7. Cấu trúc luận văn
2.2. Các đảng phái chính trị phi vô sản
Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, tại Việt Nam từ năm 1930 đến 1945 còn có sự xuất hiện của nhiều đảng phái chính trị khác nhau, đƣợc gọi chung là các chính đảng phi vô sản. Có chính đảng đi theo con đƣờng chính nghĩa, có chính đảng đi theo con đƣờng phản bội lại dân tộc. Điển hình cho
33
Đảng của giai cấp tƣ sản dân tộc sau này đứng vào hàng ngũ của mặt trận Việt Minh và tham gia vào Chính phủ lâm thời là Đảng Dân chủ - ra đời năm 1944 và bộ phận cấp tiến trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
2.2.1. Đảng phái chính trị của tư sản dân tộc
* Việt Nam Quốc dân đảng (trường hợp bộ phận cấp tiến)
Việt Nam Quốc dân Đảng (sau này một bộ phận biến thể thành Việt Quốc) trƣớc 1930 là một chính đảng đƣợc Nguyễn Thái Học thành lập (24/12/1927). Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930) lực lƣợng của Việt Nam Quốc dân Đảng quốc nội bị phân hóa thành rất nhiều nhóm: Nhóm Hà Nội (Tân Việt Nam Quốc dân Đảng) với lãnh tụ Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhƣợng Tống. Nhóm Quảng Nam với lãnh tụ Phan Khôi, Phan Kích Nam. Nhóm Quảng Châu với lãnh tụ Lệnh Trạch Dân và Vũ Hải Thần, về sau thành lập Việt Nam Cách mạng Đảng. Nhóm Vân Nam với lãnh tụ Lê Phú Hiệp và Nguyễn Thế Nghiệp. Nhóm chủ trƣơng bạo lực vũ trang để gây thanh thế, thành lập “Trung – Việt Cách mệnh Liên quân” làm lực lƣợng quân sự.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về tới Quảng Châu (Trung Quốc) liên lạc với nhóm thanh niên Việt Nam yêu nƣớc trong tổ chức Tâm Tâm xã và lập ra Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6.1925), ra tờ báo Thanh niên kêu gọi thanh niên trí thức yêu nƣớc hăng hái đứng lên lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh đập tan gông xiềng nô lệ thực dân, giải phóng dân tộc.
Trong bối cảnh đó, hàng nghìn thanh niên, trí thức đã hăng hái dấn thân, tham gia tích cực vào các hoạt động yêu nƣớc. Nguyễn Thái Học là một trong những ngƣời sớm tham gia tích cực và đi đầu trong làn sóng đấu tranh đó. Cuối năm 1926, cùng với một số thanh niên trí thức yêu nƣớc khác nhƣ Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, Hồ Văn Mịch v.v., Ông đã lập ra Nam Đồng thƣ xã ở Hà Nội. Cũng giống nhƣ Cƣờng học thƣ xã của nhóm thanh niên yêu nƣớc do Trần Huy Liệu đứng đầu lập ra ở Sài Gòn, Nam Đồng thư xã vừa giống nhƣ một nhà xuất bản, một hiệu sách đồng thời nhƣ một nhóm biên soạn, tập trung vào việc biên soạn, dịch thuật, phát hành sách báo phổ biến các tƣ tƣởng cách mạng, đặc
34
biệt là tƣ tƣởng Tôn Trung Sơn, ca ngợi các tấm gƣơng nghĩa liệt, những anh hùng cứu quốc là ngƣời Việt Nam và nƣớc ngoài. Thông qua đó, Nam Đồng thƣ xã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào yêu nƣớc, chống thực dân Pháp, và trên thực tế Nam Đồng thƣ xã đã trở thành một trong những nơi quy tụ thanh niên, trí thức yêu nƣớc ở Bắc Kỳ.
