Đánh giá chất lƣợng cuộc sống sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện việt đức (Trang 40)

3.3.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh rò hậu môn sau phẫu thuật

Bảng 3.14. Điểm nhóm sức khỏe thể chất

Điểm đánh giá Điểm trung bình

Hoạt động thể chất 70,6 ± 10,6

Các hạn chế do sức khỏe thể chất 85,8 ± 16,7

Sự đau đớn 87,7 ± 12,8

Sức khỏe chung 79,3 ± 14,4

Tổng điểm sức khỏe thể chất 80,9 ± 10,3

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng điểm sức khỏe thể chất 80,9 ± 10,3 của ngƣời bệnh sau phẫu thuật cao hơn so với trƣớc phẫu thuật và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

33

Biểu đồ 3.3. Phân loại sức khỏe thể chất

Nhận xét: Tỷ lệ ngƣời bệnh ở mức độ tốt sau phẫu thuật là 75,5%, trung bình là 21,7% và kém 2,8%.

Bảng 3.15. Điểm nhóm sức khỏe tinh thần

Điểm đánh giá Điểm trung bình

Sự giới hạn vai trò do vấn đề về tinh thần 78,7 ± 20,0

Năng lƣợng sống/sự mệt mỏi 75,0 ± 21,0

Trạng thái tâm lý 81,8 ± 16,1

Chức năng xã hội 84,0 ± 21,2

Tổng điểm sức khỏe tinh thần 79,9 ± 12,6

Nhận xét: Tổng điểm trung bình sức khỏe tinh thần của ngƣời bệnh sau phẫu thuật là 79,9 ± 12,6 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

34

Biểu đồ 3.4. Phân loại điểm sức khỏe tinh thần

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ngƣời bệnh ở mức độ tốt sau phẫu thuật chiếm 77,4%, trung bình 16% và kém chiếm 6,6%.

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân loại điểm chất lƣợng cuộc sống

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm tốt phân loại chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh rò hậu môn sau phẫu thuật chiếm 74,5%, trung bình chiếm 18,9% và kém chiếm 6,6%.

35

3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống sau phẫu thuật

Bảng 3.16. Mối liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống sau phẫu thuật và tuổi

Tuổi ngƣời bệnh Số NB SKTC SKTT CLCS

< 20 tuổi 5 81,9 ± 9,1 82,4 ± 11,4 81,8 ± 5,4 21 – 40 tuổi 45 79,5 ± 4,1 83,1 ± 11,9 82,2 ± 9,6 41 – 60 tuổi 48 80,6 ± 10,6 77,9 ± 11,8 79,6 ± 110,3 > 60 tuổi 8 77,5 ± 17,0 72,2 ± 17,7 74,0 ± 16,7

Nhận xét: Điểm đánh giá chất lƣợng sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh đều giảm dần theo tuổi, kết quả cho thấy tuổi càng cao chất lƣợng cuộc sống sau phẫu thuật của ngƣời bệnh càng giảm.

Bảng 3.17. Mối liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống và giới

Giới Số NB SKTC SKTT CLCS

Nam 80 81,0 ± 10,9 79,4 ± 13,3 80,1 ± 11,1

Nữ 26 80,5 ± 8,5 81,4 ± 10,3 81,3 ± 8,3

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lƣợng cuộc sống ngƣời bệnh nam sau phẫu thuật điều trị rò hậu môn là 80,1 ± 11,1 và của ngƣời bệnh nữ là 81,3 ± 8,3. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.18. Mối liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống thời gian mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh Số NB SKTC SKTT CLCS

< 3 tháng 12 80,8 ± 7,1 79,3 ± 7,8 79,7 ± 5,1

3 – 12 tháng 35 83,1 ± 5,6 83,6 ± 8,2 83,7 ± 5,6

> 12 tháng 59 79,6 ± 12,6 77,8 ± 14,9 78,5 ± 12,9

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian mắc bệnh càng dài thì chất lƣợng cuộc sống sau phẫu thuật càng giảm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

