Xuất và giải pháp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 2 giờ đầu sau đẻ tại khoa đẻ bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 42 - 53)

1. 5.2 Kéo dây rốn có kiểm soát

3.4. xuất và giải pháp:

- Tư vấn cho bà mẹ biết tác dụng của việc cho trẻ bú mẹ sớm.

- Hỗ trợ, giúp đỡ bà mẹ cho trẻ bú. Cần thiết có thể nhờ người nhà hỗ trợ cho trẻ bú mẹ.

- Tăng cường, giám sát kiểm tra thực hiện quy trình - Tăng cường, bố trí nhân lực hỗ trợ cho trẻ bú.

- Tập huấn và đào tạo lại cho Hộ sinh mới ra trường, hộ sinh mới được chuyển đến công tác tại khao Đẻ

- Có thể tiến hành áp dụng các can thiệp (bao gồm kẹp dây rốn muộn, tiếp xúc da kề da, xử trí tích cực giai đoạn ba cuộc chuyển dạ và cho con bú sớm) cho các cuộc chuyển dạ đẻ bình thường tại tất cả ca đẻ thai từ 32 tuần trở lên

- Mở rộng tập huấn, tập huấn lại, cho HS tham gia cung cấp dịch vụ để cập nhật quy trình theo HDQG về các DVCSSKSS mới nhất, trong đó lưu ý các bước còn yếu kém hoặc chưa được coi trọng như đã phát hiện trong chuyên đề này.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ việc thực hiện các QTKT. - Giáo dục trính trị, tư tưởng cho CBYT yên tâm tin tưởng và yêu nghề, coi sản phụ như người thân, như khách hàng, luôn quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ sản phụ.

- Tổng kết, sơ kết báo cáo các tai biến sản khoa hàng tháng, có kế hoạch/ biện pháp nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh.

- Hàng năm tổ chức cuộc thi tay nghề của Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên cả lý thuyết và thực hành để nâng cao tay nghề.

KẾT LUẬN

Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em là vấn đề luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở nước ta, việc chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ luôn là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của ngành Y tế. Song kết quả vẫn còn hạn chế. Từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu. Chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu tạo điều kiện tốt nhất để mỗi phụ nữ khi mang thai được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trước sinh, trong và sau sinh có chất lượng góp phần làm giảm các tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh. Qua báo cáo chuyên đề ở trên tôi có đưa ra một số kết luận sau:

1) Việc thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo HDQG về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, của WHO, của Bộ Y tế tại Bệnh viện đã được triển khai thực hiện.

2) ĐD/HS đã được cập nhật thông tin, tập huấn đầy đủ và có những quy trình đã được thực thiện tương đối đầy đủ và đúng quy trình.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn còn một số tồn tại sau:

1) Nhận thức của người dân đặc biệt là sản phụ chưa cao, chưa được tiếp cận với các loại hình thông tin đại chúng về các dịch vụ CSSKSS một cách đầy đủ nên nhiều khi không theo sự tư vấn, hướng dẫn của CBYT.

2) Do hoàn cảnh cũng như tình hình xã hội hiện nay ngành y luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nhưng chưa được xã hội thật sự tôn trọng nên cũng có nhiều CBYT chưa chuyên tâm, chưa tâm huyết với nghề nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, bà mẹ và trẻ em nói riêng chưa cao, chỉ làm cho xong. Việc tập huấn, cập nhập, bổ xung kiến thức chuyên ngành, áp dụng vào thực tế chưa đạt hiệu quả cụ thể:

* Lau khô và ủ ấm cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh): thực hiện nhưng chưa đầy đủ, không đủ thời gian 90 phút. Đạt tỷ lệ 97,5%

* Tiêm bắp 10UI oxytoxin thực hiện được 100%, đúng thời điểm.

* Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì: chưa đúng thời điểm và thời gian. Đạt tỷ lệ 94,0%

* Kéo dây rốn có kiểm soát: thực hiện nhưng chưa đúng kỹ thuật, chưa xuất

hiện cơn co tử cung đã kéo dây rốn, kéo không đúng cơ chế.

* Xoa đáy tử cung 15ph/lần kéo dài 2h: có thực hiện được 100%, nhưng chưa đủ thời gian.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Bệnh viện Phụ Sản Hải Dương (2012), "Báo cáo tổng kết công tác năm 2012,

phương hướng nhiệm vụ năm 2013".

2. Bộ Y tế (2001), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế vê việc ban hành qui định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2008), Điều dưỡng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản giáo dục.

4. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh

sản.

5. Bộ Y tế và Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), "Đánh giá người đỡ đẻ có kỹ

năng ở Việt Nam".

6. Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2011), Báo cáo rà soát thực hiện can

thiệp về làm mẹ an toàn, tập trung vào cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2006 - 2010.

