7. Cấu trúc luận văn
3.1. Hoạt động, đóng góp của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng
3.1.1. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối cách mạng và quá trình hoàn thiện tư duy về con đường giải phóng dân tộc (1930 – 1945)
*. Đảng Cộng sản Đông Dương giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ (1930 – 1935)
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 thông qua Cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng. Cƣơng lĩnh tuy văn tắt song đã nêu đƣợc những vấn để cơ bản của cách mạng Việt Nam là làm “tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi đến xã hội cộng sản” [15, tr. 4].
Đây là một cƣơng lĩnh đúng đắn và sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa quốc tế vô sản, vừa đứng vững trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin vừa xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, Quốc tế cộng sản phủ nhận trong khi đƣờng lối quá nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp có tính chất “tả” khuynh lại thắng thế trong phong trào Cộng sản Việt Nam. Hội nghị lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc thảo luận Dự án “Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương” do Trần Phú khởi thảo. Luận cƣơng xác định cách mạng Đông Dƣơng
là “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tính chất thổ địa và phản đế”, cách
mạng Đông Dƣơng sẽ “bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con
đường xã hội chủ nghĩa.
Khác với Cƣơng lĩnh, Luận cƣơng nhấn mạnh tầm quan trọng của cách mạng điền địa: “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dần quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày mà tranh đấu để binh vực quyền lợi hàng ngày cho dân cày, và để thực hành thổ địa
48
cách mạng cho triệt để, thì mới có thể giành quyền lãnh đạo cho dân cày
được ” [16, tr. 97].
Tại Hội nghị này, Án nghị quyết của Trung ƣơng nói về tình hình hiện tại của Đông Dƣơng và nhiệm vụ cần kíp của Đảng đƣợc thông qua, trong đó nhận định “cuộc Hội nghị hợp nhất, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng đầu năm 1930 đã phạm phải một số sai lầm về tổ chức, về chính trị và cả về điều lệ và tên Đảng”.
Về tổ chức, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản “... chỉ lo việc hiệp các đoàn thể ấy lại làm một mà ít chú ý đến việc bài trừ những tư tưởng và hành động biệt phái của các đảng trước kia. Bởi vậy cho nên đảng tuy đã hiệp nhứt nhưng tư tưởng và hành động của đảng phái nào cứ giữ như cũ"
[15, tr. 109].
Về chính trị, chủ trƣơng lợi dụng trung, tiểu địa chủ và lợi dụng hoặc trung lập hoá tƣ sản dân tộc của Hội nghị hợp nhất “... là sai lầm và nguy hiểm”, “... là chỉ lo đến việc phản đế, mà quên lợi ích giai cấp tranh đấu...”
[15, tr. 110].
Về tên và điều lệ của Đảng, “Gọi Đảng là Việt Nam Cộng sản Đảng thì không gồm được Cao Miên và Lào, mà để vô sản giai cấp hai xứ ấy ra ngoài
phạm vi đảng là không đúng" [15, tr. 111]. Hơn nữa, Hội nghị còn cho rằng
điều lệ của các tổ chức quần chúng nhƣ công hội và nông hội do Hội nghị hợp nhất đề ra là “... mất cả ý nghĩa giai cấp tranh đấu” [15, tr. 111]. Chính bởi vậy, Hội nghị quyết định: “Thủ tiêu chánh cương, sách lược và điều lệ cũ của Đảng, lấy kinh nghiệm trong thời kỳ vừa qua mà thực hành công việc cho đúng như
án nghị quyết và Thơ chỉ thị của Q.T.C.S. (Quốc tế Cộng sản)” [15, tr. 111].
Hội nghị tháng 10 năm 1930 tuy có cụ thể hóa và đóng góp nhiều nội dung căn bản hệ thống quan điểm lý luận về chiến lƣợc và sách lƣợc của cách mạng ở Đông Dƣơng nhƣng quá nhấn mạnh đến đấu tranh giai cấp (nhiệm vụ dân chủ) mà chƣa đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên.
