7. Cấu trúc luận văn
3.2. Hoạt động của các đảng phái chính trị phi vô sản
3.2.1. Đảng phái chính trị của tư sản dân tộc
* Việt Nam Quốc dân đảng – (trường hợp bộ phận cấp tiến)
Những Đảng viên của VNQDĐ sau khi bị bắt giam ở đảo Hòn Cau đã diễn ra cuộc đấu tranh tƣ tƣởng và một bộ phận cấp tiến của VNQDĐ đã đến với chủ nghĩa cộng sản. Tại đây họ cho ra ba tờ báo Hòn Cau tuần báo,
Tiếng sóng bể và Bàn góp, họ vẫn không thoát khỏi tƣ tƣởng manh động, muốn
làm một việc gì oanh liệt gây tiếng vang mà không hiểu đƣợc rằng phong trào có lúc lên lúc xuống, nhƣng nếu đảng vẫn sống trong lòng dân thì không thể bị tiêu diệt. Phạm Tuấn Tài tâm sự với Trần Huy Liệu: “Đảng không khéo tan mất, anh Nguyễn Thái Học và anh Nguyễn Khắc Nhu dù sao đã dám làm một việc mặc dầu thất bại. Do đó, mấy thằng mình ở ngoài này cũng không thể chịu chết rũ ở nhà tù, phải làm một việc gì cho xứng đáng, cho oanh liệt, cho
quốc dân thấy đảng vẫn còn, đảng chưa chết” [66, tr. 102].
Trần Huy Liệu, khi bị giam ở đảo Hòn Cau, đã nhận ra sự mơ hồ của chủ trƣơng “Trước làm cách mạng dân tộc, sau làm cách mạng thế giới” và
68
viết bài báo“Phản đối thuần túy quốc gia và phiếm thế giới chủ nghĩa”. Quan
điểm này đã trở thành tiêu điểm tranh luận trong nội bộ VNQDĐ, thậm chí buổi Trần Huy Liệu giới thiệu về quan điểm của mình đã biến thành buổi loạn đả [45, tr. 157-158].
Trƣớc tình thế đó, Phạm Tuấn Tài, với tƣ cách là sáng lập viên của VNQDĐ buộc phải đứng ra giải quyết cuộc xung đột này, ít nhất là tìm cách thỏa hiệp tạm thời. Để khắc phục tình trạng không thống nhất v ề tôn chỉ, mục đích và xác định chủ nghĩa của VNQDĐ, một ban tuyên lý giải chủ nghĩa của đảng: “Trƣớc làm cách mạng dân tộc, sau làm cách mạng thế giới”, đó chỉ là một cách giải thích mơ hồ, không thể dập tắt những thay đổi lớn lao trong tƣ tƣởng của những đảng viên VNQDĐ đang ngày ngày đƣợc tiếp xúc và bị hấp dẫn bởi lý tƣởng cộng sản. Ban giải thích tự giải tán, còn những ngƣời nhƣ Trần Huy Liệu một mặt tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản nhƣng mặt khác, vẫn viết báo bài xích những ngƣời cộng sản bên cạnh, chống chủ nghĩa quốc gia, nhƣng lại không nỡ từ bỏ VNQDĐ.
T ừ thực tế đó, một số thành viên của VNQDĐ định vƣợt ngục để trở về cải tổ lại VNQDĐ dù vẫn chƣa hình dung sẽ xây dựng chủ nghĩa cho đảng thế nào. Cuộc vƣợt ngục năm 1932 thất bại, họ bị bắt về giam tại Côn Đảo, nhƣng chính nơi địa ngục trần gian này lại trở thành trƣờng học cách mạng, khiến những ngƣời có cảm tình ngày càng tiến gần hơn với chủ nghĩa cộng sản.
