Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 30)

Thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu thực nghiệm có một nhóm chứng. Theo thiết kế nghiên cứu này, bà mẹ tham gia nghiên cứu được chia làm hai nhóm bao gồm nhóm chứng và nhóm can thiệp. bà mẹ tham gia nghiên cứu trong nhóm can thiệp được nhận chương trình can thiệp nhằm nâng cao độ tự tin về cho con bú được thiết kế bởi nhóm nghiên cứu và can thiệp điều dưỡng thường quy, trong khi nhóm chứng chỉ nhận những can thiệp điều dưỡng thường quy. Bà mẹ tham gia nghiên cứu được yêu cầu trả lời bộ câu hỏi bao gồm các thông tin về nhân khẩu học, lịch sử thai nghén và sự tự tin về cho con bú tại thời điểm trước và sau can thiệp. Số liệu của nghiên cứu được thu thập tại hai thời điểm trước và sau can thiệp như trong biểu đồ dưới đây.

O1 O2

Nhóm can thiệp Trước can thiệp T + S Sau can thiệp

Phân nhóm ngẫu nhiên

O1 O2

Nhóm chứng Trước can thiệp S Sau can thiệp

Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu

O1 đại diện cho việc thu thập số liệu về các thông tin liên quan đến nhân khẩu học, lịch sử thai nghén và sự tự tin về cho con bú ở giai đoạn trước khi thực hiện can thiệp.

O2 đại diện cho việc thu thập số liệu về các thông tin liên quan đến nhân khẩu học, lịch sử thai nghén và sự tự tin về cho con bú ở giai đoạn sau khi thực hiện can thiệp.

T đại diện cho chương trình can thiệp nhằm nâng cao sự tự tin về cho

So sá

nh

So sá

S đại diện cho chương trình can thiệp thường quy cho bà mẹ sau sinh. 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

a) Cỡ mẫu

Cỡ mẫu trong nghiên cứu này là 60 bà mẹ mang thai ở tuổi thai 28 đến 37 tuần. Cỡ mẫu trong nghiên cứu thực nghiệm có một nhóm chứng sẽ bao gồm 30 đối tượng ở mỗi nhóm [36] dựa vào công thức tính cỡ mẫu như sau:

2 1 2 ) Z + ( 2                Z n Trong đó:  Zα= 1,96( α=0.05) và Zβ = 0.84 (β =0.20); Zα + Zβ = 2,8

 ϻ2 - ϻ1: chênh lệch điểm trung bình STTVCCB mong muốn sau

và trước can thiệp (ước tính 6,4)

 δ: độ lệch chuẩn trước và sau can thiệp (lấy bằng 8,9) [33]. Từ đó, tính được cỡ mẫu cho mỗi nhóm là 30 bà mẹ.

b) Phương pháp chọn mẫu

Bà mẹ tham gia nghiên cứu được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Việc lấy mẫu trước can thiệp được thực hiện từ tháng 06/ 2016 đến tháng 07/ 2016. Sắp xếp bà mẹ tham gia nghiên cứu ở nhóm chứng hay nhóm can thiệp được tiến hành bằng phương pháp ngẫu nhiên chọn ngày chẵn, lẻ.

- Vào tuần thu thập số liệu đầu tiên, người nghiên cứu xác định ngày chẵn thu thập số liệu của nhóm chứng và ngày lẻ thu thập số liệu của nhóm can thiệp.

- Ở tuần kế tiếp, việc hoán đổi ngày chẵn lẻ và nhóm chứng, nhóm can thiệp được thực hiện.

- Quy trình như vậy được lặp lại cho đến khi thu thập đủ cỡ mẫu nghiên cứu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu được tiến hành từ 7h30 đến 12h và từ 13h30 đến 17h các ngày làm việc trong tuần. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

- Với từng bà mẹ đến khám bệnh, nghiên cứu viên tiến hành sàng lọc

để lựa chọn những bà mẹ phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu.

- Những bà mẹ đáp ứng được tiêu chuẩn chọn mẫu được mời tham gia

nghiên cứu.

- Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu được giới thiệu chung về nghiên

cứu và yêu cầu ký vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Phỏng vấn trước can thiệp được tiến hành bởi nghiên cứu viên dựa trên bộ câu hỏi. Đối với bà mẹ tham gia nghiên cứu ở nhóm can thiệp, nghiên cứu viên tiến hành can thiệp sau khi hoàn thành việc phỏng vấn.