36

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống phân loại bệnh

Phân loại Số NB SKTC SKTT CLCS Rò móng ngựa 23 80,3 ± 12,6 80,0 ± 14,6 79,6 ± 13,0 Rò kép 6 82,7 ± 7,6 83,9 ± 10,8 84,5 ± 6,6 Rò tam 2 76,7 ± 11,2 78,1 ± 5,5 77,3 ± 6,7 Rò chữ Y 8 82,2 ± 7,4 83,1 ± 13,5 80,6 ± 9,6 Rò đơn thuần 67 80,9 ± 10,1 79,1 ± 12,2 80,3 ± 10,2

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về chất lƣợng cuộc sống với phân loại bệnh. Chất lƣợng cuộc sống sau phẫu thuật của nhóm ngƣời bệnh rò đơn thuần tốt hơn so với nhóm còn lại và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.20. Mối liên quan giữa chất lƣợng cuộc sống với vị trí đƣờng rò

Vị trí đƣờng rò Số NB SKTC SKTT CLCS

Rò xuyên cơ thắt trung gian 62 81,0 ± 9,9 81,5 ± 12,5 81,1 ± 10,3 Rò xuyên cơ thắt cao 41 80,2 ± 11,2 77,2 ± 12,9 79,0 ± 11,1

Rò trên cơ thắt 3 86,6 ± 3,9 82,9 ± 0,4 83,3 ± 3,0

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình chất lƣợng cuộc sống của rò xuyên cơ thắt trung gian là 81,1 ± 10,3 và rò xuyên cơ thắt cao là 79,0 ± 11,1 và rò trên cơ thắt là 83,3 ± 3,0 và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

37

Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điêm tuổi, giới

4.1.1.1. Đặc điểm về tuổi

Rò hậu môn là bệnh thƣờng gặp vùng hậu môn trực tràng, đứng hàng thứ hai sau bệnh trĩ, chiếm khoảng 22 - 25% các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng [10], [12],[14],[31].

Trong tổng số 106 ngƣời bệnh nghiên cứu, tuổi trung bình của ngƣời bệnh là 41,12 ± 15,1 tuổi, thấp nhất là 14 tuổi và cao nhất là 80 tuổi. Lứa tuổi thƣờng gặp nhất là 41 - 60 tuổi (chiếm 87,8%).

Theo Nguyễn Sơn Hà [10], trong nghiên cứu ngƣời bệnh rò hậu môn tại bệnh viện Việt Đức năm 2007 kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rò hậu môn gặp ở mọi lứa tuổi, song tập trung cao nhất ở độ tuổi từ 31 - 50 tuổi (chiếm 52,9%), tuổi trung bình của nghiên cứu là 38,96 ± 13,79 tuổi. Theo Trịnh Hồng Sơn [36], độ tuổi mắc bệnh 21- 60 tuổi chiếm 86%. Nguyễn Xuân Hùng [14], độ tuổi này chiếm 29,2%.

Theo Mather A. Abbas và cộng sự [47], trong nghiên cứu ngƣời bệnh rò hậu môn phức tạp đƣợc điều trị tại bệnh viện Auckland - New Zealand, kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của ngƣời bệnh nữ là 44,9 tuổi trong đó có 55,7 ngƣời bệnh nam.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nhƣ thống kê của các tác giả khác đã cho thấy rằng, rò hậu môn gặp nhiều nhất trong độ tuổi lao động. Điều này còn dễ hiểu, vì lứa tuổi từ 21 - 60 tuổi chiếm phần đông trong xã hội, lứa tuổi này hay mắc nhiều bệnh ở vùng hậu môn nhƣ: trĩ, polyp, nứt kẽ là nền thuận lợi cho bệnh rò hậu môn phát sinh. Cơ thắt hậu môn ở lứa tuổi này còn khoẻ, co thắt mạnh gây áp lực ở vùng hậu môn tăng cao tạo, điều kiện cho các bệnh trên phát sinh, các tuyến ở hậu môn hoạt động mạnh dễ lan truyền vi khuẩn giữa các tuyến với nhau. Các tác giả cũng cho rằng việc phải mổ đi mổ lại nhiều lần, thời gian liền sẹo có ảnh hƣởng

38

không nhỏ đến công việc, giảm năng suất lao động và thu nhập của bản thân và gia đình họ [4],[11],[29].

