Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện việt đức (Trang 25)

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có địa chỉ tại số 40 Tràng Thi, Hà Nội. Bệnh viện đƣợc thành lập năm 1906 và là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt về Ngoại khoa (Theo Quyết định số 5518/QĐ - BYT ngày 25/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức).

Theo chỉ tiêu Bộ Y tế giao năm 2015 bệnh viện có 1300 giƣờng bệnh kế hoạch (Theo Quyết định số 119/QĐ-BYT ngày 15/01/2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế). Tính đến 30/6/2016, bệnh viện có 1906 công chức, viên chức, hợp đồng lao động và cán bộ nhà trƣờng. Trong đó có 06 giáo sƣ - tiến sĩ, 27 phó giáo sƣ - tiến sĩ, 37 tiến sĩ, 06 bác sĩ CKII, 184 thạc sĩ - bác sĩ nội trú, 05 bác sĩ CKI, 41 bác sĩ đa khoa, 573 cán bộ khác có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Năm 2015, bệnh viện đƣợc xếp hạng Bệnh viện đặc biệt theo Quyết định số 1446/QĐ-NBV ngày 21/9/2015 của Bộ trƣởng Bộ Nội Vụ. Cũng trong năm này, bệnh viện đƣợc Bộ Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Quyết định số 1424/QĐ - BYT ngày 17/4/2015 của Bộ trƣởng Bộ Y tế. Bên cạnh đó bệnh viện cũng là một cơ sở điều trị các bệnh lý ngoại khoa nói chung và bệnh lý ngoại khoa tiêu hóa nói chung nhƣ rò hậu môn, tỷ lệ ngƣời bệnh tới điều trị bệnh cao, tỷ lệ phẫu thuật thành công cũng rất cao.

18

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Bao gồm những ngƣời bệnh rò hậu môn đƣợc điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 8 năm 2015 đến năm 3 năm 2017.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Ngƣời bệnh đƣợc chẩn đoán xác định rò hậu môn - Ngƣời bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu

- Đƣợc điều trị bằng phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức - Hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin, hợp lệ

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Ngƣời bệnh rò hậu môn thứ phát do các bệnh khác: áp xe tiền liệt tuyến, viêm xƣơng chậu, ung thƣ...

- Ngƣời bệnh mắc lao và cron

- Hồ sơ bệnh án thiếu thông tin không hợp lệ

- Không khám lại hoặc không trả lời qua thƣ hoặc không trả lời qua điện thoại điện thoại

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian: Từ tháng 6 năm 2016 đến năm 6 năm 2017.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Việt Đức (địa chỉ: tại số 40 Tràng Thi, Hà Nội) và trƣờng Đại học Điều Dƣỡng Nam Định (địa chỉ: 257 Hàn Thuyên, Vị Xuyên, Tp. Nam Định, Nam Định).

2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. 2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu

Lấy mẫu toàn bộ

Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Lấy mẫu toàn bộ, ngƣời bệnh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu, n = 106.

19

2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin: Chủ đề tài trực tiếp làm. Thông tin đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, phỏng vấn qua điện thoại, hoặc gửi thƣ với bộ câu hỏi có sẵn.

2.6. Các biến số nghiên cứu

Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm có 3 phần chính là: (1) thông tin chung, (2) tình

trạng sức khoẻ và bệnh tật, (3) chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh. Phần các câu hỏi về CLCS: sử dụng bộ câu hỏi SF - 36 và công cụ đánh giá chức năng tự chủ hậu môn (Kirwan).

2.6.1. Đặc điểm lâm sàng

2.6.1.1. Đặc điểm tuổi, giới, nghề nghiệp

- Tuổi: chia theo các nhóm tuổi ≤ 20 tuổi, 21 - 40 tuổi, 41 - 60 tuổi, > 60 tuổi.

- Giới: nam, nữ.

- Nghề nghiệp: Cán bộ, trí thức, công nhân, làm ruộng, tự do, cán bộ hƣu, học sinh, sinh viên, trẻ em.