- Sau khi hoàn thành việc phỏng vấn, nghiên cứu viên hỏi bà mẹ tham

gia nghiên cứu số điện thoại và địa chỉ liên lạc và hẹn ngày liên lạc lại sau sinh qua điện thoại (ngày liên lạc sau sinh dự kiến được tính bằng ngày sinh dự kiến cộng thêm 2 tuần).

- Vào ngày hẹn, nghiên cứu viên chủ động liên lạc với bà mẹ tham gia

nghiên cứu để tiến hành phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi về sự tự tin cho con bú. Trong trường hợp, nghiên cứu viên không thể liên lạc được với bà mẹ tham gia qua điện thoại thì phỏng vấn tại nhà theo địa chỉ liên hệ được áp dụng.

2.6. Các biến số nghiên cứu

Biến phụ thuộc: Sự tự tin về cho con bú của bà mẹ.

Biến độc lập: Gồm các biến về nhân khẩu học của bà mẹ (tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, hiện tại sống cùng ai, và thu nhập trung bình hàng tháng) và lịch sử thái nghén của bà mẹ (tuổi thai trước can thiệp, tuổi thai lúc sinh, số lần khám thai định kì lần mang thai này).

2.7. Khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá 2.7.1. Khái niệm 2.7.1. Khái niệm

Sự tự tin là sự nhận định của bà mẹ về khả năng thực hiện hành vi nào đó của mình thông qua việc học tập, quan sát và kinh nghiệm.

Trong nghiên cứu này sự tự tin về cho con bú liên quan đến khả năng của bà mẹ trong việc thực hiện hành vi cho con bú trong việc học tập kinh nghiệm từ người khác, quan sát và tự thực hiện hành vi cho con bú cũng như tự điều chỉnh cảm xúc tâm sinh lý của mình để thực hiện hành vi cho con bú một cách tốt nhất.

2.7.2. Thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Nghiên cứu này sử dụng 3 bộ công cụ để thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu bao gồm: Bộ câu hỏi nhân khẩu học, độ tự tin về cho con bú, và chương trình can thiệp nhằm cải thiện sự tự tin về cho con bú cho bà mẹ.

2.7.2.1. Bộ câu hỏi nhân khẩu học (Phụ lục 1)

Bộ câu hỏi nhân khẩu học được nhóm nghiên cứu xây dựng. Bộ công cụ bao gồm các câu hỏi khai thác các thông tin về bà mẹ như: Tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập cá nhân và lịch sử sản khoa (tuổi thai trước can thiệp, tuổi thai lúc sinh, số lần khám thai định kì lần mang thai này).

2.7.2.2. Bộ câu hỏi sự tự tin về cho con bú (Phụ lục 1)

Bộ công cụ đánh giá sự tự tin về cho con bú (BSES-SF) được Dennis xây dựng, bao gồm 14 câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường sự tự tin của bà mẹ về cho con bú. Tất cả những câu hỏi đều được bắt đầu bằng cụm từ “Tôi có thể”. Mỗi câu hỏi có 5 phương án trả lời từ 1: Không tự tin chút nào cho đến 5: Luôn luôn tự tin.

Các phương án trả lời của bà mẹ tham gia nghiên cứu được cộng tổng lại để đưa ra một kết quả cuối cùng. Kết quả này có thể từ 14 đến 70. Điểm số càng cao chỉ ra người tham gia có sự tự tin về cho con bú càng cao.

Độ tin cậy của bộ công cụ đã được kiểm tra qua nhiều nghiên cứu và chỉ ra độ tin cậy của bộ công cụ tương đối cao. Cụ thể như sau, chỉ số Cronbach-alpha của bộ công cụ này trong nghiên cứu của Tokay, Okumus và Dennis năm 2010 là 0,87 [38]; Của Nursan và cộng sự năm 2014 là 0,86 [33].

2.7.2.3. Chương trình can thiệp (Phụ lục 2)

Chương trình can thiệp cho nghiên cứu này dựa vào 4 nguồn chính có tác động phát triển và làm tăng cường độ tự tin của con người theo học thuyết của Bandura và Dennis bao gồm: Thành tựu của việc tự thực hiện, kinh nghiệm do người khác làm, sự thuyết phục bằng lời nói, và phản ứng tâm sinh lý. Do vậy can thiệp điều dưỡng của nghiên cứu này được xây dựng để tác động vào các yếu tố này nhằm nâng cao sự tự tin về cho con bú cho các bà mẹ. Ngoài ra, xây dựng chương trình can thiệp còn dựa vào tham khảo các chương trình can thiệp của các nghiên cứu được thực hiện trước đó trên thế giới [21], [23], [24], [37].

