viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Bảng 3.14. Mô tả về tình trạng hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu.
Nguồn hỗ trợxã hội Phạm vi ± SD Mức đánh giá Tiêu chuẩn Thực tế Từ người khác Từ gia đình Từ bạn bè 4 - 20 4 - 20 4 - 20 8 - 20 8 - 20 6 - 20 16.00 ± 3.89 17.62 ± 2.35 15.10 ± 3.22 Cao Cao Trung bình Tổng thể 12 - 60 28 - 60 48.72 ± 7.73 Cao
39
Nhận xét: Nhìn chung người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng đã nhận được sự hỗ trợ tốt từ xã hội, thể hiện ở điểm số hỗ trợ được đánh giá ở mức cao (48.72 ± 7.73) so với mức điểm trung bình là 24 điểm. Trong đó có hai nguồn hỗ trợ được đánh giá đạt ở mức cao là hỗ trợ từ gia đình (17,62 ± 2.35 ) và hỗ trợ từ người khác (16,0 ± 3.89), nguồn hỗ trợ từ bạn bè chỉ đạt ở mức trung bình (15,01 ± 3.22).
Bảng 3.15. Sự khác nhau về hỗ trợ xã hội giữa các yếu nhóm hôn nhân, hình thức điều trị của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm cá nhân Hỗ trợ xã hội
n ± SD p Tình trạng hôn nhân Độc thân 9 41,89 ± 8,21 Có gia đình 73 50,70 ± 6,64 p<0,01a Goá 18 44,11 ± 8,08 Hình thức điều trị Hoá trị liệu 13 48,23 ± 6,47 Phẫu thuật 20 53,15 ± 5,98 p<0,01 a Phẫu thuật và hoá trị 56 46,70 ± 7,92
Phẫu thuật, hoá trị và xạ trị 11 51,55 ± 7,50 a: one-way ANOVA
Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu giữa các nhóm hôn nhân (p<0,01) và các hình thức điều trị (p<0,05). Trong các nhóm hôn nhân thì phụ nữ độc thân và goá bụa được hỗ trợ từ xã hội kém hơn nhóm đối tượng phụ nữ có gia đình. Nhóm các đối tượng được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đơn thuần có điểm số đánh giá về hỗ trợ xã hội cao hơn các nhóm người bệnh ung thư vú được điều trị bởi những phương pháp khác.
40
3.7. Mối tương quan giữa triệu chứng suy kiệt, tình trạng chức năng và hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa biến độc lập bao gồm: Tình trạng chức năng, Tình trạng triệu chứng suy kiệt và Hỗ trợ xã hội với biến phụ thuộc là Chất lượng cuộc sống. Đồng thời, phân tích hệ số tương quan Pearson cũng được áp dụng để xác định mối tương quan giữa các thành phần của mỗi biến độc lập với chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Bảng 3.16. Mô tả mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống và các triệu chứng suy kiệt của đối tượng nghiên cứu.
Triệu chứng suy kiệt Hệ số tương quan (r) Triệu chứng tổng thể -0,510** Đau -0,358** Mệt mỏi -0,265** Buồn nôn -0,245*. Phiền muộn -0,423** Lo lắng -0,373** Thiếu ngủ -0,294** Chán ăn -0,418**
Cảm giác không khoẻ mạnh -0,348**
Khó thở -0,197.. Tê bì -0,376** Hạn chế vận động -0,259.. Rụng tóc -0,160*. Pearson Correlation ** p< 0,01, * p<0,05
41
Nhận xét: Nhìn chung triệu chứng suy kiệt (r = -0,510, p < 0,01) có mối tương quan nghịch chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng. Trong 12 triệu chứng điển hình được ghi nhận co các triệu chứng: chán ăn (r= -0,418, p< 0,01), phiền muộn (r=-0,423, p< 0,01), lo lắng (r= -0,373, p< 0,01), tê bì (r= -0,376, p< 0,01) và triệu chứng đau (r= -0,358, p< 0,01) có mối tương quan nghịch với chất lượng cuộc sống mạnh hơn so với các triệu chứng còn lại.
Bảng 3.17. Mô tả mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng chức năng của đối tượng nghiên cứu.
