Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú tại bệnh viện ung bướu đà nẵng (Trang 28)

Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 6 tháng (15/4/2016- 15/10/2016). Địa điểm nghiên cứu: Khoa Vú- Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng. 2.3. Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trong nghiên cứu này.

2.4. Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu gồm 100 người bệnh ung thư vú đang điều trị tạiKhoa Vú- Phụ khoa, Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.

2.5. Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Trong thời gian 2 tháng, từ 15/4/2016-15/6/2016, Số liệu sẽ được lấy liên tục cho đến khi hết thời gian 2 tháng thì dừng. số người bệnh thoả mãn những tiêu chí chọn mẫu tham gia vào nghiên cứu là 100.

21

2.6. Phương pháp thu thập số liệu:

Sau khi tiếp xúc địa bàn và được tập huấn về phương pháp điều tra thu thập số liệu, các điều tra viên sẽ đến từng bệnh phòng giải thích cho người bệnh về các bước cần làm và các thuật ngữ mà người bệnh chưa hiểu rõ trong bộ phiếu điều tra. Mỗi người bệnh được phát một bộ phiếu điều tra với nội dung gồm các bộ câu hỏi đã được soạn sẵn (bộ câu hỏi có phiên bản gốc tiếng Anh đã được chứng minh về tính giá trị và độ tin cậy và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, đã có sẵn phiên bản tiếng Việt). Người bệnh sẽ có 30 phút để hoàn thành phiếu điều tra dưới sự giám sát của điều tra viên. Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với người bệnh không tự viết được.

2.7. Các biến số nghiên cứu: Biến độc lập: Biến độc lập:

- Tình trạng chức năng (functional status). + Chức năng thể chất

+ Chức năng tâm lý + Chức năng xã hội

- Tình trạng triệu chứng (symptom status). + Đau

+ Mệt mỏi + Nôn/ buồn nôn + Phiền muộn + Lo lắng + Thiếu ngủ + Ngứa ngáy, tê bì

+ Cảm thấy không thoải mái + Chán ăn

+ Khó thở

+ Hạn chế vận động khớp + Rụng tóc

22

- Hỗ trợ xã hội (social support). + Hỗ trợ từ gia đình

+ Hỗ trợ từ bạn bè + Hỗ trợ từ người khác Biến phụ thuộc:

- Chất lượng cuộc sống.

2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

2.8.1. Công cụ đo lường về đặc điểm cá nhân và đặc điểm bệnh:

Bao gồm các mục: 1) Tuổi, 2) Giới, 3) Tình trạng hôn nhân, 4) Tôn giáo, 5) Trình độ học vấn, 6) Nghề nghiệp, 7) Ngày chẩn đoán, 8) Giai đoạn bệnh, 9) Hình thức điều trị.

2.8.2. Bộ công cụ đo lường về chất lượng cuộc sống:

Sử dụng bộ công cụ “Chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống cho những người bịbệnh ung thư– III” (Quality of life Index-Cancer Version III) được phát triển bởi Ferrans và Powers (1985) [37],[54]. Bộ câu hỏi gồm 2 phần, phần thứ nhất bao gồm 33 mục dùng để đo lường sự hài lòng của người bệnh ung thư vú với các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Thang Likert 6 điểm được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng với thứ tự là 1= Rất không hài lòng, 2= Không hài lòng, 3= Hơi không hài lòng, 4= Hơi hài lòng, 5= Hài lòng, 6= Rất hài lòng. Phần thứ hai bao gồm 33 mục dung để đo lường mức độ quan trọng của các lĩnh vực khác nhau đối với người bệnh. Thang Likert 6 điểm được sử dụng để đo lường mức độ quan trọng lần lượt là 1 = Rất không quan trọng, 2 = Không quan trọng, 3 = Không quan trọng lắm, 4 = Hơi quan trọng, 5 = Quan trọng, 6 = Rất quan trọng. Mỗi bộ câu hỏi gồm 33 mục đề cập đến 4 lĩnh vực khác nhau bao gồm Sức khoẻ và chức năng (13 mục), Kinh tế và xã hội (8 mục) trong đó đối tượng chỉ chọn mục 21 hoặc 22 để trả lời, Tâm lý / tâm linh (7 mục) và Gia đình (5 mục).

Theo Ferrans, mức chất lượng cuộc sống sẽ được diễn giải bằng cách so sánh điểm số của người bệnh được tính theo công thức của Ferrans (được đính kèm ở phần phụ lục) với tiêu chí điểm số trung bình của mỗi phần lĩnh vực theo tiêu chuẩn quốc tế.