Đa số đảng viên tuyên bố theo chủ nghĩa Tam Dân, một số ngƣời chỉ coi chủ nghĩa Tam có tính chất tạm thời của đảng, 6 ngƣời tuyên bố dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Tam Dân, nhƣng vẫn đứng trong hàng ngũ VNQDĐ là Trần Huy Liệu, Nguyễn Phƣơng Thảo, Tƣởng Dân Bảo, Nguyễn Văn Viễn, Lê Văn Phúc, Hoàng Thúc Dị, Nguyễn Phƣơng Thảo (tức trung tƣớng Nguyễn Bình. Tô Chấn là đảng viên đoạn tuyệt hẳn với VNQDĐ và đứng vào hàng ngũ cộng sản. Bản thân Trần Huy Liệu cũng dần tháo bỏ những khúc mắc trong lòng. Cuối năm 1934, trƣớc khi mãn hạn tù, Trần Huy Liệu khẳng định dứt khoát lập trƣờng tƣ tƣởng: “Hướng về lục địa, tôi như thấy cả một vũ đài rộng lớn đang
69
chờ đợi chúng tôi. Dưới ngọn cờ búa liềm tôi phải chạy mau vì thấy mình chậm
bước lắm rồi” [66, tr. 166]. Trong khi đó, Phạm Tuấn Tài - lãnh tụ, chỗ dựa tinh
thần của VNQDĐ trong lúc chia tay cũng nhắn nhủ với Trần Huy Liệu: “Anh trở về trường hoạt động sẽ được làm theo ý nguyện và lý tưởng của anh. Tôi ở đây còn có nhiệm vụ dẫn dắt một số đồng chí cũ tiến bước cùng mình. Nhưng nếu một ngày kia, sự cố gắng của tôi không còn kết quả nữa, tôi sẽ kiên quyết
đi với anh.”. Năm 1937, Phạm Tuấn Tài cùng một số chính trị phạm đƣợc thả
tự do, vì bệnh lao nặng, biết mình không thể qua khỏi, ông nói với ngƣời bạn tâm giao Trần Huy Liệu rằng: “Bây giờ thì cần phải dứt khoát rồi, nếu tôi không đi được với phát xít được thì chỉ còn một con đường là cùng anh chiến
đấu dưới ngọn cờ Mác - Lênin” [66, tr. 165-166]. Nhƣ vậy, Trần Huy Liệu và
Phạm Tuấn Tài là hai trƣờng hợp điển hình nhất cho những đảng viên thức thời của VNQDĐ, từ chủ nghĩa dân tộc cách mạng đã đến với chủ nghĩa cộng sản. Bộ phận còn lại của VNQDĐ tiếp tục phân hóa phức tạp về tƣ tƣởng và tổ chức, trong đó có nhóm thân THDQ - lực lƣợng phản động sau cách mạng tháng Tám.
* Đảng Dân chủ Việt Nam
Đầu tháng 7 năm 1944, với danh nghĩa một chính đảng cách mạng, Đảng Dân chủ Việt Nam đã tự nguyện gia nhập Mặt trận Việt Minh, từ đó luôn sát cánh cùng các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận tích cực cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Nhiệm vụ trung tâm ngay từ đầu đảng đề ra cho tầng lớp sinh viên, trí thức là sát cánh cùng các đoàn thể đánh đổ bọn phát xít Nhật, kẻ thù cụ thể trƣớc mắt của nhân dân Việt Nam. Việc của Đảng dân chủ là tích cực vạch trần trò trao trả độc lập giả hiệu của Nhật, đập tan Việt gian đầu hàng Nhật, đặc biệt là nhóm Đại Việt.
Hoạt động trọng tâm của đảng là xây dựng cơ sở đảng ở một số thành phố, thị xã, công sở. Trong vòng hơn một năm, từ khi đảng thành lập đến trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, cơ sở đảng đã đƣợc phát triển khắp ba miền
70
Bắc – Trung – Nam, tại các thành phố, thị xã quan trọng nhƣ Hà Nội, Hà Đông, Nam Định, Hải Phòng, Kiến An, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, thị xã Phú Thọ, Sài Gòn, Chợ Lớn, thị xã Cần Thơ, thị xã Mỹ Tho, thị xã Rạch Giá, thị xã Thủ Dầu Một v.v… [6, tr. 17-18].
Việc xây dựng các cơ sở của Đảng đã phá tan ảnh hƣởng của bè lũ thân Nhật trong tầng lớp nhân dân, trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa, các đảng viên của Đảng có mặt ở khắp mọi nơi, chủ yếu ở các đô thị lớn lôi cuốn đƣơc học sinh, sinh viên, công chức và cả thƣơng nhân tiến lên đấu tranh cách mạng.
Cũng trong gian này, Dƣơng Đức Hiền liên hệ vận động một số ngƣời trong nhóm Thanh Nghị gia nhập hàng ngũ Đảng Dân chủ Việt Nam và gia nhập Việt Minh [32, tr. 201].
Sự hoạt động tích cực và chính sách đúng đắn của Đảng dân chủ đã khiến cho uy tín của Đảng đƣợc nâng lên, những phần tử ƣu tú trong các tầng lớp tiểu tƣ sản và trí thức tập trung về Đảng ngày một đông. Tân Dân chủ thành lập trƣớc đây ở Nam kỳ cũng đƣợc sáp nhập vào Đảng dân chủ (7/1944), tạo cơ sở thống nhất Đảng Dân chủ trong cả nƣớc.