Biến độc lập Hệ số tương quan (r)
Tình trạng chức năng 0,664** Chức năng thể chất 0,682** Chức năng tâm lý 0,433** Chức năng về xã hội 0,184 Pearson Correlation**p< 0,01
Nhận xét: Tình trạng chức năng (r = 0,664, p < 0,01) có mối tương quan thuận chặt chẽ có ý nghĩa thống kê với Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu .Trong đó, chức năng thể chất có mối tương quan thuận chặt chẽ với chất lượng cuộc sống (r = 0,682, p < 0,01), chức năng tâm lý có mối tương quan thuận ở mức độ trung bình với chất lượng cuộc sống (r = 0,433, p < 0,01). Tuy nhiên, chức năng xã hội lại không có mối tương quan với chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
42
Bảng 3.18. Mô tả mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống và hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu.
Biến độc lập Hệ số tương quan (r)
Hỗ trợ xã hội 0,279** Hỗ trợ từ người khác 0,118… Hỗ trợ từ gia đình 0,211*.. Hỗ trợ từ bạn bè 0,371** Pearson Correlation ** p< 0,01, *p < 0,05
Nhận xét: Tình trạng hỗ trợ xã hội (r = 0,279, p < 0,01) có mối tương quan thuận dưới trung bình có ý nghĩa thống kê với Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Trong đó, hỗ trợ từ gia đình có mối tương quan thuận ở mức độ thấp với chất lượng cuộc sống (r = 0,211, p < 0,05) và hỗ trợ từ bạn bè có mối tương quan thuận ở mức độ trung bình với chất lượng cuộc sống (r = 0,371, p < 0,01). Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ những đối tượng khác không có mối tương quan với chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
43
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của đối tượng điều tra là 51,61 ± 12,046. Tương tự trong nghiên cứu củaNguyễn Đức Thanh (2013) với độ tuổi trung bình là 50,8 ± 8,11 [75] và nghiên cứu của Huijer và Abboud (2012) với 49,19 ± 11,03 [45]. Hơn một nửa số đối tượng điều tra thuộc nhóm tuổi từ 35 đến 54, bên cạnh đó nhóm trên 55 tuổi cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ với 41 %. Điều này cho thấy có sự khác nhau về phân bố nguy cơ ung thư vú giữa phụ nữ thuộc các nhóm tuổi khác nhau [75],[94], đặc biệt độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có sự tăng lên về nguy cơ bị ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú đặc biệt thấp đối với phụ nữ dưới 35 tuổi [45],[52],[76].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy phần lớn đối tượng phỏng vấn không theo tôn giáo nào (59%), trong khi đó có 34 % đối tượng theo Phật giáo và chỉ có 7% đối tượng theo Thiên chúa giáo. Điều này phù hợp với đặc điểm tính ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam [5].
Phần lớn đối tượng phỏng vấn là phụ nữ có gia đình chiếm tỷ lệ 73%, còn lại đối tượng ở goá và độc thân chiếm tỷ lệ lần lượt là 18% và 9%. Trong nghiên cứu củaNguyễn Đức Thanh (2013) [75], Nguyen và Wongsa (2013) [76], Huijer và Abboud (2012) [45] đã cho kết quả tương tự về phân bố tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu hầu hết là phụ nữ có gia đình với tỷ lệ lần lượt 84%, 83,1%, 79,8%.
Theo kết quả nghiên cứu thì phụ nữ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (n=25, 25%), tiếp theo là những đối tượng làm công việc nội trợ (n= 23, 23 %). Trong khi đó, cán bộ viên chức chiếm tỷ lệ thấp nhất (n= 8, 8%). Trong nghiên cứu của Ji và cộng sự (2008) trên 1024 người bệnh ung thư vú cũng đã đề cập đến mối liên quan giữa nguy bị ung thư vú và phụ nữ hoạt động nông nghiệp, những phụ nữ từng làm
44
việc trong nông nghiệp đặc biệt là công nghiệp sợi bông có nguy cơ cao hơn so với những phụ nữ chưa từng hoạt động trong lĩnh vực này [51]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng phụ nữ hoạt động trong nông nghiệp có nguy cơ thấp mắc ung thư vú [68].
Giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao tập trung ở giai đoạn II (n= 44, 44%) và III (n= 29, 29%). Có sự tương đồng giữa tỷ lệ giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán của đối tượng nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây, hầu hết chẩn đoán bệnh thuộc giai đoạn II và III đều chiếm tỷ lệ cao [62],[75], [76].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối tượng được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III, IV) chủ yếu tập trung ở đối tượng nông dân và nội trợ. Như vậy, có sự khác nhau về khả năng kiểm soát tình trạng sức khoẻ giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Những phụ nữ có việc làm thường ít có nguy cơ chẩn đoán muộn hơn là phụ nữ không có việc làm [31],[51],[60]. Khi người phụ nữ có trình độ học vấn cao, có nghề nghiệp cũng như có thu nhập cá nhân thường sẽ có kiến thức, kỹ năng tự khám vú và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, do đó sẽ giúp cho việc chẩn đoán bệnh sớm hơn. Việc không thường xuyên được kiểm tra sức khoẻ định kỳ, thiếu nguồn hỗ trợ là bảo hiểm Y tế là những yếu tố dẫn đến việc chẩn đoán bệnh chậm trễ ở phụ nữ bị ung thư vú [31],[51],[105].
Phương pháp điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là điều trị hoá trị liệu và phẫu thuật (n= 56, 56%), kết quả này tương tự với nghiên cứu của Bùi Vũ Bình và cộng sự (n= 89; 50,8%) [2]. Có một sự khác nhau giữa tỷ lệ về hình thức điều trị cho người bệnh ung thư vú ở các nghiên cứu trong nước. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh (2013) trên 109 người bệnh ung thư vú cho thấy đa số trường hợp điều trị là kết hợp cả ba phương pháp phẫu thuật, hoá trị và xạ trị (n= 84, 77%) [75].
Trong khi đó trong nghiên cứu của Nguyen và Wongsa (2013) trên 948 đối tượng nghiên cứu thì phần lớn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật (n= 746;
45
78,7%). Hầu hết đối tượng điều tra có thời gian điều trị dưới 1 năm (n= 76, 76%), tương tự với nghiên cứu của Bùi Vũ Bình và cộng sự (n= 64; 34,3%) [76].
4.2. Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
Các dữ liệu về chất lượng cuộc sống rất hữu ích cho cả nhân viên y tế và người bệnh trong việc đánh giá các lựa chọn điều trị và phát triển các chiến lược điều trị [70]. Mặc dù chất lượng cuộc sống là một khái niệm đã trở nên rất phổ biến ở trên thế giới, tuy nhiên nó lại tương đối mới mẻ và chưa được khai thác triệt để ở Việt Nam. Do đó, người bệnh ung thư chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng và chưa hài lòng về chất lượng cuộc sống của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng về chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng nhìn chung còn thấp (18,93 ± 2,55). Tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh (2013) trên 109 người bệnh ung thư vú ở Thái Nguyên, chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú được nghi nhận đều ở mức thấp (15,73 ± 3,67) [75]. và nghiên cứu của Samaco và Konecny (2008) cũng cho nhận xét tương tự [86]. Điều đó được thể hiện càng rõ hơn từ kết quả được ghi nhận theo từng phân nhóm cụ thể, điểm trung bình của chất lượng sức khoẻ chức năng xếp ở mức thấp (18,38 ± 2,21), chất lượng đời sống kinh tế xã hội được đánh giá ở mức thấp (18,79 ± 2,62), chất lượng đời sống tinh thần, tâm linh đạt mức thấp (18,06 ± 3,04), chất lượng về đời sống gia đình cũng xếp ở mức thấp (21,77 ± 3,23). Thực tế này có thể được lý giải bởi sự ảnh hưởng xấu của hoá trị liệu cũng như các phương pháp điều trị lên người bệnh ung thư [38]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về chất lượng cuộc sống của người bệnh giữa các hình thức điều trị khác nhau, trong đó người bệnh điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp hoá trị liệu có điểm số về chất lượng cuộc sống thấp nhất (p<0,05). Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho biết người bệnh ung thư vú được chẩn đoán thuộc giai đoạn I và II có chất lượng cuộc sống cao hơn các giai đoạn II, IV (p<0,05). Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Weitzner và cộng sự (2003), người bệnh ung thư sống sót được chẩn đoán từ sau
46
giai đoạn III có chất lượng cuộc sống được đánh giá thấp hơn so với những người bệnh thuộc các giai đoạn còn lại [96]. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Mols và cộng sự (2005), Cimprich và cộng sự (2002), phụ nữ ung thư vú còn sống sót càng nhiều năm sau khi được chẩn đoán có chất lượng cuộc sống tổng thể, tinh thần cũng như sự thoải mái về mặt xã hội tốt hơn những phụ nữ đang có số năm sống sót ít [30],[69].
Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có sự khác nhau về chất lượng cuộc sống của phụ nữ giữa các nhóm tình trạng hôn nhân khác nhau, trong đó phụ nữ có gia đình có điểm số về chất lượng cuộc sống cao hơn hẳn những đối tượng còn lại (p<0,05). Nghiên cứu của Young và Kumin (2010) cũng cho kết quả tương tự, phụ nữ có gia đình có chất lượng cuộc sống cao hơn phụ nữ độc thân hoặc goá bụa (p<0,01) [106]. Kết quả nghiên cứu của Üstündag và Zencirci (2014) cho thấy những phụ nữ độc thân bị ung thư vú có chất lượng cuộc sống kém hơn (p= 0,0001) [93]. Như vậy, có thể nói chất lượng cuộc sống có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng hôn nhân [15],[73],[97]. Các yếu tố tuổi tác và trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo lại không có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bênh ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng. Tương tự với kết quả nghiên cứu của Sammarco và Konecny (2010) [86], Üstündag và Zencirci (2015) [93], Heydarnejad và cộng sự (2011) [43], Taechaboonsermsak và cộng sự (2005) [92] cho thấy vấn đề học vấn không có mối liên quan với chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Knight và cộng sự (2007) trên 248 đối tượng đã chỉ ra rằng người bệnh có trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thể chất, xã hội và vai trò của người bệnh cũng như sẽ trải nghiệm nhiều tác dụng phụ hơn [56]. Nghiên cứu của tác giả Can và cộng sự (2009) cho thấy những cá nhân có trình độ cao đẳng, đại học hoặc hơn sẽ có mức sống cao hơn những người khác [29]. Trong một nghiên cứu tương tự của Güner và cộng sự (2006) trên 620 người bệnh ung thư cũng cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị xấu đi khi trình độ học vấn thấp [40]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại
47
cho rằng chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nhân khẩu- xã hội học nào [43],[93].
4.3. Tình trạng chức năng, tình trạng triệu chứng và hỗ trợ xã hội và mối tương quan với chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng.
4.3.1. Hỗ trợ xã hội
Nhìn chung các đối tượng nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ tốt từ xã hội trong đó có hai nguồn hỗ trợ được đánh giá đạt ở mức cao là hỗ trợ từ gia đình (17,62 ± 2,35 ) và hỗ trợ từ người khác (16,0 ± 3,89), nguồn hỗ trợ từ bạn bè chỉ đạt ở mức trung bình (15,01 ± 3,22). Tương tự với kết quả nghiên cứu của Öztunç và cộng sự (2013) trên 85 người bệnh ung thư vú, điểm trung bình hỗ trợ xã hội đạt ở mức cao cho cả ba nguồn hỗ trợ bao gồm gia đình (23,56±3,68), bạn bè (16,09±7,32) và người khác (17,654±6,91) [77]. Nguồn hỗ trợ gia đình được xem là những hỗ trợ từ vợ, chồng, con cái, anh chị em, bố mẹ và họ hàng, người thân. Ngoài ra sự hỗ trợ xã hội còn xuất phát từ phía bạn bè, cộng đồng và nhân viên y tế [57],[87]. Cũng theo kết quả của nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về múc độ hỗ trợ xã hội và các nhóm tình trạng hôn nhân, nhóm người bệnh có gia đình nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn các đối tượng còn lại (p<0,01). Trong suốt quá trình điều trị, gia đình và nhân viên y tế là hai nguồn hỗ trợ chính có vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh giải quyết các vấn đề hàng ngày bằng cách cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để đối phó với bệnh tật [12].
*Mối tương quan giữa Hỗ trợ xã hội và Chất lượng cuộc sống của người bệnh ung vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng:
Hỗ trợ xã hội có mối tương quan tích cực ở mức độ thấp với chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng (r = 0,282, p < 0,01). Có thể thấy có sự tương đồng giữa kết quả thu được và giả thuyết thứ 3 đã được nêu ở phần giả thuyết nghiên cứu. Sự hỗ trợ xã hội từ người thân và