23

Tiêu chuẩn điểm số trung bình

Tổng thể: 22,1

Sức khoẻ và chức năng 20,9 Kinh tế và xã hội 22,9 Tâm lý / tâm linh 22,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gia đình 24,5

Nếu điểm số của người bệnh thấp hơn so với tiêu chuẩn về tiêu chí điểm số trung bình của mỗi phần lĩnh vực, điều đó có nghĩa là chất lượng cuộc sống của người bệnh thấp và ngược lại nếu điểm số của cá nhân cao hơn so với điểm số trung bình của tổng thể và từng phần nhỏ, điều đó có nghĩa là chất lượng cuộc sống của người bệnh cao.

2.8.3. Bộ công cụ đo lường về tình trạng chức năng:

Sử dụng bộ công cụ đo lường chỉ số chức năng sống phiên bản ung thư (Functional Living Index–Cancer) được phát triển bởi Bektas và cộng sự (2008) [17], Leanen và Alonso (2010) [58]. Bộ công cụ bao gồm bốn lĩnh vực chính: chức năng về thể chất, chức năng về tâm/tinh thần, chức năng về xã hội và chức năng về hệ tiêu hoá. Toàn bộ gồm 22 mục nhỏ, phần đo lường về chức năng thể chất bao gồm 9 mục, chức năng về tâm/tinh thần gồm 9 mục, phần chức năng về xã hội gồm 2 mục, chức năng về hệ tiêu hoá gồm 2 mục.

Mục 1,2,3,4,8,9,13,15,21,22 phản ánh các biểu hiện chức năng tích cực được đánh giá trên thang Likert năm điểm từ 0 đến 7 với mức độ tốt tăng dần. Mục 5,6,7,10,11,12,14,16,17,18,19,20 phản ánh các biểu hiện chức năng nghịch được đánh giá trên thang Likert năm điểm từ 0 đến 7 mức độ tốt giảm dần. Tổng điểm cho phần chức năng thể chất là 9-63, Tổng điểm cho phần chức năng về tinh thần là 9-63, Tổng điểm cho phần chức năng xã hội là 2-14 và chức năng về hệ tiêu hoá là 2-14. Tổng số điểm cho tất cả các phần là 22-154. Tổng điểm thấp tương ứng với tình trạng chức năng kém, tổng điểm cao tương ứng với tình trang chức năng tốt.

24

2.8.4. Công cụ đo lường về tình trạng triệu chứng:

Sử dụng bộ công cụ Thang đánh giá về triệu chứng Edmonton (Edmonton Symptom Assessment Scale) được phát triển bởi Moro và cộng sự (1991) [71]. Bộ công cụ bao gồm 12 mục tương ứng với 12 triệu chứng thường gặp khác nhau bao gồm: đau, mệt mỏi, nôn/ buồn nôn, phiền muộn, lo lắng, thiếu ngủ, ngứa ngáy, Cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc, ngon miệng, khó thở, hạn chế vận động và những triệu chứng khác bao gồm,tê bì, táo bón, rụng tóc, cứng khớp. Mỗi triệu chứng được đánh giá trên thang điểm số từ 0-10. 0 với ý nghĩa không xuất hiện triệu chứng đã đề cập và 10 tương ứng với mức độ tồi tệ nhất mà người bệnh cảm nhận được. Tổng điểm đánh giá của Edmonton Symptom Assessment Scale nằm trong khoảng từ 0 đến 120. Điểm số cao chỉ ra triệu chứng suy kiệt cao và điểm thấp tương ứng với triệu chứng suy kiệt thấp. Tương ứng với thang từ 0 đến 10 cho mỗi triệu chứng, mức đánh giá sẽ được chia làm 3 khoảng tương ứng, điểm trung bình triệu chứng thuộc khoảng 1-3 điểm thể hiện mức độ biểu hiện triệu chứng thấp hay mức độ ưu tiên chăm sóc thấp, khoảng 4-6 điểm thể hiện mức độ biểu hiện triệu chứng trung bình hay mức độ ưu tiên chăm sóc trung bình, khoảng 7-10 điểm thể hiện mức độ biểu hiện triệu chứng cao hay mức độ ưu tiên chăm sóc cao.