49
Sau Hội nghị, ĐCSĐD ra truyền đơn nói rõ tại sao lại có sự thay đổi tên Đảng: “Trước đây các bộ phận trong xứ đã hợp nhất làm một đảng lấy tên là Việt Nam Cộng sản Đảng, từ nay đổi ra là Đông Dương Cộng sản Đảng. Vì sao? Ba xứ Việt Nam, Cao Miên, Lào, tuy thường gọi là ba nước nhưng kỳ thực chỉ thành một xứ mà thôi. Về mặt kinh tế thì vẫn có mật thiết liên hệ cùng nhau; về mặt chính trị thì đều bị đế quốc Pháp thống trị và áp bức vô sản giai cấp và tất cả dân chúng lao khổ bị áp bức trong ba xứ đó muốn đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, lấy lại sự độc lập; đánh đổ quan lại địa chủ để
giải phóng cho mình thì không thể nào tranh đấu riêng lẻ được.” [15, tr. 81]. Rõ
ràng, tƣ duy về vấn đề dân tộc trong từng quốc gia Đông Dƣơng nhƣ vậy là máy móc, giáo điều.
Hai năm sau năm 1933, Hồng Thế Công (bút danh của Hà Huy Tập) trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương, sau khi đánh giá ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng đã phê phán Hội nghị và Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên không đánh giá đúng mức vai trò của cách mạng điền địa “Hội nghị lại không hiểu rằng cách mạng ruộng đất là cái
trục của cách mạng tư sản dân chủ” đồng thời khẳng định quan điểm đối với
giai cấp địa chủ “cần phải tiêu diệt chúng về mặt giai cấp” [15, tr. 111]. Trong thực tế, vừa mới ra đời Đảng phát động ngay phong trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô-viết Nghệ Tĩnh đã xây dựng trong lòng quần chúng niềm tin vào vị trí lãnh đạo của Đảng, khối liên minh công – nông cũng đƣợc hình thành. Những sai lầm chính trị nhƣ chính Đảng thừa nhận là có tính chất “tả” khuynh, cô độc, biệt phái giúp Đảng sẽ trƣởng thành và điều chỉnh trong các giai đoạn sau.
Sau phong trào cách mạng 1930-1931 cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái cho đến đầu năm 1935 Đại hội lần thứ I của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (3/1935) mới đánh dấu tổ chức Đảng và phong trào cách mạng đƣợc khôi phục.
50
đấu tranh vì dân sinh, dân chủ (1936 – 1939)
Về phía phong trào cộng sản quốc tế, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại Mátxcơva (7/1935) đề ra một đƣờng lối chiến lƣợc và sách lƣợc mềm dẻo hơn, nhằm chống chủ nghĩa phát xít và ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh. Lĩnh hội tinh thần Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, Hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng, tại Thƣợng Hải (7/1936) do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì xem xét lại toàn bộ đƣờng lối chiến lƣợc và sách lƣợc của Đản từ Hội nghị lần thứ I Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (10/1930) với một tinh thần phê phán nghiêm túc: “Kinh nghiệm thời gian qua chỉ cho chúng ta rằng chủ nghĩa bè phái trong sách lược và tổ chức là trở ngại lớn cho sự phát triển của Đảng ta… tranh đấu riêng rẽ chỉ làm cho Đảng xa rời quần chúng và không khi nào
giành được thắng lợi trước kẻ thù được tổ chức tốt và có vũ khí tốt” [17, tr. 78].
Đồng thời vận dụng tinh thần Đại hội VII của Quốc tế cộng sản. Hội nghị xác định: Nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam là “độc lập
dân tộc” và “ruộng đất cho dân cày” không thay đổi, nhƣng trƣớc mắt tập
trung ngọn lửa đấu tranh chống phát xít và ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh. Về mối quan hệ giữa cách mạng ruộng đất và cách mạng giải phóng dân tộc đƣợc lý giải nhƣ sau:
Có thể nói, trải qua 6 năm kể từ khi có Luận cƣơng tháng 10/1930, tƣ duy của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng về vấn đề cốt yếu của cách mạng Đông Dƣơng đã tiến một bƣớc rất dài.
