Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước và sau can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 49 - 51)

thiệp đều ở mức độ trung bình. Trong đó điểm trung bình của nhóm chứng 42,4 ± 11,5 và nhóm can thiệp 43,1 ± 10,8. Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sự tự tin cho con bú của bà mẹ giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng. Nghiên cứu của Kingston và cộng sự năm 2007 [27] trên 65 bà mẹ nhằm đánh giá mức độ tự tin về cho con bú chỉ ra rằng, bà mẹ trong nghiên cứu có sự tự tin về cho con bú ở mức độ trung bình ở giai đoạn nhập viện với điểm trung bình 48,8 ± 10,69.

Kết quả này có thể được giải thích như sau: Ở giai đoạn trước can thiệp, tuổi thai trung bình của thai phụ ở cả hai nhóm 34,12 ± 3,16, ở giai đoạn này họ đều đã tìm hiểu những kiến thức nhất định để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh. Tuy nhiên, do đối tượng của nghiên cứu là những bà mẹ sinh con lần đầu, họ chưa có kinh nghiệm về nuôi con bằng sữa mẹ trước đó cũng như chưa dự đoán được hết những khó khăn có thể gặp phải khi nuôi con bằng sữa mẹ, do đó sự tự tin về cho con bú của bà mẹ ở giai đoạn trước can thiệp ở mức trung bình có thể được giải thích theo quan điểm trên.

4.1.3. Đặc điểm về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước và sau can thiệp ở nhóm chứng nhóm chứng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm trung bình sự tự tin về cho con bú của bà mẹ của nhóm chứng trước và sau can thiệp lần lượt 36,93 ± 5,69 và 41,13 ± 4,93; Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ nhóm chứng trước và sau can thiệp với p < 0,001.

Kết quả của các nghiên cứu trước chỉ ra rằng, điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ trước và sau can thiệp của nhóm chứng có sự khác

nhau có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Otsuka năm 2013 [35] cho thấy, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ nhóm chứng ở giai đoạn trước can thiệp và sau can thiệp. Trong nghiên cứu này ở giai đoạn trước can thiệp bà mẹ có điểm trung bình về sự tự tin cho con bú 42,4 ± 11,5; Ở giai đoạn sau can thiệp các bà mẹ ở nhóm chứng có điểm trung bình về sự tự tin cho con bú cao hơn giai đoạn trước can thiệp 47 ± 10. Trái ngược với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Somayeh và cộng sự năm 2014 [37] chỉ ra rằng bà mẹ nhóm chứng có điểm trung bình của sự tự tin về cho con bú ở giai đoạn sau can thiệp thấp hơn trước can thiệp. Cụ thể trong nghiên cứu này, bà mẹ nhóm chứng có điểm trung bình ở giai đoạn trước can thiệp 104,4 ± 13,8; đến giai đoạn sau can thiệp điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm chứng 101,7 ± 12,9. Nghiên cứu của Kingston năm 2007 [27] cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình của bà mẹ về sự tự tin cho con bú trước và sau sinh. Cụ thể ở giai đoạn trước sinh và sau sinh điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ thay đổi từ 48,8 ± 10,69 đến 50,94 ± 9,22.

Kết quả này có thể được giải thích như sau, bà mẹ ở nhóm chứng ở giai đoạn sau can thiệp sẽ nhận được những tư vấn thường quy về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh từ nữ hộ sinh hoặc bác sỹ. Do đó, ở thời điểm này họ có đầy đủ kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ. thêm vào đó với sự ra đời của đứa con đầu lòng sẽ tạo cho bà mẹ một niềm thúc đẩy lớn qua đó một phần sẽ làm bà mẹ tăng thêm sự tự tin về cho con bú của bà mẹ. Chính vì vậy, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về điểm trung bình về sự tự tin cho con bú của bà mẹ ở nhóm chứng giai đoạn trước can thiệp và sau can thiệp có thể được giải thích dựa trên quan điểm trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe tới sự tự tin về cho con bú của bà mẹ tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 49 - 51)