Tình trạng chức năng của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú tại bệnh viện ung bướu đà nẵng (Trang 44 - 46)

viện Ung Bướu Đà Nẵng.

Bảng 3.11. Mô tả về tình trạng chức năng của đối tượng nghiên cứu.

Tình trạng chức năng Phạm vi ± SD Mức độ Tiêu chuẩn Thực tế Chức năng thể chất 9 – 63 29 – 73 59,11 ± 8,60 Tốt Chức năng tâm lý 9 – 63 24 – 61 45,07 ± 9,68 Tốt Chức năng xã hội 2 – 14 9 – 14 11,49 ± 0,90 Tốt Tổng quát 22 - 154 75 - 142 115,67± 15,40 Tốt Nhận xét: Nhìn chung tình trạng chức năng tổng quát của người bệnh ung thư vú đang điều trị tại Bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng được đánh giá ở mức tốt (115,94 ± 15,62) hay nói cách khác các chức năng của người bệnh vẫn được duy trì tốt. Trong đó các chức năng thể chất (59,11 ± 8,60), chức năng về tâm lý (45,07 ± 9,68) và chức năng xã hội (11,49± 0,90) của đối tượng nghiên cứu đều được đánh giá ở mức tốt.

Bảng 3.12. Sự khác nhau về tình trạng chức năng tổng quát giữa các nhóm tuổi, giai đoạn bệnh.

Đặc điểm cá nhân Tình trạng chức năng n ± SD p Tuổi 18 – 34 8 116,25 ± 13,05 35 – 54 51 111,98 ± 15,68 p<0,01a >55 41 121,39 ± 13,72

37 Giai đoạn bệnh I 18 123,17 ± 12,72 II 44 117,89 ± 16,37 p<0,01 a III 29 109,03 ± 14,68 IV 9 111,22 ± 07,77 a: one-way ANOVA

Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng chức năng tổng quát với các nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (p<0,01), giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán (p<0,01). Nhìn chung, tình trạng chức năng của đối tượng nghiên cứu bị hạn chế nhất ở độ tuổi 35 đến 54. Mức độ hạn chế về tình trạng chức năng tăng lên theo mức độ nặng dần của giai đoạn chẩn đoán bệnh.

Bảng 3.13. Sự khác nhau về chức năng thể chất, chức năng tâm lý giữa các nhóm tuổi, giai đoạn bệnh và hình thức điều trị.

Đặc điểm cá nhân Chức năng thể chất Chức năng tâm lý n ± SD p ± SD p Tuổi 18 – 34 8 64,62 ± 3,78 39,75 ± 10,51 35 – 54 51 56,88 ± 8,91 p<0,05a 42,55 ± 9,81 p<0,01a >55 41 60,8 ± 8,12 49,24 ± 7,79 Giai đoạn bệnh I 18 63,28 ± 5,74 II 44 60,00 ± 9,53 p<0,05a p>0,05a III 29 55,41 ± 8,32 IV 9 58,33 ± 4,66

38

Hình thức điều trị

Hoá trị liệu 13 58,23 ± 9,16 Phẫu thuật 20 64,20 ± 5,46

Phẫu thuật và hoá trị 56 57,68 ± 9,20 p<0,05a p>0,05a Phẫu thuật, hoá trị và

xạ trị

11 58,18 ± 6,68

a: one-way ANOVA

Nhận xét: Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về chức năng về thể chất giữa các nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (p<0,05), giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán (p<0,01) và loại hình điều trị (p<0,05). Chức năng thể chất của đối tượng nghiên cứu có xu hướng giảm dần khi độ tuổi tăng lên. Mức độ hạn chế về chức năng thể chất tăng lên theo mức độ nặng dần của giai đoạn chẩn đoán bệnh. Chức năng thể chất thấp nhất ở người bệnh điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp hoá trị liệu.

Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về chức năng tâm lý giữa các nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu (p<0,01), tuy nhiên không có sự khác biệt về chức năng tâm lý giữa các giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán (p>0,05) và loại hình điều trị (p<0,05). Tuổi càng lớn chức năng tâm lý càng tăng lên (p<0,01).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư vú tại bệnh viện ung bướu đà nẵng (Trang 44 - 46)