Về tổ chức, Ban Trung ƣơng yêu cầu: “Phải đổi hẳn những phương pháp tuyên truyền cổ động có tính chất cô độc và ít thích hợp cho quần chúng”
[17, tr. 157].
Về sách lƣợc, Đảng chủ trƣơng sử dụng mọi hình thức đấu tranh chính trị, công khai và bán công khai; hợp pháp và bán hợp pháp, tiến hành trên nhiều lĩnh vực khác nhau trên cơ sở vận dụng đƣờng lối mới của Quốc tế Cộng sản vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đồng thời là kết quả của quá trình tƣ duy của những ngƣời lãnh đạo Đảng. Bƣớc chuyển hƣớng này đánh dấu
51
sự trƣởng thành vƣợt bậc của Đảng về tƣ duy lý luận, về bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những ý kiến nghi ngờ về tính của đƣờng lối này. Trọng tâm của những tranh luận trong nội bộ Đảng nằm ở những khác biệt trong quan niệm về vấn đề tổ chức quần chúng giữa Ban Chỉ huy bên ngoài và Ban Trung ƣơng. Cụ thể, trong khi Ban Chỉ huy bên ngoài của Đảng tuân thủ theo đƣờng lối mới của QTCS yêu cầu: “Mặt trận dân tộc
phản đế phải trở thành tổ chức công khai nhất của đông đảo quần chúng” [17,
tr. 81], thì Ban Trung ƣơng trong nƣớc lại cho rằng việc đƣa ra công khai toàn bộ tổ chức của Đảng và một số tổ chức quần chúng khác là không thể thực hiện. Hà Huy Tập, thậm chí còn khẳng định “kẻ nào nói ở Đông Dương có khả năng tổ chức quần chúng một cách hợp pháp thì kẻ đó là một người không tưởng,
một người đứng ngoài thực tế.” [17, tr. 326].
Một trong những vấn đề bất đồng sâu sắc nhất giữa Ban Chỉ huy bên ngoài và Ban Trung ƣơng trong nƣớc là liên quan đến Thanh niên Cộng sản đoàn. Ban Chỉ huy bên ngoài quyết định giải thể Thanh niên Cộng sản đoàn (bất hợp pháp) và thành lập những tổ chức thanh niên thật mạnh, nhƣ các tổ chức quần chúng khác. Tuy nhiên, Ban Trung ƣơng trong nƣớc lại kịch liệt phản đối chủ trƣơng này. Cho đến thời điểm Báo cáo của Hội nghị Toàn thể Đảng Cộng sản Đông Dương gửi tới Ban Trung ương Quốc tế Cộng sản
(9/1937), giữa Ban Chỉ huy bên ngoài và Ban Trung ƣơng (trong nƣớc) vẫn không thống nhất đƣợc vấn đề này và xin ý kiến chỉ đạo từ QTCS.
Trong nội bộ ĐCSĐD vẫn phải tiếp tục đấu tranh với cả hai biểu hiện “hữu khuynh” và “tả khuynh” trong một bộ phận Đảng viên. Trong một văn kiện của Trung ƣơng ĐCSĐD ngày 26/3/1936, Đảng chỉ rõ “Một nhóm đồng chí hữu khuynh chỉ chủ trương tổ chức ra những hội công khai và bán công khai lẻ tẻ, mà không bàn đến vấn đề thống nhất các giới vận động, chủ trương rằng các công việc tổ chức của các hội quần chúng là hoàn toàn do
52
một số quần chúng cảm tình nói: "Dầu là lập công hội, nông hội, hay dầu lập ái hữu tương tế đi nữa thì cũng do Đảng Cộng sản chủ trương để làm cách
mạng, mà đã làm cách mạng thì cần tổ chức bí mật" [17, tr. 230].
Sau rất nhiều cuộc tranh luận gay gắt, đầu năm 1938, Đảng đi đến kết luận đúng đắn là kết hợp nhiều hình thức tổ chức, kể cả công khai và bán công khai, bí mật, bất hợp pháp và hợp pháp, lấy hệ thống lãnh đạo bí mật của Đảng làm chỗ dựa vững chắc chỉ huy toàn bộ phong trào.
