Thực trạng sự tự tin về cho con bú của các bà mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 38)

3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của bà mẹ ở hai nhóm

Nhóm tuổi Nhóm chứng Nhóm CT Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) < 20 0 0 1 3,3 20 - 24 11 36,7 8 26,7 25 - 29 13 43,3 18 60 30 – 34 5 16,7 2 6,7 ≥ 35 1 3,3 1 3,3 Tổng 30 100 30 100

Nhận xét: Phân bố nhóm tuổi của bà mẹ ở cả hai nhóm tương đối đồng

đều nhau. Ở nhóm can thiệp, số bà mẹ trong nhóm tuổi 25 – 29; 20 – 24; 30 – 34 chiếm tỷ lệ lần lượt 60%, 26,7% và 6,7%. Bà mẹ nhóm tuổi < 20 và ≥ 35 chiếm tỷ lệ bằng nhau 3,3%. Ở nhóm chứng, bà mẹ trong nhóm tuổi 25 – 29; 20 – 24; 30 – 34 chiếm tỷ lệ lần lượt 43,3%, 36,7% và 16,7%. Bà mẹ nhóm tuổi ≥ 35 chiếm tỷ lệ 3,3%. Không bà mẹ nào thuộc nhóm tuổi < 20.

Biểu đồ 3.1. Phân bố dân tộc của bà mẹ ở hai nhóm

Nhận xét: Số bà mẹ dân tộc Kinh chiếm đa số ở cả hai nhóm với tỷ lệ

78,3% và 83,4% lần lượt ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. Ở nhóm chứng, bà mẹ dân tộc Tày chiếm 13,3% và chỉ có 3,3% bà mẹ dân tộc Dao. Ở nhóm bà mẹ dân tộc Tày chiếm 20% và chỉ có 6,7% bà mẹ dân tộc Dao. Có sự

Nhận xét: Số bà mẹ trình độ Đại học , sau đại học ở nhóm chứng 53,3%

và ở nhóm can thiệp là 36,7%. Số bà mẹ trình độ Trung cấp, cao đẳng ở nhóm chứng 6,7% và ở nhóm can thiệp 20%. Bà mẹ có trình độTrung học phổ thông và Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,3%; 16,7% ở nhóm chứng và 40%; 3,3% ở nhóm can thiệp. Ở cả hai nhóm không có bà mẹ nào có trình độ Tiểu học.

Biểu đồ 3.3. Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ ở hai nhóm

Nhận xét: Phân bố nghề nghiệp của bà mẹ ở hai nhóm tương đối tương

đồng. Bà mẹ có nghề nghiệp công chức nhà nước chiếm 36,7% ở nhóm chứng và 33,3% ở nhóm can thiệp, số bà mẹ là công nhân chiếm 26,6% ở nhóm chứng và 26,8% ở nhóm can thiệp. Số bà mẹ làm nội trợ chiếm 20% ở nhóm chứng và 13,3% ở nhóm can thiệp. Tỷ lệ bà mẹ là nông dân ở nhóm chứng và nhóm can thiệp lần lượt là 6,7% và 3,3%. Tỷ lệ bà mẹ thuộc nhóm Học sinh –

sinh viên ở nhóm chứng là 0% và ở nhóm can thiệp là 10%. Số bà mẹ thất nghiệp ở cả hai nhóm đều chiếm 3,3% và bà mẹ có nghề nghiệp khác ở nhóm chứng 6,7% và nhóm can thiệp là 10%.

Bảng 3.2. Một số đặc điểm nhân khẩu học của bà mẹ ở hai nhóm

Nhận xét: Ở cả hai nhóm, 100% bà mẹ không theo tôn giáo nào và

100% bà mẹ sống cùng gia đình. Hầu hết bà mẹ đều lập gia đình chiếm tỷ lệ 96,7% ở nhóm can thiệp và 100% ở nhóm chứng. Thu nhập trung bình hàng tháng của bà mẹ ở nhóm can thiệp là 2.885.000 ± 2.101.000 và ở nhóm chứng 2.683.000 ± 1.744.000. Đặc điểm Nhóm chứng Nhóm CT Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tôn giáo Không 30 100 30 100 Tình trạng hôn nhân Độc thân Đã lập gia đình 0 30 0 100 1 29 3,3 96,7 Sống cùng ai Gia đình 30 100 30 100 Thu nhập hàng tháng 2.683.000 ± 1.744.000 2.885.000 ± 2.101.000