Cũng trong thời gian là sinh viên của Đại học Đông Dƣơng, từ năm 1925 đến năm 1927, Nguyễn Thái Học đã gửi cho Toàn quyền Đông Dƣơng Alexandre Varrenne một số bức thƣ kêu gọi chính quyền thực dân Pháp tiến hành một loạt cải cách tiến bộ ở Việt Nam. Sở dĩ Nguyễn Thái Học gửi những đề xuất cải cách của mình cho Alexandre Varrenne vì ông ta vốn là một đảng viên của Đảng Xã hội Pháp, vừa mới tới nhậm chức toàn quyền đã quyết định ân xá Phan Bội Châu và hứa hẹn nhiều cải cách rộng lớn ở xứ thuộc địa Đông Dƣơng. Tuy nhiên, đó chỉ là những lời hứa suông, ông ta không quan tâm, trả lời những bức thƣ đầy tâm huyết của Nguyễn Thái Học.
Hoàn toàn thất vọng về con đƣờng cải cách, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đi đến quyết định là: “Con đƣờng duy nhất để mở ra cơ hội phát triển cho dân tộc Việt Nam chỉ có thể là con đƣờng dùng vũ trang lật đổ chế độ thực dân Pháp, sau đó tự mình tiến hành công cuộc kiến thiết đất nƣớc”. Nguyễn Thái Học và nhóm Nam Đồng thƣ xã khẩn trƣơng chuẩn bị để lập ra một tổ chức yêu nƣớc bí mật.
Sau một thời gian chuẩn bị, đêm ngày 24/12/1927 một Hội nghị đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội với nòng cốt là nhóm Nam Đồng thƣ xã, đã quyết định lập ra Việt Nam Quốc dân Đảng. Nguyễn Thái Học đƣợc bầu làm Chủ tịch.
Sau khi thành lập, Việt Nam Quốc dân Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển cơ sở trong các tầng lớp dân chúng trên cả nƣớc, nhất là ở Bắc Kỳ Kỳ và Nam Kỳ. Đảng đã liên lạc và sáp nhập thêm tổ chức Việt Nam Dân Quốc ở Bắc Giang do Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu. Gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng còn có thêm các nhóm nhân sĩ và trí thức yêu nƣớc ở Bắc Ninh do Nguyễn Thế Nghiệp tổ chức, nhóm khác ở Thanh Hóa do Hoàng Văn Đào đứng
35
đầu, một nhóm ở Thái Bình do Hà Đình Điển tổ chức, và một nhóm ở Sài Gòn do Trần Huy Liệu lãnh đạo. Cơ sở tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng phát triển tƣơng đối nhanh. Chỉ trong 2 năm, năm 1928 và đầu năm 1929, họ đã bí mật kết nạp hàng nghìn đảng viên bao gồm các thành phần trí thức, nông dân, địa chủ, thƣơng gia, công chức, sinh viên, học sinh, công nhân và binh lính ngƣời Việt yêu nƣớc trong quân đội Pháp. Việt Nam Quốc dân Đảng cũng cử ngƣời liên lạc với hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng Đảng để bàn thảo việc thống nhất về tổ chức và phối hợp hoạt động trong công cuộc giải phóng dân tộc, nhƣng bất thành, do bất đồng trong quan điểm thực hiện. Mặc dù hoạt động bí mật, nhƣng việc phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn đã khiến Việt Nam Quốc dân Đảng không thể tránh khỏi sơ suất và sự theo dõi của chính quyền thuộc địa, vì vậy, Pháp đã thành công cài ngƣời của họ vào tổ chức này. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1929, cả nƣớc mới biết đến Việt Nam Quốc dân Đảng sau khi báo chí loan tin chính quyền thuộc địa sắp xét xử một số đảng viên của họ.