Sự tranh luận trong Đảng những năm 1936-1939 cho thấy, quá trình chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng là một quá trình khó khăn, thận trọng, nhƣng quyết liệt.
*. Đảng Cộng sản Đông Dương đưa vấn đề dân tộc vào vị trí trung tâm trong chiến lược của Đảng (1939-1945)
Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, những điều kiện thuận lợi để đấu tranh đòi những quyền lợi trƣớc mắt không còn nữa. Hội nghị Ban Trung ƣơng Đảng (11/1939) quyết định chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc cho phù hợp với tình hình mới, đƣa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị nhận định rằng: “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy
giải phóng độc lập" [17, tr. 536. Tuy vẫn khẳng định rằng cuộc cách mạng ở
Đông Dƣơng là "cách mệnh tư sản dân quyền" với hai nhiệm vụ chiến lƣợc là
"cách mệnh phản đế" và "cách mệnh điền địa", song trong tình hình mới,
Đảng đã quyết định phải nắm lấy và giƣơng cao ngọn cờ dân tộc để đƣa cách mạng tiến lên: "Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng
phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết" [17, tr. 539].
Hội nghị Trung ƣơng (11/1940) tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) nhấn mạnh: Cuộc cách mạng Đông Dƣơng trong giai đoạn hiện tại phải bao gồm có hai tính: phản đế và thổ địa. Cách mạng phản đế và cách mạng
53
thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trƣớc cái làm sau. Mặc dầu lúc này khẩu hiệu cách mạng phản đế - cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn, song nếu không làm đƣợc cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế hiện tại không thay đổi gì tính chất căn bản của cuộc cách mạng tƣ sản dân quyền Đông Dƣơng [18, tr. 67-68].
Nội dung của Hội nghị trung ƣơng (11/1940) thể hiện tinh thần trách nhiệm, cẩn trọng của Đảng trƣớc vận mệnh của dân tộc. Đƣờng lối đó tiếp tục đƣợc hoàn thiện hơn trong Hội nghị Trung ƣơng tháng 5 năm 1941 tại Pắc Bó, Cao Bằng dƣới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp
đến vạn năm sau cũng không đòi lại được” [18, tr. 113].
Hội nghị cũng nhấn mạnh: “cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng", vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn
hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng ” [18, tr. 119].
Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Minh, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nƣớc Đông Dƣơng, đổi mới phƣơng châm vận động quần chúng và xây dựng lực lƣợng, đề ra hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hội nghị trung ƣơng Đảng tháng 5/1941 là bƣớc hoàn thiện tƣ duy chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc đƣợc bắt đầu từ Hội nghị Trung ƣơng tháng 11/1939, là sự trở lại ở tầm cao mới Cƣơng lĩnh chính trị đầu năm 1930. Đây là một bƣớc trƣởng thành vƣợt bậc của Đảng trong nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong 76 truyền đơn trong những năm 1940-1945 tác giả luận văn thống kê thì hầu hết đều bắt đầu bằng “Hỡi
54
đồng bào”, “Hỡi quốc dân đồng bào” thay vì chỉ là “Hỡi anh chị em thợ
thuyền, dân cày” nhƣ trong những năm 1930-1935. Nội dung của các truyền
đơn tập trung kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập (26/76 truyền đơn), kêu gọi tất thảy các tầng lớp nhân dân tham gia Việt Minh và các tổ chức cứu quốc (16/76 truyền đơn); kêu gọi binh lính, quan lại địa phƣơng quay về với cách mạng (14/76 truyền đơn), có những truyền đơn đã hƣớng tới những đối tƣợng chƣa từng đƣợc nhắc đến trƣớc đó nhƣ đồng bào Công giáo (3 truyền đơn). Nhờ đó, tinh thần yêu nƣớc đã đƣợc Đảng đƣa vào thực tiễn cứu nƣớc.
Nhƣ vậy, con đƣờng lãnh đạo cách mạng của Đảng từ khi ra đời đến khi cách mạng tháng Tám thành công chính là quá trình hoàn thiện tƣ duy của Đảng trong giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng dân tộc và dân chủ. Nếu nhƣ