. Hội nghị thành lập Đảng

Căn cứ vào tình hình chung và cụ thể của Việt Nam, từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng tại Hƣơng Cảng – Cửu Long- Trung Quốc.

Trong Hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mặt nội dung, phân tích tình hình thế giới, phân tích sự sai lầm, nguy hại của sự mất đoàn kết của ba tổ chức Cộng sản và đề nghị ba tổ chức Cộng sản Đông Dƣơng Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn thống nhất thành một chính Đảng lấy tên là “Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Với uy tín của Nguyễn Ái Quốc các đại biểu nhất trí hoàn toàn với nhận định chủ trƣơng mới của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời thông qua Cƣơng lĩnh chính trị (chính cƣơng vắn tắt, sách lƣợc vắn tắt, điều lệ tóm tắt) do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Tuy nhiên trên thực tế, ngày 24/2/1930, theo yêu cầu của Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ƣơng lâm thời họp và ra Nghị quyết chấp nhận Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhƣ vậy, đến ngày 24/2/1930, việc hợp nhất ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam đã đƣợc hoàn tất.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với đƣờng lối đúng đắn chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đƣờng lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam suốt gần một thế kỷ.

31

Mác-Lênin tƣ tƣởng cách mạng tiên tiến của thời đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc Việt Nam. Trong đó yếu tố phong trào yêu nƣớc mang nét riêng biệt khác với nhiều Đảng Cộng sản khác là nguyên nhân lý giải Đảng Cộng sản Việt Nam trải qua rất nhiều biến động trên thế giới và trong nƣớc vẫn tồn tại và phát triển, đội ngũ của Đảng ngày càng kiên cƣờng giành những thắng lợi to lớn không chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, vƣợt qua cả cuộc khủng hoảng của hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ giai cấp công nhânViệt Nam trƣởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thông qua đội tiền phong của mình, giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo toàn thể nhân dân tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tới thắng lợi. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là nhân tố quan trọng đầu tiên cho những thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời đánh dấu bƣớc ngoặt của cách mạng Việt Nam.

*. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược

vắn tắtChương trình tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó

hợp thành Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cƣơng lĩnh xác định phƣơng hƣớng chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản

dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Nhiệm vụ của cách mạng tƣ sản dân quyền và thổ địa cách mạng: Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nƣớc Việt Nam đƣợc hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông.

Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ Quốc trái; tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (nhƣ công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…) của tƣ bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý; tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sƣu

32

thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm 8 giờ.

Về văn hóa - xã hội: dân chúng đƣợc tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Về lực lƣợng cách mạng: Đảng phải thu phục cho đƣợc đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến; phải làm cho các đoàn thể, thợ thuyền và dân cày khỏi ở dƣới quyền lực và ảnh hƣởng của bọn tƣ bản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tƣ sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt …để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tƣ bản An Nam mà chƣa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.

Về lãnh đạo cách mạng: giai cấp vô sản là lực lƣợng lãnh đạo Việt Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho đƣợc đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo đƣợc dân chúng, trong khi liên lạc với các giai cấp phải rất cẩn thận, không khi nào nhƣợng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đƣờng thỏa hiệp.

Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

Thực tiễn quá trình vận động của cách mạng Việt Nam trong gần 90 năm qua đã chứng minh rõ tính khoa học, tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

2.2. Các đảng phái chính trị phi vô sản

Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, tại Việt Nam từ năm 1930 đến 1945 còn có sự xuất hiện của nhiều đảng phái chính trị khác nhau, đƣợc gọi chung là các chính đảng phi vô sản. Có chính đảng đi theo con đƣờng chính nghĩa, có chính đảng đi theo con đƣờng phản bội lại dân tộc. Điển hình cho

33

Đảng của giai cấp tƣ sản dân tộc sau này đứng vào hàng ngũ của mặt trận Việt Minh và tham gia vào Chính phủ lâm thời là Đảng Dân chủ - ra đời năm 1944 và bộ phận cấp tiến trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.