Bảng 3.3. Đặc điểm thai nghén của bà mẹ ở hai nhóm

Đặc điểm

Điểm giới hạn Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Nhóm chứng Nhóm CT Nhóm chứng Nhóm CT Nhóm chứng Nhóm CT Tuổi thai TCT 28 - 37 28 - 37 33,5 34,7 2,71 3,54 Tuổi thai lúc sinh 38 - 41 38 - 41 38,7 39,2 0,88 1,12 Số lần khám thai định kỳ lần này 2 - 10 1 - 10 6,2 6,63 2,73 2,91

Nhận xét: Tuổi thai trung bình của bà mẹ giai đoạn trước can thiệp ở

nhóm can thiệp 34,7 ± 3,54 và ở nhóm chứng 33,5 ± 2,71. Tuổi thai trung bình lúc sinh ở nhóm can thiệp 39,2 ± 1,12 và ở nhóm chứng là 38,7 ± 0,88, trong đó tuổi thai lúc sinh thấp nhất của bà mẹ là 38 tuần và tuổi thai lúc sinh cao nhất là 41 tuần. Số lần khám thai trung bình của bà mẹ ở nhóm can thiệp 6,63 ± 2,91 và ở nhóm chứng 6,2 ± 2,73.

3.1.2. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trong nghiên cứu

Bảng 3.4. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở hai nhóm giai đoạn trước can thiệp

Điểm Nhóm Giới hạn điểm Điểm thực tế Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm chứng 14 - 70 25 – 50 36,93 5,69 Nhóm CT 14 - 70 26 - 51 39,63 6,79

Nhận xét: Điểm giới hạn về sự tự tin cho con bú từ 14 – 70 điểm.

Điểm thực tế về sự tự tin cho con bú của nhóm chứng có giới hạn từ 25 – 50 với điểm trung bình 36,96 ± 5,69. Nhóm can thiệp có điểm thực tế về sự tự tin cho con bú giới hạn từ 26 – 51 với điểm trung bình 39,63 ± 6,79.

Bảng 3.5. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở hai nhóm giai đoạn sau can thiệp

Điểm Nhóm Giới hạn điểm Điểm thực tế Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Nhóm chứng 14 - 70 32 - 48 41,13 4,93 Nhóm CT 14 - 70 51 - 64 58,07 4,52

Nhận xét: Điểm giới hạn về sự tự tin cho con bú từ 14 – 70. Điểm

thực tế của nhóm chứng tại thời điểm sau can thiệp có giới hạn từ 32 – 48 với điểm trung bình 41,13 ± 4,93. Nhóm can thiệp có điểm thực tế về sự tự tin cho con bú giới hạn từ 51– 64 với điểm trung bình 58,07 ± 4,52.

3.2. Đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp nâng cao sự tự tin của bà mẹ về cho con bú của bà mẹ về cho con bú

Bảng 3.6. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ giữa hai nhóm giai đoạn trước can thiệp

Nhóm Điểm Nhóm chứng Nhóm CT p Điểm trung bình 36,93 39,63 > 0,05 Độ lệch chuẩn 5,69 6,79

Nhận xét: Ở giai đoạn trước can thiệp điểm trung bình về sự tự tin cho

con bú của bà mẹ nhóm chứng và can thiệp lần lượt 36,93 ± 5,69; 39,63 ± 6,79. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm với p > 0,05.

Bảng 3.7. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ giữa hai nhóm giai đoạn sau can thiệp

Nhóm

Điểm Nhóm chứng Nhóm CT p

Điểm trung bình 41,13 58,07

< 0,001

Độ lệch chuẩn 4,93 4,52

Nhận xét: Ở giai đoạn sau can thiệp điểm trung bình về sự tự tin cho

con bú của bà mẹ nhóm chứng 41,13 ± 4,93; nhóm can thiệp 58,07 ± 4,52. Điểm trung bình về sự tự tin cho con bú giữa nhóm chứng và can thiệp có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bảng 3.8. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm chứng giai đoạn trước và sau can thiệp

Nhóm chứng Điểm Trước can thiệp Sau can thiệp p Điểm trung bình 36,93 41,13 < 0,001 Độ lệch chuẩn 5,69 4,93

Nhận xét: Điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước và

khác nhau có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm chứng trước và sau can thiệp với p < 0,001.