2.8.5. Công cụ đo lường về các hỗ trợ xã hội đa chiều:

Sử dụng bộ công cụ thang đánh giá hỗ trợ xã hội đa chiều (Multidimensional Scale of Perceived Social Support) được Phát triển bởi Zimet và cộng sự (1988) [25]. Bộ công cụ có 12 mục đề cập đến 3 nguồn hỗ trợ bao gồm gia đình, bạn bè và những người cần thiết khác. Bộ công cụ được xây dựng để đo lường mức độ nhận thức của cá nhân về các hỗ trợ xã hội. Phần hỗ trợ từ gia đình gồm các mục 5, 6, 7, 8, phần hỗ trợ từ bạn bè gồm mục 9,10,11,12 và phần hỗ trợ từ những người cần thiết khác gồm mục 1, 2, 3, 4. Mỗi mục được đo lường bằng thang Likert 5 điểm từ 1= rất không đồng ý đến 5= rất đồng ý. Tổng điểm từ 12 đến 60, điểm ghi nhận được thấp tương ứng với nhận được hỗ trợ xã hội thấp và điểm ghi nhận được cao tương ứng với việc người bệnh nhận được sự hỗ trợ từ xã hội tốt.

25

2.8.6. Độ tin cậy và giá trị hiệu lực

Các phiên bản tiếng Việt của các bộ công cụ đã được kiểm tra về tính nhất quán trước khi được tiến hành nghiên cứu trên thực tế thông qua một nghiên cứu thí điểm trên 30 người bệnh ung thư vú ở Bệnh viện tỉnh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: Cronbach’s alpha của Bộ công cụ đo lường về chất lượng cuộc sống là 0,91, Công cụ đo lường về các hỗ trợ xã hội đa chiều là 0,88, Công cụ đo lường về tình trạng triệu chứng là 0,86 [75].

2.9. Phương pháp phân tích số liệu:

- Nhập liệu: Các số liệu sau khi điều tra sẽ được mã hoá và nhập vào máy tính bằng phần mềm SPSS 16.

- Làm sạch số liệu: Trong quá trình nhập số liệu, các số liệu sẽ liên tục được kiểm tra, làm sạch và các thiếu sót sẽ được điều chỉnh ngay trong quá trình thực hiện. - Phân tích số liệu:

Thống kê mô tả: Sử dụng tần suất để mô tả các biến, Sử dụng trung bình để tính toán trung bình của các nhóm và thống kê nhiều biến liên quan.

- Phân tích mối tương quan: Sử dụng phân tích tương quan Pearson để phân tích mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc sau khi đã tiến hành kiểm định phân phối chuẩn.

- Kết hợp sử dụng phần mềm Excel để vẽ một số biểu đồ.

- Các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ.

2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:

- Nghiên cứu là của chính tác giả, thông tin số liệu sử dụng trong nghiên cứu là có cơ sở, nghiên cứu không sao chép, đạo văn từ những nghiên cứu khác.

- Đảm bảo tính riêng tư và quyền được từ chối tham gia phỏng vấn của người đối tượng nghiên cứu.

- Nghiên cứu sau khi được thông qua ở hội đồng thẩm định đề cương Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, phải được sự đồng ý nghiên cứu của Hội Đồng Đạo Đức của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

26

- Phải được sự giới thiệu của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và sự cho phép của ban lãnh đạo bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng trước khi tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện.

2.11. Biện pháp khắc phục sai số:

Hạn chế của nghiên cứu:

- Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn với cỡ mẫu còn hạn chế.

- Hiện tại chưa có nhiều đề tài tương tự được thực hiện ở Việt Nam để lấy làm tư liệu so sánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sai số:

- Đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ yêu cầu của phiếu điều tra.

- Đối tượng nghiên cứu bỏ sót các thông tin cần khảo sát trong phiếu điều tra. - Các đối tượng nghiên cứu trao đổi thông tin trong quá trình hoàn thành phiếu điều

tra.

- Nhầm lẫn, bỏ sót trong quá trình nhập liệu.

Biện pháp khắc phục sai số:

- Điều tra viên phải tiếp xúc và tìm hiểu về địa bàn nghiên cứu trước khi tiến hành điều tra.

- Điều tra viên trực tiếp giám sát quá trình hoàn thành phiếu điều tra của người bệnh để tránh sai sót do sự trao đổi thông tin giữa các đối tượng điều tra.

- Toàn bộ phiếu điều tra sẽ được kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi kết thúc buổi điều tra, những thông tin thiếu sót sẽ được bổ sung ngay sau đó.