7. Bộ Y tế (2012), Báo cáo thẩm định tử vong mẹ.

8. Bộ Y tế - Số 4637/QĐ-BYT-2014: Quyết định về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ. 9. Chính phủ (2014), Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát

triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế, Chính phủ, Hà Nội. 10. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007), Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội.

11. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc Việt Nam (2008), Báo cáo đánh giá giữa kỳ: Thực

hiện mô hình can thiệp cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh (Bài học kinh nghiệm của Hoà Bình và Hà Giang).

12. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2009), Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009:

Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

13. Vụ khoa học và đào tạo (2005), Chăm sóc bà mẹ trong khi đẻ, Tài liệu đào tạo

Hộ sinh trung học, 10.

Tiếng Anh

15. Aasheim V1 et al. (2011), Perineal techniques during the second stage of labour

for reducing perineal trauma, JohnWiley & Sons. Ltd.

16. Cynthia Stanton et al. (2009), "Use of active management of the third stage of labour

in seven developing countries", Bull World Health Organ 2009. 87, pg. 207-215.

17. Festin MR et al. (2003), "International survey on variations in practice of the

management of the third stage of labour", Bull World Health Organ. 81, pg. 286-

291.

18. FIGO Safe Motherhood and Newborn Health (SMNH) Committee (2012), 19. Mayberry LJ et al. (2000), Second-stage labor management: Promotion of

evidence-based practice and a collaborative approach to patient care,

Associationof Women's Health Obstetric and Neonatal nurses (AWHONN),

Washington, DC.

20. MScN Ahrar M. Rasheid and Rabea'a M. Ali (2010), "Assessment of Nurse–

Midwives' Knowledge and Practices toward Second Stage of Labor", Iraqi Sci.

J.Nursing. 23 (Special Issue).

21. USAID and POPPHI (2006), Active Management of the Third Stage of Labor

22. WHO and FIGO (2004), World Health Organization.Making pregnancy safer: the

critical role of the skilled attendant. A joint statement by WHO, ICM and FIGO, G

23. WHO (2012), WHO recommendations for the prevention and treatment of

PHỤ LỤC

BẢNG KIỂM CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ (đối với trẻ THỞ được)

Họ và tên: ...

Chức danh...

Nơi công tác ...

Ngày kiểm tra: ...

Hướng dẫn: Hoàn thành mẫu này cho mỗi lần trình diễn đối với trẻ thở được

Hoạt động Có (2 điểm) Có làm chưa đạt (2 điểm) Không ( 0 điểm)

I. Chuẩn bị trước sinh:

1. Kiểm tra nhiệt độ phòng; tắt quạt 2. Rửa tay (lần thứ nhất)

3. Đặt trên bụng mẹ miếng vải khô 4. Chuẩn bị khu hồi sức trẻ sơ sinh 5. Kiểm tra túi và mặt nạ có hoạt động

không

6. Kiểm tra bóng hút trên bàn đẻ (hoặc máy hút)

7. Rửa tay (lần 2)

8. Đeo 2 lần găng tay sạch (nếu chỉ có 1 người đỡ)

9. Chuẩn bị panh, kẹp rốn (chỉ buộc), kéo theo thứ tự cho dễ dùng

10.Kiểm tra đủ điều kiện (TSM phồng căng, ngôi thập thò âm hộ) thì tiến hành đỡ đẻ

Hoạt động Có (2 điểm) Có làm chưa đạt (2 điểm) Không ( 0 điểm)

II. Các việc cần làm ngay sau khi sinh cho mẹ và con:

11. Đọc to thời điểm sinh (giờ, phút, giây), giới tính

12. Lau khô người của bé có được bắt đầu trong vòng 5 giây sau khi đẻ?

<5 giây > 5 giây không làm

13.Lau khô trẻ kỹ càng (mắt, mặt, đầu, tay và chân)

14.Bỏ tấm vải ướt

15.Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ 16.Phủ một tấm vải lên người trẻ và

đội mũ cho trẻ

17.Kiểm tra xem có trẻ thứ hai không 18.Tiêm bắp Oxytocin cho mẹ trong

vòng 1 phút

19.Tháo găng tay đầu

20. Kiểm tra dây rốn trước khi kẹp, chỉ kẹp khi dây rốn ngừng đập

(thông thường là 1 – 3 phút) 21.Kẹp dây rốn cách chân rốn 2 cm,

vuốt máu dây rốn về phía mẹ. 22. Kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất 3 cm

(hoặc cách chân rốn 5cm). Cắt sát kẹp 1 bằng kéo vô khuẩn.

23. Một tay cầm kẹp dây rốn. Một tay đặt lên bụng vùng trên khớp vệ, chờ tử cung co chặt thì giữ và đẩy tử cung về phía xương ức.