Bảng 3.9. So sánh về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm can thiệp giai đoạn trước và sau can thiệp

Nhóm can thiệp Điểm Trước can thiệp Sau can thiệp p Điểm trung bình 39,63 58,07 < 0,001 Độ lệch chuẩn 6,79 4,52

Nhận xét: Điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước và

sau can thiệp của nhóm can thiệp lần lượt 39,63 ± 6,79 và 58,07 ± 4,52. Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm can thiệp trước và sau can thiệp với p < 0,001.

Bảng 3.10. So sánh sự tự tin về cho con bú của bà mẹ ở giai đoạn trước và sau can thiệp giữa hai nhóm

Nhóm Thời điểm

Nhóm can thiệp Nhóm chứng

p

( X SD) ( X SD)

Trước can thiệp 39,63 ± 6,79 36,93 ± 5,69 > 0,05

Sau can thiệp 58,07 ± 4,52 41,13 ± 4,93 < 0,001

p < 0,001 < 0,001

Nhận xét: Trước can thiệp không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê

về mức độ tự tin của bà mẹ về cho con bú giữa hai nhóm. Ở giai đoạn sau can thiệp, nhóm can thiệp có sự tự tin về cho con bú cao hơn nhóm chứng, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.11. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện sự tự tin về cho con bú của bà mẹ trước và sau can thiệp

Nhóm Chỉ số dự phòng Nhóm CT (n=30) Nhóm chứng (n=30) HQCT% Trước CT 39,63 36,93 35,6% Sau CT 58,07 41,13 CSHQ% 47% 11,4%

Nhận xét: Điểm số trung bình sự tự tin về cho con bú của bà mẹ ở

nhóm can thiệp tại thời điểm sau can thiệp cao hơn trước can thiệp. Chỉ số hiệu quả can thiệp cải thiện sự tự tin của bà mẹ về cho con bú ở nhóm can thiệp là 47%. Hiệu quả can thiệp về sự tự tin cho con bú của bà mẹ đạt 35,6%.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng sự tự tin về cho con bú của các bà mẹ trong nghiên cứu

4.1.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu can thiệp trên 60 bà mẹ cho thấy bà mẹ nằm trong nhóm tuổi 25 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,3% ở nhóm chứng và 60% ở nhóm can thiệp. Bà mẹ nằm trong nhóm tuổi dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0% ở nhóm chứng và 3,3% ở nhóm can thiệp. Tuổi thai trung bình lúc sinh 38,7 ± 0,88 ở nhóm chứng và 39,2 ± 1,12 ở nhóm can thiệp, trong đó tuổi thai của bà mẹ thấp nhất 38 tuần và tuổi thai của bà mẹ cao nhất 41 tuần. 100% bà mẹ sống cùng gia đình. Số lần khám thai trung bình của bà mẹ trong nghiên cứu 6,2 ± 2,73 ở nhóm chứng và 6,63 ± 2,91 ở nhóm can thiệp. Đặc điểm về thông tin nhân khẩu học giữa bà mẹ nhóm can thiệp và nhóm chứng

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi

phù hợp với kết quả nghiên cứu của Somayeh năm 2014 [37] tại Iran trên 120 bà mẹ được chia làm 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng cho thấy, độ tuổi trung bình của bà mẹ 26,6 ± 5,5; tuổi thai trung bình lúc sinh 38,6 tuần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với của Forster và cộng sự năm 2006 [20] trên 889 phụ nữ tại Australia cho thấy, độ tuổi trung bình của bà mẹ tham gia nghiên cứu 28,3 ± 5,7; đa số bà mẹ tham gia nghiên cứu sống cùng chồng chiếm tỷ lệ 88%.