Nhằm đánh giá tính giá trị và khả thi của chương trình can thiệp, nội dung của chương trình đã được thông qua các chuyên gia sản khoa tại trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên.

1. Bà mẹ tham gia nghiên cứu đọc tài liệu về nuôi con bằng sữa mẹ trong khoảng 10 phút.

2. Bà mẹ tham gia nghiên cứu xem 1 video hướng dẫn nuôi con bằng sữa

mẹ trong khoảng 5 phút.

3. Bà mẹ tham gia nghiên cứu thực hiện hành vi cho con bú bằng cách sử

dụng gối và 1 búp bê thay cho trẻ sơ sinh. Bà mẹ tham gia nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu trong khoảng 10 phút.

4. Bà mẹ tham gia nghiên cứu tự thực hiện hành vi cho con bú bằng cách

sử dụng gối và 1 búp bê thay cho trẻ sơ sinh.

5. Sau khi thực hiện, nhà nghiên cứu sẽ thảo luận về kết quả thực hiện đồng thời kết hợp với khuyến khích bà mẹ tham gia nghiên cứu. Thời gian thực hiện trong khoảng 10 phút.

2.7.2.4. Chương trình can thiệp thường quy

Thông thường các bà mẹ sau đẻ sẽ nhận được tư vấn về cách cho con bú, lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng như những bất lợi khi không nuôi con bằng sữa mẹ. Những can thiệp này thường được thực hiện ngay sau sinh bởi các điều dưỡng, nữ hộ sinh.

2.7.3. Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ Tính giá trị của bộ công cụ Tính giá trị của bộ công cụ

Nội dung của chương trình can thiệp được gửi cho 3 chuyên gia về lĩnh vực sản phụ khoa để kiểm tra tính giá trị về nội dung, cũng như tính chính xác về từ ngữ chuyên môn được sử dụng.

Độ tin cậy

Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu thí điểm được thực hiện trên 30 bà mẹ tham gia có cùng đặc điểm với quần thể của nghiên cứu nhằm đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ (chỉ số Cronbach’s alpha). Kết quả của nghiên cứu thí điểm cho thấy, chỉ số Cronbach’s alpha của bộ công cụ 0,838 (> 0,8). Điều

này chỉ ra rằng, bộ công cụ có độ tin cậy cao và có khả năng áp dụng cho nghiên cứu.

2.8. Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để nhập liệu, phân tích và quản lý số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu.

2.9. Đạo đức của nghiên cứu

Nghiên cứu được xem xét và thông qua bởi hội đồng đạo đức của Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.

Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia nghiên cứu.

Bà mẹ tham gia nghiên cứu không bị bất cứ ảnh hưởng xấu gì. Bà mẹ tham gia có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

Tất cả những thông tin về bà mẹ nghiên cứu được mã hóa, giữ bí mật và chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích của nghiên cứu này.

Tất cả các thông tin sẽ được hủy sau 1 năm khi nghiên cứu kết thúc. Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho sức khỏe cộng đồng và bệnh nhân ngoài ra không nhằm mục đích nào khác.

2.10. Hạn chế của nghiên cứu

Do hạn chế trong việc tiếp cận danh sách bà mẹ đủ điều kiện tham gia nghiên cứu vì vậy việc sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để lấy mẫu trong nghiên cứu này là phù hợp. Tuy nhiên, đây cũng là điểm hạn chế trong nghiên cứu. Nhằm khắc phục, nhóm nghiên cứu đã chia số lượng các bà mẹ tham gia nghiên cứu vào nhóm chứng cũng như nhóm can thiệp một cách ngẫu nhiên.