Hoạt động Có (2 điểm) Có làm chưa đạt (2 điểm) Không ( 0 điểm)

24.Kéo dây rốn có kiểm soát, nhẹ nhàng theo hướng của cơ chế đẻ trong khi tay để trên bụng sản phụ đẩy tử cung theo chiều ngược lại 25.Khi bánh rau đã ra đến âm hộ, nâng

dây rốn lên để sức nặng bánh rau kéo nốt màng rau ra. Nếu màng rau không bong ra thì cầm bánh rau bằng hai tay đồng thời xoắn lại theo một chiều cho màng rau bong nốt. 26.Xoa đáy tử cung qua thành bụng sản

phụ đến khi tử cung co tốt và 15 phút 1 lần trong 2 giờ đầu sau đẻ 27.Kiểm tra rau: khi tử cung co tốt và

không có dấu hiệu chảy máu mới tiến hành kiểm tra rau theo thường lệ

28. Tư vấn cho mẹ về những dấu hiệu đòi bú của trẻ (chảy nước dãi, mở miệng, lè lưỡi/liếm, gặm tay, bò trườn ) Đề cập trên 2 dấu hiệu Đề cập từ 1 – 2 dấu hiệu Không đề cập dấu hiệu nào Tổng số

Cách chấm điểm như sau:

- Có thực hiện: 02 điểm - Có thực hiện nhưng chưa đạt: 01 điểm

- Không thực hiện: 0 điểm

BẢNG KIỂM CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TRONG VÀ NGAY SAU ĐẺ (đối với trẻ KHÔNG THỞ được)

Họ và tên:……….

Chức danh……….

Nơi công tác:……….

Ngày kiểm tra: ………

Hướng dẫn: Hoàn thành mẫu này cho mỗi lần trình diễn đối với trẻ không thở

được Hoạt động Có (2 điểm) Có làm chưa đạt (2 điểm) Không ( 0điểm)

I. Chuẩn bị trước sinh:

1. Kiểm tra nhiệt độ phòng; tắt quạt 2. Rửa tay (lần thứ nhất)

3. Đặt lên bụng mẹ miếng vải khô 4. Chuẩn bị khu hồi sức sơ sinh 5. Kiểm tra túi và mặt nạ có làm việc

không

6. Kiểm tra bóng hút trên bàn đẻ 7. Rửa tay (lần thứ hai)

8. Đeo 2 lần găng tay

9. Chuẩn bị kẹp rốn, foc xép, dây theo thứ tự dễ sử dụng

II. Các bước tiến hành ngay sau đẻ 10.Đọc to thời điểm sinh, giới tính

Hoạt động Có (2 điểm) Có làm chưa đạt (2 điểm) Không ( 0điểm)

11.Lau khô cho trẻ có được bắt đầu 5 giây ngay sau sinh không?

<5 giây > 5 giây không

12.Lau khô trẻ (mắt, mặt, đầu, ngực, tay, chân, lưng, mông…)

13.Bỏ tấm vải ướt

14.Trẻ được tiếp xúc da kề da

15.Phủ người và đầu trẻ bằng tấm vải khô, đội mũ cho trẻ GIẢNG VIÊN NÓI: TRẺ KHÔNG THỞ ĐƯỢC

16.Gọi giúp đỡ

17.Bỏ đôi găng tay ngoài cùng ra

18.Nhanh chóng kẹp và cắt dây rốn 19.Chuyển trẻ đến khu vực hồi sức,

kích thích trong lúc di chuyển 20.Nhanh chóng ủ ấm trẻ trong và sau

khi di chuyển

21.Đặt đầu trẻ đúng để mở thông luồng không khí.

22.Úp mặt nạ chặt qua cằm, mũi và mồm

23.Bắt đầu bóp bóng qua mặt nạ thở trong vòng 1 phút sau sinh. 24.Bóp túi ở mức 30-50 lần thở mỗi

Hoạt động Có (2 điểm) Có làm chưa đạt (2 điểm) Không ( 0điểm)

25.Duy trì ngực phập phồng trong suốt thời gian trợ thở hoặc làm các bước để cải thiện tình trạng thở

GIẢNG VIÊN NÓI: TRẺ ĐÃ THỞ ĐƯỢC

26.Sau khi trẻ thở được tốt hơn, dừng trợ thở

27.Cho trẻ tiếp xúc da kề da với mẹ, phủ ấm trẻ

28.Tư vấn cho mẹ rằng trẻ đã ổn và các dấu hiệu đòi bú của trẻ (chảy nước dãi, mở miệng, lè lưỡi/liếm, gặm tay, bò trườn )

Tổng số:

Cách chấm điểm như sau:

- Có thực hiện: 02 điểm

- Có thực hiện nhưng chưa đạt: 01 điểm - Không thực hiện: 0 điểm

Khoa Đẻ - BV Phụ Sản TW Tháng 06 năm 2020

Tổng số ca đẻ : 968 ca Tổng số ca Forcep : 45ca

Tổng số ca chuyển sơ sinh : 184 ca Tổng số ca EENC : 747 ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 2 giờ đầu sau đẻ tại khoa đẻ bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)