Kết quả này có thể giải thích như sau, đây là nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp nhằm nâng cao độ tự tin của bà mẹ về cho con bú, do đó đối tượng của nghiên cứu là các bà mẹ mang thai, vì vậy độ tuổi của bà mẹ tham gia nghiên cứu này chủ yếu ở độ tuổi sinh sản từ 25 – 29 và chủ yếu sống cùng gia đình là hoàn toàn hợp lý. Kết quả nghiên cứu cũng

cho thấy tuổi thai khi sinh trung bình trong nghiên cứu ở giới hạn bình thường 38,95 ± 1,02, kết quả này có thể được giải thích dựa trên hai quan điểm sau: Thứ nhất, đa số bà mẹ có trình độ Đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ 45%, tỷ lệ bà mẹ có nghề nghiệp công chức nhà nước chiếm 35% do đó họ có khả năng tiếp cận với các thông tin cũng như kiến thức liên quan đến chăm sóc trong thời kì mang thai tốt hơn. Thứ hai, hầu hết bà mẹ đều lập gia đình chiếm tỷ lệ 98,3%; 100% bà mẹ sống cùng gia đình do đó sự quan tâm từ người chồng và gia đình có thể là nguyên nhân dẫn đến kết quả thai nghén tốt trong nghiên cứu này.

4.1.2. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước can thiệp ở nhóm can thiệp và nhóm chứng can thiệp và nhóm chứng

Điểm giới hạn về sự tự tin cho con bú trước can thiệp giới hạn từ 14 – 70 điểm. Điểm thực tế của nhóm chứng ở giai đoạn trước can thiệp có giới hạn từ 25 – 50 điểm. Điểm trung bình về sự tự tin cho con bú ở nhóm chứng 36,93 ± 5,69. Nhóm can thiệp có điểm thực tế về sự tự tin cho con bú ở giai đoạn trước can thiệp giới hạn từ 26 – 51 điểm. Điểm trung bình về sự tự tin cho con bú ở nhóm can thiệp 39,63 ± 6,79. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, bà mẹ có mức độ tự tin về cho con bú ở mức trung bình trước can thiệp. Ngoài ra, mức độ tự tin về cho con bú của bà mẹ trước can thiệp giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p > 0,05 (bảng 3.6).

Khi so sánh kết quả này với những nghiên cứu được thực hiện trước đó, chúng tôi thu được kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu của Somayeh và cộng sự thực hiện năm 2014 [37] trên 120 bà mẹ được chia làm 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng cho thấy, sự tự tin về cho con bú của bà mẹ giai đoạn trước can thiệp ở mức trung bình với điểm trung bình 104, điểm giới hạn từ 33 – 165. Nghiên cứu của Otsuka và cộng sự năm 2013 [35] nhằm đánh giá hiệu quả của

chương trình can thiệp nâng cao sự tự tin của bà mẹ cho con bú tại Nhật Bản cho thấy, mức độ tự tin của bà mẹ trước can thiệp của hai nhóm chứng và can thiệp đều ở mức độ trung bình. Trong đó điểm trung bình của nhóm chứng 42,4 ± 11,5 và nhóm can thiệp 43,1 ± 10,8. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sự tự tin cho con bú của bà mẹ giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng. Nghiên cứu của Kingston và cộng sự năm 2007 [27] trên 65 bà mẹ nhằm đánh giá mức độ tự tin về cho con bú chỉ ra rằng, bà mẹ trong nghiên cứu có sự tự tin về cho con bú ở mức độ trung bình ở giai đoạn nhập viện với điểm trung bình 48,8 ± 10,69.

Kết quả này có thể được giải thích như sau: Ở giai đoạn trước can thiệp, tuổi thai trung bình của thai phụ ở cả hai nhóm 34,12 ± 3,16, ở giai đoạn này họ đều đã tìm hiểu những kiến thức nhất định để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, do đối tượng của nghiên cứu là những bà mẹ sinh con lần đầu, họ chưa có kinh nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ trước đó cũng như chưa dự đoán được hết những khó khăn có thể gặp phải khi nuôi con bằng sữa mẹ, do đó sự tự tin về cho con bú của bà mẹ ở giai đoạn trước can thiệp ở mức trung bình có thể được giải thích theo quan điểm trên.

4.1.3. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước và sau can thiệp ở nhóm chứng nhóm chứng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm trung bình sự tự tin về cho con bú của bà mẹ của nhóm chứng trước và sau can thiệp lần lượt 36,93 ± 5,69 và 41,13 ± 4,93; Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ nhóm chứng trước và sau can thiệp với p < 0,001.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)