Thời gian tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu còn ngắn vì vậy việc đánh giá sự tác động của việc cải thiện sự tự tin về cho con bú đến việc bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và thời gian cho trẻ bú không được đánh giá trong nghiên cứu này.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng sự tự tin về cho con bú của các bà mẹ 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của bà mẹ ở hai nhóm

Nhóm tuổi Nhóm chứng Nhóm CT Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) < 20 0 0 1 3,3 20 - 24 11 36,7 8 26,7 25 - 29 13 43,3 18 60 30 – 34 5 16,7 2 6,7 ≥ 35 1 3,3 1 3,3 Tổng 30 100 30 100

Nhận xét: Phân bố nhóm tuổi của bà mẹ ở cả hai nhóm tương đối đồng

đều nhau. Ở nhóm can thiệp, số bà mẹ trong nhóm tuổi 25 – 29; 20 – 24; 30 – 34 chiếm tỷ lệ lần lượt 60%, 26,7% và 6,7%. Bà mẹ nhóm tuổi < 20 và ≥ 35 chiếm tỷ lệ bằng nhau 3,3%. Ở nhóm chứng, bà mẹ trong nhóm tuổi 25 – 29; 20 – 24; 30 – 34 chiếm tỷ lệ lần lượt 43,3%, 36,7% và 16,7%. Bà mẹ nhóm tuổi ≥ 35 chiếm tỷ lệ 3,3%. Không bà mẹ nào thuộc nhóm tuổi < 20.

Biểu đồ 3.1. Phân bố dân tộc của bà mẹ ở hai nhóm

Nhận xét: Số bà mẹ dân tộc Kinh chiếm đa số ở cả hai nhóm với tỷ lệ

78,3% và 83,4% lần lượt ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. Ở nhóm chứng, bà mẹ dân tộc Tày chiếm 13,3% và chỉ có 3,3% bà mẹ dân tộc Dao. Ở nhóm bà mẹ dân tộc Tày chiếm 20% và chỉ có 6,7% bà mẹ dân tộc Dao. Có sự

Nhận xét: Số bà mẹ trình độ Đại học , sau đại học ở nhóm chứng 53,3%

và ở nhóm can thiệp là 36,7%. Số bà mẹ trình độ Trung cấp, cao đẳng ở nhóm chứng 6,7% và ở nhóm can thiệp 20%. Bà mẹ có trình độTrung học phổ thông và Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,3%; 16,7% ở nhóm chứng và 40%; 3,3% ở nhóm can thiệp. Ở cả hai nhóm không có bà mẹ nào có trình độ Tiểu học.

Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ ở hai nhóm

Nhận xét: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ ở hai nhóm tương đối tương

đồng. Bà mẹ có nghề nghiệp công chức nhà nước chiếm 36,7% ở nhóm chứng và 33,3% ở nhóm can thiệp, số bà mẹ là công nhân chiếm 26,6% ở nhóm chứng và 26,8% ở nhóm can thiệp. Số bà mẹ làm nội trợ chiếm 20% ở nhóm chứng và 13,3% ở nhóm can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ là nông dân ở nhóm chứng và nhóm can thiệp lần lượt là 6,7% và 3,3%. Tỷ lệ bà mẹ thuộc nhóm Học sinh –

sinh viên ở nhóm chứng là 0% và ở nhóm can thiệp là 10%. Số bà mẹ thất nghiệp ở cả hai nhóm đều chiếm 3,3% và bà mẹ có nghề nghiệp khác ở nhóm chứng 6,7% và nhóm can thiệp là 10%.

Bảng 3.2. Một số đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ ở hai nhóm

Nhận xét: Ở cả hai nhóm, 100% bà mẹ không theo tôn giáo nào và

100% bà mẹ sống cùng gia đình. Hầu hết bà mẹ đều lập gia đình chiếm tỷ lệ 96,7% ở nhóm can thiệp và 100% ở nhóm chứng. Thu nhập trung bình hàng tháng của bà mẹ ở nhóm can thiệp là 2.885.000 ± 2.101.000 và ở nhóm chứng 2.683.000 ± 1.744.000. Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm CT Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tôn giáo Không 30 100 30 100 Tình trạng hôn nhân Độc thân Đã lập gia đình 0 30 0 100 1 29 3,3 96,7 Sống cùng ai Gia đình 30 100 30 100 Thu nhập hàng tháng 2.683.000 ± 1.744.000 2.885.000 ± 2.101.000

Bảng 3.3. Đặc điểm thai nghén của bà mẹ ở hai nhóm

Đặc điểm

Điểm giới hạn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Nhóm chứng Nhóm CT Nhóm chứng Nhóm CT Nhóm chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 30)