Những hoạt động mang tính ảnh hƣởng và gây tiếng vang của họ là ám sát Bazin, nhân sự kiện này, Pháp khởi sự đàn áp khắp nơi nhằm tiêu diệt tiềm lực đang lớn mạnh của Việt Nam Quốc dân Đảng. Từ đó, lực lƣợng của Đảng này bị tổn thất nặng nề và rơi vào thế bị động. Trong đảng có phản bội, công việc chuẩn bị khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp càn quét các khắp nơi, nhiều đảng viên bị bắt. Do vậy, mặc dù không tin chắc vào thắng lợi, nhƣng để tránh bị tiêu diệt, tháng 2 năm 1930 Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức cuộc khởi nghĩa tại nhiều nơi nhƣ Yên Bái, Hƣng Hóa, Lâm Thao, Phụ Dực, Vĩnh Bảo. Tuy nhiên do thiếu vũ khí và phƣơng tiện liên lạc,… nên khởi nghĩa thất bại,
Sau khởi nghĩa Yên Bái nhiều lãnh tụ của Đảng bị bắt, giết, một số đảng viên lánh sang Trung Quốc tiếp tục hoạt động và gây dựng cơ sở. Vì vậy trong giai đoạn 1931–1945, nhiều đảng viên tiên tiến của Việt Nam Quốc dân Đảng trốn thoát đã cố gắng xây dựng lại lực lƣợng, hoạt động chủ yếu theo chủ nghĩa Tam Dân. Tuy nhiên bị phân hóa thành nhiều nhóm, trong đó có 2 nhóm lớn và có
36
uy tín nhất là: Nhóm Hà Nội (Tân Việt Nam Quốc dân Đảng) với lãnh tụ Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhƣợng Tống và Nhóm Quảng Nam với lãnh tụ Phan Khôi, Phan Kích Nam.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhiều đảng viên VNQDĐ bị bắt vào tù đặc biệt là trong thời gian các đảng viên bị bị bắt giam ở đảo Hòn Cau đã diễn ra cuộc đấu tranh tƣ tƣởng quyết liệt. Giữa những tù nhân cộng sản và tù nhân VNQDĐ thƣờng xuyên diễn ra những tranh luận, thậm chí đấu tranh gay gắt với nhiều hình thức khẩu chiến, bút chiến, thậm chí huyết chiến về tƣ tƣởng đảng phái chính trị, về phong trào giải phóng dân tộc. Do vậy, trong hàng ngũ đảng viên VNQDĐ vốn đã thiếu thống nhất trong nhận thức, lại càng trở nên phân hóa, và một bộ phận đã ngả về phía những ngƣời cộng sản. Tuy nhiên, những ngƣời này phân hóa thành hai bộ phận: thứ nhất là những ngƣời theo chủ nghĩa dân tộc, nhƣng đƣợc “nhuộm đỏ”. Thứ hai là những ngƣời tƣ tƣởng ngả hẳn về phía cộng sản, nhƣng vì cƣơng vị trong đảng và quan niệm chung thủy với chủ nghĩa mà không trực tiếp thừa nhận đã có một quá trình chuyển biến về mặt tƣ tƣởng nhƣ Trần Huy Liệu, Phạm Tuấn Tài Nguyễn Bình li khai, hợp tác với Việt Minh hoặc xây dựng lực lƣợng riêng sau này có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam.
* Đảng Dân chủ Việt Nam
Từ năm 1930 đến 1945 tại Việt Nam còn có sự xuất hiện một chính đảng phi vô sản khác điển hình cho Đảng của giai cấp tƣ sản dân tộc sau này đứng vào hàng ngũ của mặt trận Việt Minh và tham gia vào Chính phủ lâm thời là Đảng Dân chủ - ra đời năm 1944.
Từ khi Nguyễn Ái Quốc về nƣớc trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam thì phong trào cách mạng trong nƣớc lên cao. Hội nghị BCH Trung ƣơng Đảng (5/1941) tại Pắc Pó– Cao Bằng đã hoàn chỉnh về đƣờng lối chỉ đạo chiến lƣợc, giƣơng cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, mặt trận Việt Minh ra đời nhằm tập hợp tất cả các lực lƣợng yêu nƣớc không phân biệt đảng phái chính trị. Mặt trận Việt Minh chủ trƣơng mở rộng phong trào cách mạng ở thành thị, tích
37
cực vận động, tranh thủ trí thức, sinh viên, học sinh, viên chức, tƣ sản ngả theo cách mạng và ủng hộ Việt Minh.