4.1.1.2. Đặc điểm về giới

Trong số 106 ngƣời bệnh nghiên cứu có 80 ngƣời bệnh nam và 26 ngƣời bệnh nữ, tỷ lệ nam/nữ là 4/1. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa hai giới (p < 0,05).

Theo tác giả Nguyễn Sơn Hà [10], cho thấy tỷ lệ nam giới mắc bệnh là 88,4% và nữ giới là chiếm 11,6%, tỷ lệ nam/nữ là 7,6/1. Kết quả nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn [36] tỷ lệ nam/nữ là 6,09/1 và nghiên cứu của Lƣơng Vĩnh Linh [27] tỷ lệ này cao hơn 11,75/1.

Theo Dr. Hassan E [44], trong nghiên cứu về ngƣời bệnh rò hậu môn phức tạp, có 86,76% ngƣời bệnh là nam, tỷ lệ nam/nữ là 6,55/1. Theo M. Adamian [48] tỷ lệ ngƣời bệnh nam/ngƣời bệnh nữ là 2/1. Theo J. Bondi [46], sở dĩ rò hậu môn xảy ra ở nam nhiều hơn nữ là vì tần xuất mắc các bệnh về hậu môn trực tràng nhƣ: trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm cơ thắt, viêm đại tràng .... ở nam nhiều hơn nữ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nƣớc [12],[14],[42],[48].

4.1.2. Nghề nghiệp và tiền sử bệnh

Nghề nghiệp của ngƣời bệnh không phải là yếu tố tiên lƣợng ảnh hƣởng đến bệnh rò hậu môn, nhƣng nghề nghiệp có thể liên quan phần nào khả năng nhận thức và mức độ quan tâm đến sức khỏe, bệnh tật của chính bản thân ngƣời bệnh. (Bảng 3.2) cho thấy rò hậu môn gặp ở tất cả các nghề nghiệp, trong đó ngƣời bệnh là nông dân gặp nhiều nhất chiếm 30,2%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc [14],[15].

Theo Nguyễn Văn Sái [30], trong nghiên cứu 40 ngƣời bệnh rò hậu môn đƣợc điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái bình, kết quả nghiên cứu cho thấy: rò hậu môn gặp ở tất cả các loại hình nghề nghiệp, trong đó làm ruộng chiếm tỷ lệ cao nhất 87,5%.

39

Kết quả tìm hiểu tiền sử ngƣời bệnh có 32,1% đã có tiền sử điều trị phẫu thuật chiếm 25,5%, đã điều trị nội khoa, chƣa điều trị gì chiếm 42,4%.

Theo Nguyễn Văn Xuyên [39], nhóm ngƣời bệnh đã có tiền sử phẫu thuật điều trị rò hậu môn (chiếm 27,14%), trong đó có ngƣời bệnh mổ 1 lần (chiếm 14,2%), ngƣời bệnh mổ 2 lần (chiếm 8,5%) và mổ từ 3 lần trở lờn có 6 ngƣời bệnh (chiếm 4,2%) và tác giả cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng chỉ định mổ sai, tồn tại dị vật trong đƣờng rò, không tìm và giải quyết đƣợc lỗ rò trong, không tuân thủ các nguyên tắc mổ rò hậu môn và chăm sóc sau mổ chƣa tốt dẫn đến tình trạng ngƣời bệnh mổ lại lần 2 cao.

Theo Srinivasaiah N và cộng sự [50], kết quả nghiên cứu tiền sử ngƣời bệnh cho thấy có 19,3% đã có tiền sử phẫu thuật ít nhất 1 lần, có tiền sử ít nhất 2 lần phẫu thuật trở lên chiếm 44,8%.