2.2.1. Đảng phái chính trị của tư sản dân tộc

* Việt Nam Quốc dân đảng (trường hợp bộ phận cấp tiến)

Việt Nam Quốc dân Đảng (sau này một bộ phận biến thể thành Việt Quốc) trƣớc 1930 là một chính đảng đƣợc Nguyễn Thái Học thành lập (24/12/1927). Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) lực lƣợng của Việt Nam Quốc dân Đảng quốc nội bị phân hóa thành rất nhiều nhóm: Nhóm Hà Nội (Tân Việt Nam Quốc dân Đảng) với lãnh tụ Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhƣợng Tống. Nhóm Quảng Nam với lãnh tụ Phan Khôi, Phan Kích Nam. Nhóm Quảng Châu với lãnh tụ Lệnh Trạch Dân và Vũ Hải Thần, về sau thành lập Việt Nam Cách mạng Đảng. Nhóm Vân Nam với lãnh tụ Lê Phú Hiệp và Nguyễn Thế Nghiệp. Nhóm chủ trƣơng bạo lực vũ trang để gây thanh thế, thành lập “Trung – Việt Cách mệnh Liên quân” làm lực lƣợng quân sự.

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về tới Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với nhóm thanh niên Việt Nam yêu nƣớc trong tổ chức Tâm Tâm xã và lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6.1925), ra tờ báo Thanh niên kêu gọi thanh niên trí thức yêu nƣớc hăng hái đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đập tan gông xiềng nô lệ thực dân, giải phóng dân tộc.

Trong bối cảnh đó, hàng nghìn thanh niên, trí thức đã hăng hái dấn thân, tham gia tích cực vào các hoạt động yêu nƣớc. Nguyễn Thái Học là một trong những ngƣời sớm tham gia tích cực và đi đầu trong làn sóng đấu tranh đó. Cuối năm 1926, cùng với một số thanh niên trí thức yêu nƣớc khác nhƣ Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, Hồ Văn Mịch v.v., Ông đã lập ra Nam Đồng thƣ xã ở Hà Nội. Cũng giống nhƣ Cƣờng học thƣ xã của nhóm thanh niên yêu nƣớc do Trần Huy Liệu đứng đầu lập ra ở Sài Gòn, Nam Đồng thư xã vừa giống nhƣ một nhà xuất bản, một hiệu sách đồng thời nhƣ một nhóm biên soạn, tập trung vào việc biên soạn, dịch thuật, phát hành sách báo phổ biến các tƣ tƣởng cách mạng, đặc

34

biệt là tƣ tƣởng Tôn Trung Sơn, ca ngợi các tấm gƣơng nghĩa liệt, những anh hùng cứu quốc là ngƣời Việt Nam và nƣớc ngoài. Thông qua đó, Nam Đồng thƣ xã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào yêu nƣớc, chống thực dân Pháp, và trên thực tế Nam Đồng thƣ xã đã trở thành một trong những nơi quy tụ thanh niên, trí thức yêu nƣớc ở Bắc Kỳ.

Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dƣơng, từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dƣơng Alexandre Varrenne một số bức thƣ kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Alexandre Varrenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dƣơng. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, ông ta không quan tâm, trả lời những bức thƣ đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.

Hoàn toàn thất vọng về con đƣờng cải cách, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: “Con đƣờng duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đƣờng dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp, sau đó tự mình tiến hành công cuộc kiến thiết đất nƣớc”. Nguyễn Thái Học và nhóm Nam Đồng thƣ xã khẩn trƣơng chuẩn bị để lập ra một tổ chức yêu nƣớc bí mật.

Sau một thời gian chuẩn bị, đêm ngày 24/12/1927 một Hội nghị đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội với nòng cốt là nhóm Nam Đồng thƣ xã, đã quyết định lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng. Nguyễn Thái Học đƣợc bầu làm Chủ tịch.

Sau khi thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong các tầng lớp dân chúng trên cả nƣớc, nhất là ở Bắc Kỳ Kỳ và Nam Kỳ. Đảng đã liên lạc và sáp nhập thêm tổ chức Việt Nam Dân Quốc ở Bắc Giang do Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nƣớc ở Bắc Ninh do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức, nhóm khác ở Thanh Hóa do Hoàng Văn Đào đứng

35

đầu, một nhóm ở Thái Bình do Hà Đình Điển tổ chức, và một nhóm ở Sài Gòn do Trần Huy Liệu lãnh đạo. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tƣơng đối nhanh. Chỉ trong 2 năm, năm 1928 và đầu năm 1929, họ đã bí mật kết nạp hàng nghìn đảng viên bao gồm các thành phần trí thức, nông dân, địa chủ, thƣơng gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân và binh lính ngƣời Việt yêu nƣớc trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử ngƣời liên lạc với hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động trong công cuộc giải phóng dân tộc, nhƣng bất thành, do bất đồng trong quan điểm thực hiện. Mặc dù hoạt động bí mật, nhƣng việc phát triển nhanh chóng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các đảng phái chính trị ở việt nam giai đoạn 1930 1945 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)