27

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3.1. Mô tả đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tuổi trung bình của các đối tượng điều tra là 51,61 ± 12,046, độ tuổi nhỏ nhất là 19 và tuổi lớn nhất là 83.

Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Nhóm tuổi từ 35 đến 54 chiếm tỷ lệ cao nhất với 51%, nhóm từ 19 đến 34 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8%.

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm tôn giáo của đối tượng nghiên cứu

8% 51% 41% 18 – 34 35 – 54 > 55

Phật giáo Thiên chúa giáo Không

34 %

7 %

59 %

Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất ± SD

28

Nhận xét: Đối tượng phỏng vấn không theo tôn giáo nào chiếm tỷ lệ cao nhất với 59%, 34 % đối tượng theo Phật giáo, đối tượng theo Thiên chúa giáo chiếm tỷ lệ thấp nhất với 7%.

Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm cá nhân n Tỷ lệ (%) Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Trung học chuyên nghiệp/ Cao đẳng/ Đại học/ Sau đại học 1 6 17 39 37 1 6 17 39 37 Nghề nghiệp Công nhân Nông dân Thương nhân Viên chức Nội trợ Hưu trí 12 25 15 8 23 17 12 25 15 8 23 17 Tình trạng hôn nhân Độc thân Đã kết hôn Ly hôn Goá 9 73 0 18 9 73 0 18 Tổng 100 100

29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Phần lớn đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn ở mức trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 39%, có 37% đối tượng thuộc thành phần có học vấn trung học chuyên nghiệp/ Cao đẳng/ Đại học/ Sau đại học, chỉ có 1 đối tượng mù chữ chiếm 1%. 25% đối tượng nghiên cứu là nông dân và nội trợ chiếm 23 %. Nghề nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất là viên chức với 8%. Ba thành phần nghề nghiệp còn lại gồm công nhân, thương nhân và hưu trí /Già chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau lần lượt là 12%, 15% và 17%.Phần lớn đối tượng phỏng vấn đang trong tình trạng đã kết hôn với tỷ lệ 73%, theo sau là đối tượng ở goá chiếm tỷ lệ 18% và thấp nhất là đối tượng độc thân với 9%.

3.2. Đặc điểm về bệnh học của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3.Giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán

Stt Giai đoạn bệnh Tần số Tỷ lệ 01 02 03 04 I II III IV 18 44 29 9 18 44 29 9 Tổng 100 100%

Nhận xét: Kết quả chẩn đoán bệnh của đối tượng nghiên cứu thuộc giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất với 44%, chỉ có 9% đối tượng được chẩn đoán vào giai đoạn IV của bệnh.

Bảng 3.4. Đặc điểm về thời gian điều trị của đối tượng nghiên cứu

Mẫu Ngắn nhất (Năm)

Dài nhất

(Năm) ± SD

100 <1 16 1,47 ± 2,894

Nhận xét: Trung bình số năm điều trị kể từ khi được chẩn đoán của các đối tương nghiên cứu là 1,47 ± 2,894. Thời gian điều trị dài nhất là 16 năm.

30

Bảng 3.5. Phân bố giai đoạn bệnh theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

STT Nghề nghiệp Giai đoạn bệnh Tổng I II III IV 01 02 03 04 05 06 Công nhân Nông dân Thương nhân Viên chức Nội trợ Hưu trí/ Già 4 3 2 3 3 3 5 10 9 4 8 10 3 8 4 1 8 4 1 4 0 0 3 0 13 25 15 8 22 17 Tổng 18 44 29 9 100

Nhận xét: 4 trong 6 nhóm nghề nghiệp của tượng phỏng vấn phần lớn có chẩn đoán thuộc giai đoạn II và III bao gồm: nông dân, thương nhân, nội trợ, hưu trí/ già. Nhóm cán bộ viên chức và công nhân phần lớn được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm hơn (giai đoạn I và II).

Biểu đồ 3.3. Phân bố thời gian điều trị của đối tượng nghiên cứu

]

Nhận xét: Đa số các đối tượng nghiên cứu có khoảng thời gian điều trị dưới 1 năm chiếm tỷ lệ 76%. Chỉ có 1% đối tượng có khoảng thời gian điều trị kể từ khi chẩn đoán từ 5 đến 10 năm. 0% 20% 40% 60% 80%

< 1 năm 1 - 5 năm 5 - 10 năm > 10 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú tại bệnh viện ung bướu đà nẵng (Trang 28)