4.1.3. Lý do vào viện

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà lý do vào viện của ngƣời bệnh có thể khác nhau. Với giai đoạn áp xe thì ngƣời bệnh đến viện với lý do chính là sƣng, đau nhức nhối vùng hậu môn, có thể kèm sốt. Với giai đoạn rò mãn thì lý do phổ biến là chảy mủ, chảy dịch từng đợt tái diễn [10],[14],[15].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy triệu chứng chảy dịch, mủ cạnh hậu môn là lý do thƣờng gặp nhất để ngƣời bệnh vào viện chiếm 84,9%. Tiếp đến là triệu chứng mụn cạnh hậu môn 76,4%.

Điều này phù hợp với kết quả của Trịnh Hồng Sơn [34] cũng nhƣ trong các y văn kinh điển. Theo nghiên cứu của Tăng Huy Cƣờng [5], có 15,9% ngƣời bệnh tới viện vì triệu chứng sốt, sƣng đau vùng hậu môn, 82,3% ngƣời bệnh đến viện vì triệu chứng chảy dịch, chảy mủ cạnh hậu môn. Theo tác giả Nguyễn Sơn Hà [10], thì lý do chính để ngƣời bệnh vào viện là chảy dịch và mủ cạnh hậu (chiếm 82,3%).

Theo tổng kết của Paul J van Koperen [148] ngƣời bệnh có triệu chứng đau 93%, sƣng 50%, chảy máu 16%, có thể kèm theo các triệu chứng khác nhƣ chảy dịch, chảy mủ, ỉa lỏng, sốt. Trong đó số ngƣời bệnh có triệu chứng chảy mủ 65%, đau 34%, sƣng 24%, chảy máu 12%, ỉa lỏng 5%.

40

4.1.4 .Thời gian mắc bệnh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian mắc bệnh trung bình của ngƣời bệnh là 23,9 ± 46 tháng, ngắn nhất là 1 tháng và dài nhất 36 tháng, trong đó số ngƣời bệnh đến viên sau 3 tháng chiếm 88,7%.

Theo Tăng Huy Cƣơng [5], thời gian mắc bệnh trung bình là 25,7  4,1 tháng, ngắn nhất là 2 tuần và dài nhất là 20 năm, thời gian mắc bệnh dƣới 6 tháng là 33,8%, từ 6 tháng đến 6 năm 59,2%, trên 6 năm là 7,1%. Kết quả của Trịnh Hồng Sơn [34] với các tỷ lệ tƣơng ứng là 21%, 38% và 41%. Theo Nguyễn Văn Xuyên [39], thời gian đến viện > 6 tháng có 85,8% ngƣời bệnh, sau 1 năm có 42,85% ngƣời bệnh.

Theo Akir Tsunoda và cộng sự [42], kết quả nghiên cứu về thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đến khi nhập viện là 1,7 năm và ngắn nhất là 4 tuần và dài nhất là 24 năm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số ngƣời bệnh đến viện sau một thời gian dài mắc bệnh và kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả của các tác giả khác trong và ngoài nƣớc.

4.1.5. Triệu chứng lâm sàng

Việc chẩn đoán bệnh rò hậu môn không khó khăn nhƣng việc chẩn đoán để xác định đƣờng đi, cấu trúc sự liên quan của đƣờng rò, cũng nhƣ việc xác định vị trí lỗ trong, sự liên quan của đƣờng rò với hệ thống cơ thắt hậu môn mới là điều quan trọng và đáng quan tâm [3],[25].

4.1.6. Đặc điểm cận lâm sàng

4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật

4.2.3. Tai biến, biến chứng

4.2.3.1. Tai biến trong mổ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 12/106 ngƣời bệnh có chảy máu trong mổ (chiếm 11,3%). Trong nghiên cứu của tác giả Tăng Huy Cƣờng [5], có 13 ngƣời bệnh có chảy máu sau mổ chiếm tỷ lệ 5,7% trong đã có 3 ngƣời bệnh phải khâu cầm

41

máu (chiếm 1,3%). Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng [12] là 2,22%, của Lƣơng Vĩnh Linh [27] là 5,9%.