2.6.1.2. Tiền sử bệnh

- Tiền sử điều trị rò hậu môn: chƣa điều trị, điều trị phẫu thuật, điều trị nội khoa.

- Các bệnh mãn tính kèm theo.

2.6.1.3. Lý do vào viện: (ghi nhận triệu chứng chính để ngƣời bệnh vào viện)

- Sốt

- Khối sƣng nề cạnh hậu môn

- Chảy dịch, chảy mủ cạnh hậu môn - Triệu chứng khác

2.6.1.4. Đặc điểm lỗ ngoài

Số lỗ ngoài trên 1 ngƣời bệnh: ghi nhận trên mỗi ngƣời bệnh có bao nhiêu lỗ ngoài.

20

2.6.1.5. Đặc điểm lỗ trong

Số lỗ trong trên 1 ngƣời bệnh: ghi nhận trên mỗi ngƣời bệnh có bao nhiêu lỗ trong.

2.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Xét nghiệm vi sinh

Giải phẫu bệnh vi thể đƣờng rò

Xét nghiệm thƣờng quy: công thức máu, sinh hóa.... Chẩn đoán hình ảnh

2.6.3. Phân loại rò hậu môn trong mổ

2.6.3.1. Phân loại theo hệ thống cơ thắt:

Loại IIb: Rò xuyên cơ thắt trung gian Loại IIc: Rò xuyên cơ thắt cao

Loại III: Rò trên cơ thắt Loại IV: Rò ngoài cơ thắt

2.6.3.2. Phân loại theo hình thái lâm sàng:

Rò móng ngựa, rò kép, rò tam, rò chữ y, rò tái phát nhiều lần, sẹo.

2.6.4. Kết quả chung của phẫu thuật

2.6.4.1. Chức năng bàng quang sau phẫu thuật: tỷ lệ có rối loạn và không có rối loạn tiểu tiện sau mổ.

2.6.4.2. Đánh giá điểm đau sau mổ: bằng thang điểm VAS (Visual analogue scale).

21

2.6.4.3. Thời gian điều trị: ngày nằm viện đƣợc tính từ ngày ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật cho đến khi xuất viện.

2.6.4.4. Tai biến trong mổ và cách xử trí các tai biến

Chảy máu trong mổ: những chảy máu mà khi đốt điện không cầm mà phải khâu cầm máu.

2.7.4.5. Biến chứng và cách xử trí biến chứng

Biến chứng chảy máu sau mổ:

+ Máu thấm băng có thể tự cầm hoặc băng ép cầm máu. + Chảy máu nhiều phải mổ lại để khâu cầm máu.

Thời gian liền sẹo: tính từ ngày mổ đến ngày vết mổ liền sẹo hoàn toàn (thời gian liền sẹo đƣợc tính theo tuần).

2.7. Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Phần hỏi bệnh: ngƣời bệnh cần phải trả lời những câu hỏi sau:

- Vết mổ còn những triệu chứng gây khó chịu nhƣ: đau, ngứa, mất cảm giá tại vết mổ, sẹo hoặc ẩm ƣớt hậu môn không?

- Có những biểu hiện rò tái phát (sau khi ra viện một thời gian vết mổ không liền hoặc đã liền sau một thời gian lại sƣng tấy, vỡ mủ thành đƣờng rò) không? Thời gian từ lúc mổ tới lúc tái phát?

- Có những biểu hiện suy yếu cơ thắt không? (không giữ đƣợc khí, phân lỏng, phân rắn).

2.7.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Bƣớc 1: cho điểm các câu hỏi, chuyển đổi điểm số của các câu trả lời theo bảng dƣới đây. Chú ý rằng tất cả các câu trả lời đƣợc cho điểm sao cho diễn tả đƣợc điểm số cao thì xác định là tình trạng sức khỏe tốt. Nhƣ vậy, trong bảng chuyển đổi điểm (bảng 2.1) mỗi câu trả lời đều có điểm số thay đổi từ 0 đến 100.

Bƣớc 2: những câu hỏi đƣợc cho điểm theo mức độ giống nhau sau khi chuyển đổi (điểm càng cao thì tình trạng sức khỏe càng tốt và ngƣợc lại). Sau đó tính điểm trung bình các khoản của 8 lĩnh vực (bảng 2.2).