Tuần báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Đảng dân chủ ở Nam kỳ do kiến trúc sƣ Huỳnh Tấn Phát phụ trách đảm nhận việc truyền bá bảo vệ nền văn hóa và, kiến trúc dân tộc, đã thu hút thêm nhiều trí thức nhƣ Xuân Diệu, Phạm Thiều.
Khi Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, thời cơ cách mạng chín muồi. Ngày 16/8/1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Quốc dân Đại hội tại Tân Trào, với sự tham gia của đoàn đại biểu Đảng Dân chủ Việt Nam có 8 ngƣời. Dƣơng Đức Hiền và Cù Huy Cận đƣợc bầu vào “Ủy ban dân tộc giải phóng” Trung ƣơng, Trần Huy Liệu là Phó Chủ tịch “Ủy ban dân tộc giải phóng”.
Ngày 17/8/1945, với danh nghĩa Mặt trận Việt Minh, các đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam đã phối hợp với các đoàn thể cứu quốc, với Đội tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu (Hà Nội)… tổ chức mít tinh và ra lời hiệu
71
triệu, ký tên là Ban xung phong của Dân chủ Đảng trong Việt Minh, trong đó có đoạn: “Hỡi toàn thể quốc dân, giờ này Tổng bộ Việt Minh hạ lệnh Tổng khởi nghĩa. Giờ này dân, quân khắp đất nước Việt Nam nổi dậy… Giờ này đồng bào
hãy cùng chúng tôi hô to: “Việt Nam độc lập! Việt Minh vạn tuế!” [32, tr. 21].
Đảng Dân chủ Việt Nam tích cực tham gia khởi nghĩa giành chính quyền, các đại biểu của đảng trong Chính phủ lâm thời đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên chính phủ ký tên vào bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhƣ vậy, với những hoạt động của mình, Đảng dân chủ đã đóng góp rất lớn vào việc giác ngộ và cải tạo cho các tầng lớp trí thức – những ngƣời đƣợc thừa hƣởng kiến thức tây học từ Pháp. Giúp tầng lớp trí thức hiểu rõ nhiệm vụ của họ là phải xuống đƣờng đấu tranh, dùng ngòi bút để đả phá các quan điểm sai lầm.
Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ còn là bƣớc ngoặt lớn trong đời sống chính trị của trí thức, sinh viên, học sinh và các tầng lớp trung gian ở thành thị, tạo điều kiện cho họ rèn luyện, tham gia cách mạng, phát huy tinh thần yêu nƣớc chân chính, đoàn kết cùng những ngƣời Cộng sản, với công nhân, nông dân sát cánh trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc.
Đảng Dân chủ còn khiến cho các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạng, nhất là sau khi Nhật đảo chính Pháp có nhiều hƣớng đạo sinh đi theo mặt trận Việt Minh, mặt khác thông qua các đoàn thể quần chúng trí thức góp phần tập hợp lực lƣợng, thúc đẩy công tác chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám đƣợc nhanh chóng. Nhờ đó, nếu trƣớc năm 1943, phong trào mặt trận mới chỉ sôi nổi trong công nhân, nông dân, binh lính, thì từ 1943 phong trào đã lan đến trí thức, học sinh, tƣ sản, địa chủ dân tộc.
Sự ra đời của Đảng Dân chủ Việt Nam là một trong những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của phong trào cách mạng nƣớc ta. Sau khi đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đại hội Đại biểu Đảng Dân chủ Việt Nam lần thứ V, họp từ ngày 18 đến ngày 20/10/1988 tại Hà Nội đã tổng kết quá trình lịch sử cống hiến của
72
Đảng với cách mạng Việt Nam và tuyên bố Đảng kết thúc hoạt động.
Nhƣ vậy, xuất phát từ tinh thần yêu nƣớc, những ngƣời sáng lập Đảng Dân chủ Việt Nam đƣợc sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã sớm tìm đƣợc đúng con đƣờng cách mạng: đó là con đƣờng đoàn kết chặt chẽ với các lực lƣợng yêu nƣớc trong Mặt trận Việt Minh đấu tranh vì độc lập, tự do. Sự ra đời và hoạt động của Đảng Dân chủ Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám 1945 là biểu hiện sinh động sự gặp gỡ giữa một bên là yêu cầu khách quan của cách mạng: cần thiết phải mở rộng Mặt trận đoàn kết dân tộc, tập hợp thêm lực lƣợng yêu nƣớc trong các tầng lớp trung gian thành thị để cô lập cao độ kẻ thù; một bên là tinh thần yêu nƣớc, ý chí độc lập của bộ phận thanh niên tri thức.