Theo Srinivasaiah N và cộng sự [50], kết quả nghiên cứu có 4,3% có tai biến chảy máu trong mổ.

4.2.3.2. Biến chứng sớm sau mổ

* Chảy máu sau mổ

Vùng hậu môn, tầng sinh môn rất giàu mạch máu, đặc điểm của vết mổ rò hậu môn là để ngỏ, hằng ngày ngâm rửa và thay băng tác động trực tiếp vào vết mổ. Nếu trong mổ cầm máu không tốt, thì sau mổ rất dễ chảy máu: nhẹ thì máu thấm băng, nặng hơn có thể có mạch phun thành tia.

Chảy máu sau mổ là một trong các biến chứng phẫu thuật nói chung và phẫu thuật rò hậu môn nói riêng. Chảy máu sau phẫu thuật thƣờng do lỗi kỹ thuật nhƣ cầm máu không kỹ, bò sát mạch máu, do mảng bong tróc từ chỗ cắt đốt hoặc có phẫu thuật kèm theo nhƣ cắt trĩ. May mắn là việc phát hiện chảy máu sau mổ rò hậu môn thƣờng không quá khó, lƣợng máu mất thƣờng không nhiều nhƣ những phẫu thuật “kín” khác, sửa chữa khắc phục cũng không gặp nhiều khó khăn gì đặc biệt [3],[11],[15]. Trong số 106 ngƣời bệnh trong nhóm nghiên cứu có 10 ngƣời bệnh có biểu hiện chảy máu sau mổ (chiếm 9,4%), trong đó có 3 ngƣời bệnh có biến chứng chảy máu sau phẫu thuật phải tiến hành mổ lại cầm máu (chiếm 2,8%).

Trong nghiên cứu của tác giả Tăng Huy Cƣờng [5], kết quả nghiên cứu ngƣời bệnh bị chảy máu sau mổ chiếm 5,7% trong đã có 3 ngƣời bệnh phải khâu cầm máu (chiếm 1,3%). Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng [12] là 2,22%, của Lƣơng Vĩnh Linh [27] là 5,9%.

Về tỷ lệ biến chứng chảy máu sau phẫu thuật, kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nƣớc. Từ các kết quả trên có thể thấy rằng việc cầm máu kỹ trong mổ (thƣờng chỉ cần dùng dao điện đốt cầm máu) là rất cần thiết, tránh xảy ra biến chứng gây hoang mang, lo lắng cho ngƣời bệnh và gia đình họ. Các tác giả cũng cho rằng cần đặc biệt

42

chú ý cầm máu kỹ những trƣờng hợp cắt cơ thắt, nạo tổ chức hoại tử ổ áp xe và lƣu ý ngƣời bệnh có cao huyết áp [15],[33],[34].

* Bí đái sau mổ

Vấn đề bí đái gặp 33/106 ngƣời bệnh chiếm tỷ lệ 31,1% đây là một biến chứng do gây tê tủy sống. Nhƣng theo chúng tôi việc phẫu thuật ở vùng hậu môn cũng gây phản xạ co thắt cơ cổ bàng quang gây bí đái, đặc biệt với những ngƣời bệnh cao tuổi. Với những ngƣời bệnh này chúng tôi cho giảm đau, chƣờm nóng ngƣời bệnh sẽ đi tiểu đƣợc. Có 12 ngƣời bệnh (chiếm 11,3%) không đi tiểu đƣợc chúng tôi đặt sonde đái rút sau 24h ngƣời bệnh đi tiểu tốt. Những ngƣời bệnh nam cao tuổi thƣờng có phì đại tiền liệt tuyến, sau khi phẫu thuật dễ bí đái nên chúng tôi chủ động đặt sonde đái ngay sau mổ và rút sonde đái sau 2 - 3 ngày điều trị. Kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện việt đức (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)