22

Bảng 2.1. Các vấn đề đánh giá bộ câu hỏi SF-36

TT Mục đánh giá Câu hỏi Số câu Nhóm

1 Hoạt động thể chất 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 10 Sức khỏe thể chất 2 Sự giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất 13,14,15,16 4 3 Sự đau đớn 21,22 2 4 Tình hình sức khỏe chung 1,2,33,34,35,36 6 5 Sự giới hạn vai trò các vấn đề tinh thần 17,18,19 3 Sức khỏe tinh thần 6 Năng lƣợng sống/ sự mệt mỏi 23,27,29,31 4 7 Trạng thái tâm lý 24,25,26,28,30 5 8 Chức năng xã hội 20,32 2

23

Trong mỗi câu hỏi, ngƣời trả lời đánh dấu vào ô vuông ở sau mỗi lựa chọn.

Bảng 2.2. Cách tính điểm cho mỗi câu trả lời trong bộ câu hỏi SF- 36 TT câu hỏi Trả lời Điểm TT câu hỏi Trả lời Điểm

1, 2, 20, 22, 34, 36 1 100 13,14,15,16,17, 18,19 1 0 2 75 2 100 3 50 24, 25, 28, 29, 31 1 0 4 25 2 20 5 0 3 40 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 1 0 4 60 2 50 5 80 3 100 6 100 21, 23, 26, 27, 30 1 100 32, 33, 35 1 0 2 80 2 25 3 60 3 50 4 40 4 75 5 20 5 100 6 0

Cách tính điểm: điểm cho mỗi câu đƣợc tính từ 0 - 100, trong đó điểm càng cao chất lƣợng cuộc sống càng tốt. Điểm cụ thể với từng câu xác định dựa vào thứ tự câu trả lời đƣợc lựa chọn trong (bảng 2.2).

Điểm cho từng mục đánh giá của chất lƣợng cuộc sống (bảng 2.1) đƣợc tính bằng trung bình điểm của tất cả các câu trả lời thuộc mục đó.

Điểm sức khỏe thể chất đƣợc tính bằng trung bình điểm của các mục số 1,2,3 và 4 (bảng 2.1).

Điểm sức khỏe tinh thần đƣợc tính bằng trung bình điểm của các mục số 5,6,7 và 8 (bảng 2.1).

Điểm chất lƣợng cuộc sống chung đƣợc tính bằng trung bình của điểm sức khỏe tinh thần và thể chất.

24

Cách phân loại chất lƣợng cuộc sống: sức khỏe tinh thần, sức khỏe thẻ chất và chất lƣợng cuộc sống chung đƣơc phân thành 3 mức độ dựa vào số điểm:

+ Kém: 0 - 50

+ Trung bình: 51 - 75 + Tốt: 76 - 100

2.7.2. Chức năng tự chủ hậu môn

Áp dụng cho những ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật bảo tồn cơ thắt, đánh giá theo tiêu chuẩn của Kirwan, chia làm 5 độ:

+ Kirwan I (rất tốt): tự chủ hoàn toàn với cả phân đặc, lỏng và hơi + Kirwan II (tốt): không tự chủ đƣợc hơi

+ Kirwan III (khá): thỉnh thoảng són ít

+ Kirwan IV (xấu): thƣờng xuyên són nhiều nhƣng không đòi hỏi làm hậu môn nhân tạo

+ Kirwan V (rất xấu): đòi hỏi làm hậu môn nhân tạo

Thời gian phục hồi sự tự chủ của hậu môn (tháng): áp dụng cho ngƣời bệnh đạt tiêu chuẩn Kirwan độ I và II.

2.7.3. Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh

Ngƣời bệnh sau khi đƣợc phẫu thuật điều trị, đƣợc câu hỏi về trả lời bởi phiếu các mức độ hài lòng: không hài lòng, hài lòng và rất hài lòng.