Trong khi đó, thực dân Pháp và phát xít cũng ráo riết lôi kéo dân chúng bằng những chủ thuyết phản động và khẩu hiệu mị dân. Trong bối cảnh ấy, xu hƣớng chính trị và sự hoạt động của trí thức, học sinh, sinh viên, viên chức diễn ra rất phức tạp. Giới trí thức đã tập hợp nhau thành nhiều nhóm nhỏ, hoạt động với nhiều hình thức khác nhau. Một số trí thức dựa vào Tổng hội sinh viên và tổ chức Hƣớng đạo để khởi xƣớng những hoạt động có tính xã hội, khơi gợi tinh thần yêu nƣớc nhƣ cắm trại, diễn kịch, sáng tác những bài hát có nội dung yêu nƣớc v.v… Tuy nhiên, để biến tình cảm yêu nƣớc và ý thức dân tộc thành hành động cách mạng là trăn trở của nhiều thanh niên trí thức thời tiền khởi nghĩa. Những suy tƣ này đã đƣợc ghi lại trong công trình Bốn mươi năm tham gia cách mạng của Đảng Dân chủ Việt Nam của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Dân chủ Việt Nam nhƣ sau:
“Không lẽ chỉ hoạt động đơn thuần như vậy mãi? Phải làm gì hơn nữa? Câu hỏi đó đặt thành vấn đề cấp bách làm cho anh em trong nhóm phải suy nghĩ. Bởi vì hoạt động như vậy cũng chỉ là những hoạt động có tính xã hội, sẽ giải quyết được vấn đề gì cho nước, cho dân? Làm thế nào để đánh đuổi được bọn đế quốc, thực dân, phát xít Nhật, Pháp, giành lại độc lập, tự do cho
dân tộc, cơm áo cho đồng bào?” [6, tr. 10-11].
Giữa một bên là lòng yêu nƣớc chân chính muốn tìm đƣờng cứu nƣớc, một bên là sự lôi kéo của những lực lƣợng tự xƣng là “quốc gia”, “dân tộc”, nhóm thanh niên trí thức do Dƣơng Đức Hiền đứng đầu đấu tranh suy nghĩ, cân nhắc kỹ. Hồi ký Thanh Nghị của Vũ Đình Hòe cho biết:
Ông hoàng Cƣờng Để cử một sinh viên từ Nhật về nƣớc cùng với thƣ mời Dƣơng Đức Hiền và nhóm sinh viên yêu nƣớc thuộc Tổng hội sinh viên Đông Dƣơng gia nhập Đảng “Việt Nam phục quốc hội” của ông ta. Anh Hiền hẹn một thời gian suy nghĩ, nhƣng sau đó đã từ chối, trong khi đó thì đồng chí Kiến, cán bộ Thành ủy Việt Minh cũng bắt liên lạc với anh Hiền và
38 Tổng hội sinh viên [32, tr. 121].
Trên thực tế, về phía mặt trận Việt Minh, trong những năm đầu phát triển mạnh song vẫn chủ yếu là các đoàn thể của công nhân, nông dân mà chƣa tranh thủ đƣợc thành phần của các tầng lớp trên, nhƣ Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thừa nhận: “Mặc dù có chính sách liên minh rộng rãi, Việt Minh chưa
chính thức bắt tay các đoàn thể cùng chống Nhật- Pháp” và “Cuộc vận động
cách mạng ở Đông Dương vẫn hẹp hòi, có tính chất công nông hơn là tính toàn
dân tộc” [32, tr. 121].