2.7.4. Đánh giá kết quả chung

Tốt: SF - 36 (từ 76 đến 100), Kirwan (I hoặc II), mức độ hài lòng (rất hài lòng hoặc hài lòng). Trung bình: SF - 36 (từ 51 - 75), Kirwan (II hoặc III), mức độ hài lòng (hài lòng).

Kém: SF - 36 (từ 0 - 5), Kirwan (II hoặc III), mức độ hài lòng (không hài lòng). Lƣu ý: Với kết quả chung tốt hoặc trung bình phải đạt đƣợc cả 3 yêu cầu về SF - 36, Kirwan, mức độ hài lòng. Nếu chỉ đạt 1 - 2 tiêu chí sẽ bị hạ bậc đánh giá thấp hơn tiếp theo.

25

2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Số liệu đƣợc sử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và test thống kê y học. Các so sánh có ý nghĩa khi p < 0,05.

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Đƣợc sự đồng ý cho tiếp cận hồ sơ bệnh án của bệnh viện Việt Đức. Ngƣời bệnh tự nguyện ký phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu.

Các đối tƣợng tham gia nghiên cứu đƣợc giải thích về mục đích, nội dung của nghiên cứu, tự nguyện đồng ý tham gia và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu ở bất cứ giai đoạn nào.

Các thông tin thu đƣợc sẽ đƣợc giữ bí mật và chỉ đƣợc sử dụng phục vụ mục đích nghiên cứu.

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Bộ câu hỏi đƣợc tập hợp và xây dựng phải có sự tham gia của các chuyên gia về tâm lý, ngoại khoa tiêu hóa.

Điều tra thử trên nhóm đối tƣợng.

Điều tra chính thức và có sự theo dõi của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Mã hóa các thuật ngữ trƣớc khi nhập số liệu.

26

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và nghề nghiệp

Bảng 3.1. Phân bố ngƣời bệnh theo tuổi

Tuổi Số NB Tỷ lệ % ≤ 20 5 4,7 21 – 40 45 42,5 41 – 60 48 45,3 > 60 8 7,5 Tổng 106 100

Nhận xét: Tuổi hay gặp trong độ tuổi lao động, chủ yếu 21 - 60 chiếm 87,8%. Tuổi trung bình 41,4 ± 13,8. ngƣời bệnh ít tuổi nhất 14 và cao nhất là 80 tuổi.

Biểu đồ 3.1. Phân bố ngƣời bệnh theo giới

Nhận xét: Trong số 106 ngƣời bệnh nghiên cứu có 80 ngƣời bệnh nam và 26 ngƣời bệnh nữ, tỷ lệ nam/nữ là 4/1.

27

Bảng 3.2. Phân bố ngƣời bệnh theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số NB Tỷ lệ % Cán bộ, tri thức 22 20,8 Công nhân 11 10,4 Nông dân 32 30,2 Lái xe 5 4,7 Cán bộ hƣu 6 5,7

Học sinh, sinh viên 5 4,7

Tự do 25 23,5

Tổng 106 100

Nhận xét: Rò hậu môn gặp ở tất cả các nghề nghiệp, trong đó nông dân gặp nhiều nhất 32/106 ngƣời bệnh (chiếm 30,2%).

3.1.2. Tiền sử bệnh

Bảng 3.3. Tiền sử điều trị rò hậu môn

Tiền sử Số NB Tỷ lệ %

Chƣa điều trị 45 42,4

Đã phẫu thuật 24 22,6

Điều trị nội khoa 37 34,9

Tổng 106 100

Nhận xét: Kết quả tìm hiểu tiền sử ngƣời bệnh có 24/106 ngƣời bệnh (chiếm 22,6%) đã có tiền sử điều trị phẫu thuật, 37/106 ngƣời bệnh (chiếm 34,9%) đã điều trị nội khoa.

28

3.1.3. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.4. Tình trạng cơ thắt hậu môn

Tình trạng cơ thắt Số NB Tỷ lệ %

Nhão yếu 11 10,4

Bình thƣờng 93 87,7

Tăng trƣơng lực 2 1,9

Tổng 106 100

Nhận xét: Đa số ngƣời bệnh có trƣơng lực cơ thắt bình thƣờng 93/106 ngƣời bệnh (chiếm 87,7%), có 2/106 ngƣời bệnh có biểu hiện tăng trƣơng lực cơ (chiếm 1,9%) và 11/106 ngƣời bệnh có tình trạng cơ thắt nhão yếu chiếm 10,4%.

3.1.4. Phân loại rò hậu môn trong phẫu thuật

Bảng 3.6. Phân loại đƣờng rò theo hệ thống cơ thắt

Loại đƣờng rò Số NB Tỷ lệ %

Rò xuyên cơ thắt trung gian 62 58,5

Rò xuyên cơ thắt cao 41 38,7

Rò trên cơ thắt 3 2,8

Tổng 106 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu 106 ngƣời bệnh có 62/106 ngƣời bệnh rò xuyên cơ thắt trung gian (chiếm 58,5%), rò xuyên cơ thắt cao 46/106 ngƣời bệnh (chiếm 38,7%), rò trên cơ thắt có 3/106 ngƣời bệnh (chiếm 2,8%).

29

Bảng 3.7. Phân loại theo hình thái lâm sàng

Hình thái lâm sàng Số NB Tỷ lệ % Rò móng ngựa 23 21,7 Rò kép 6 5,7 Rò tam 2 1,9 Rò chữ Y 8 7,5 Rò đơn thuần 67 63,2 Tổng 106 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 23/106 (chiếm 21,7%) là rò móng ngựa, có 67/106 ngƣời bệnh rò đơn thuần (chiếm 63,2%).

3.2. Đặc điểm về phẫu thuật

3.2.1. Kết quả sớm sau phẫu thuật

Bảng 3.8. Tỷ lệ chảy máu trong và sau mổ

Tai biến, biến chứng Số NB Tỷ lệ %

Chảy máu trong phẫu thuật 12 11,3

Chảy máu sau mổ

Đặt meche cầm máu 7 6,6

Phải mổ lại cầm máu 3 2,8

Tổng 10 9,4

Nhận xét: Chảy máu trong phẫu thuật có 12/106 ngƣời bệnh (chiếm 11,3%) phải khâu cầm máu, có 10/106 ngƣời bệnh có biểu hiện chảy máu sau mổ, trong đó có 7 ngƣời bệnh đƣợc xử trí bằng đặt meche cầm máu (chiếm 6,6%) còn 3 ngƣời bệnh phải mổ lại cầm máu (chiếm 2,8%).

30 Bảng 3.9. Mức độ đau sau mổ Mức độ đau Số NB Tỉ lệ % Đau nhẹ 2 1,9 Đau vừa 88 83,0 Đau nặng 16 15,1 Tổng 106 100

Nhận xét: Đánh giá mức độ đau sau mổ theo thang điểm VAS cho kết quả: 88/106 ngƣời bệnh đau vừa (chiếm 83,0%), 16/106 ngƣời bệnh đau nặng (chiếm 15,4%). Bảng 3.10. Tình trạng bí đái sau mổ Mức độ bí đái Số NB Tỉ lệ % Không bí đái 61 57,6 Bí đái 33 31,1 Phải đặt sonde 12 11,3 Tổng 106 100

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 33/106 ngƣời bệnh có biểu hiện bí đái sau mổ (chiếm 31,1%) và có 12/106 ngƣời bệnh (chiếm 10,3%) phải đặt sonde tiểu sau mổ.

Bảng 3.11. Số ngày điều trị sau mổ

Số ngày nằm viện Số NB X± SD Ngắn nhất Dài nhất

Ngày nằm viện sau mổ

106 4,41 ± 2,25 2 11

Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình 4,41 ± 2,25, ngắn nhất 2 ngày và dài nhất 11 ngày.

31

3.2.3. Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật

Bảng 3.12. Thời gian tái phát sau mổ

Thời gian tái phát Số NB Tỷ lệ %

3 – 6 tháng 3 2,8

7 - 12 tháng 6 5,6

Tổng 9 8,4

X± SD 7,22 ± 2,68

Nhỏ nhất - Lớn nhất 3 - 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện việt đức (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)