Để khắc phục nhƣợc điểm nêu trên, phát triển và tăng cƣờng lực lƣợng cách mạng trong mọi lĩnh vực trên các địa bàn Đảng thông qua Việt Minh hợp tác với các Đảng phái, tổ chức, các nhóm yêu nƣớc chƣa gia nhập Việt Minh ít nhiều có xu hƣớng quốc gia dân tộc nhƣ Việt Nam cách mạng đồng minh hội, … nhằm mục tiêu giải phóng, độc lập dân tộc. “Phải ra sức tìm kiếm các Đảng phái cách mạng Việt Nam chưa gia nhập Việt Minh và đề nghị Việt Minh mở ngay những cuộc đàm phán chính thức với họ đặng thực hiện cuộc liên minh
chính thức”[32, tr. 121].
Hội nghị Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng tại Võng La – Đông Anh – Hà Nội (từ 25 đến 28 tháng 2/1943) đƣợc triệu tập, chủ trƣơng mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất (Mặt trận Việt Minh).
Đặc biệt, Đảng đƣa ra “Đề cương văn hóa Việt Nam” do đồng chí Trƣờng Trinh soạn thảo nhằm thu hút giới văn nghệ, trí thức làm giải phóng dân tộc. Bản đề cƣơng văn hóa nêu rõ quan điểm của Đảng nhƣ sau:
Mặt trận văn hóa là một trong 3 mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa. Ở đó, ngƣời Cộng sản phải hoạt động. Không phải làm cách mạng chính trị mà phải làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo đƣợc phong trào cách mạng văn hóa, Đảng mới ảnh hƣởng đƣợc dƣ luận, việc tuyên truyền của Đảng mới hiệu quả. Cách mạng chính trị và văn hóa có liên hệ với nhau. Trong đó nhiệm vụ của các nhà văn hóa yêu nƣớc là phải:
39 ngu dân và phỉnh dân.
Hai là, xây dựng nền văn hóa dân chủ mới ở Đông Dƣơng với 3 tính chất: Khoa học, dân tộc và đại chúng.
Với định hƣớng đó, Đảng chú trọng tìm hiểu năng lực, nguyện vọng của tầng lớp trí thức, dẫn dắt họ vào con đƣờng đấu tranh. Chú ý đến hoạt động của nhóm đồng chí Dƣơng Đức Hiền, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã cử cán bộ đến giúp đỡ, giúp nhóm nhận rõ tình hình trong nƣớc và thế giới, âm mƣu của kẻ thù, nhận thức đƣợc lực lƣợng và khí thế của quần chúng, đƣờng lối đấu tranh của Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dƣơng [6, tr.11-12].
Đƣợc sự hậu thuẫn của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, Đảng Dân chủ Việt Nam thành lập ngày 30/6/1944 tại tại làng Thanh Xuân (trên đƣờng Hà Nội - Sơn Tây) - Hà Nội, với thành phần là những thanh niên trí thức tham gia Tổng hội sinh viên Đông Dƣơng, trong đó có luật sƣ Dƣơng Đức Hiền, kỹ sƣ Cù Huy Cận, bác sĩ Huỳnh Bá Nhung. Dƣơng Đức Hiền là ngƣời đứng đầu khi mới thành lập. Đảng đƣa ra mục tiêu, tôn chỉ là đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do dân chủ, dân sinh hạnh phúc [6, tr. 13] - nghĩa là không khác so với chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Đảng hoạt động trong giới sinh viên, trí thức, tiểu tƣ sản lớp trên. Đoàn kết với hết thảy các tầng lớp nhân dân và các đoàn thể cách mạng chân chính để đấu tranh giải phóng dân tộc.
Công kích chế độ thực dân tàn nhẫn của đế quốc Pháp và phe De Gaulle, đồng thời vạch ra cho quốc dân biết rõ tham vọng xâm lƣợc của đế quốc, dã tâm muốn làm bá chủ Á đông và chính sách ăn cƣớp của phát xít Nhật, và hành động phản nƣớc của nhóm thân Nhật, thân Pháp.