Chủ trương của Trung ương Đảng và Khu ủy Khu V

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở quãng ngãi (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Khu ủy Khu V

Cuối năm 1967, quân dân ta vẫn giữ vững và phát huy mạnh mẽ quyền chủ động trên chiến trường. Các lực lượng chủ lực quân giải phóng đã tạo được thế đứng chân vững chắc ở các vùng ven đô, đặc biệt là ở các đô thị lớn. Cơ sở cách mạng trong các đô thị không ngừng lớn mạnh và phát triển.

Về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn, vùng kiểm soát của chúng ngày càng bị thu hẹp, chính quyền chìm trong khủng hoảng, nội bộ mâu thuẫn sâu sắc. Quân Mỹ, quân thân Mỹ bị thương nhiều, mục tiêu đề ra không thực hiện được, ý chí và tinh thần chiến đấu của địch bị giảm sút nghiêm trọng. Chi phí cho cuộc chiến tranh tăng vọt, từ 4,7 tỷ đô la năm 1965-1966 lên đến 30 tỷ đô la năm 1967, thâm hụt ngân sách lên đến 8,7 tỷ đô la, Mỹ buộc phải bỏ kế hoạch phản công chiến lược lần thứ ba, đưa lực lượng về tăng cường phòng thủ ở những đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

Với những thắng lợi đã giành được trên mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, nhất là thắng lợi trong hai mùa khô (1965-1966), (1966-1967), Tháng 12/1967 Hội nghị Bộ Chính trị họp và ra Nghị quyết lịch sử: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định” [43, tr.47]. Bộ Chính trị đã phân tích tình hình ta và địch: “Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược” [43, tr.47]. Từ sự phân tích trên, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trọng đại và cấp bách:“Động viên những nổ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ở cả hai miền đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên

bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định” [43, tr.48]. Hội nghị cho rằng: “Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa” là một quá trình liên tục tiến công truy kích, tiêu diệt, đánh đổ địch về quân sự và chính trị, là quá trình phản kích ác liệt giành lại và chiếm lấy các vị trí chiến lược quan trọng, là giai đoạn sẽ kéo dài trong một thời gian nào đó. Trong quá trình Tổng công kích, tổng khởi nghĩa phải thực hiện đến mức cao nhất việc kết hợp giữa đấu tranh chính trị và binh vận, kết hợp hoạt động ở thành thị, nông thôn đồng bằng và rừng núi làm rung chuyển toàn miền Nam, thúc đẩy cuộc tổng tiến công và nổi dậy khắp ba vùng chiến lược phát triển. Việc tiến công đồng loạt kết hợp chặt chẽ với nổi dậy khắp nơi là việc làm rất phức tạp và vô cùng khó khăn, không dễ dàng, nhưng ta có thuận lợi cơ bản là đang ở thế thắng, thế chủ động, địch đang ở thế bị động, thế thua. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, mặc dù ta đã tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch nhưng mới chỉ dừng lại ở tiêu diệt từng đơn vị cấp chiến thuật, chưa thể đánh tiêu diệt từng đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược, nhất là đối với quân viễn chinh Mỹ. Với cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ thì thành thị là căn cứ, hậu phương quan trọng, là nơi đầu não của địch. Nếu chúng ta không đánh vào nơi đầu não của địch thì khó có thể giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn.

Do đó, các đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra giải pháp đó là đánh thẳng vào sào huyệt của địch trong các thành phố, thị xã, chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu là đô thị, nông thôn và các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Đánh vào thành phố, thị xã cơ quan đầu não của địch, nơi mà địch nghĩ là an toàn nhất, có nhiều sở hở và chủ quan, khiến địch sẽ bị động và trở tay không kịp.

thực hiện. Bộ Chính trị dự kiến cuộc tổng tiến công và nổi dậy có thể phát triển theo ba khả năng:

Một là, ta giành thắng lợi to lớn ở chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, buộc Mỹ phải chấp nhận thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của ta.

Hai là, tuy ta đã giành được những thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng địch vẫn còn lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài Gòn để tiếp tục chiến đấu với ta.

Ba là, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc ta phải đối phó, hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng.

Quyết tâm của Bộ Chính trị là động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền Nam - Bắc nỗ lực phi thường, tiến công và nổi dậy đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành lại thắng lợi cao nhất ở khả năng thứ nhất. Nhưng trong chuẩn bị phải sẵn sàng chủ động đối phó với khả năng thứ hai. Khả năng thứ ba tuy ít xảy ra, nhưng phải tích cực đề phòng. Như vậy trong lãnh đạo, phải động viên tư tưởng và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tiến lên giành thắng lợi cao nhất, nhưng phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Căn cứ vào Nghị quyết của Bộ Chính trị được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 thông qua, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã hoàn chỉnh phương án Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa và xác định: cụ thể cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, mà chiến trường chính là đường số 9 - Khe Sanh, nhằm thu hút giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công chiến lược đánh vào thị xã, thành phố quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp và nổi dậy của quần chúng nông thôn và đô thị, mở

đầu cho tổng công kích - tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Nam Bộ, Trị Thiên, Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn. Bộ Chính trị quyết định thời gian tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa được chọn vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Cụ thể đến ngày 21/1/1968, thời điểm nổ súng mở màn cuộc tổng công kích - tổng khởi nghĩa mới được xác định là ngày N (tức là ngày 30 tháng chạp), giờ G (tức là giờ đêm giao thừa, thời điểm nhạy cảm và thiêng liêng chuyển giao kết thúc năm cũ và bắt đầu của năm mới). Tạo yếu tố bất ngờ lớn đối với địch và cũng đồng thời là lúc địch bộc lộ nhiều sơ hở và chủ quan nhất.

Tuy nhiên trong tình hình địch đã chuyển vào thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược thì “Những cố gắng chủ quan và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của ta có tác dụng quyết định trực tiếp” [57, tr.63]. Trong việc rút ngắn thời gian tổng công kích - tổng khởi nghĩa, trong đó, việc chọn hướng tiến công chiến lược giữ vai trò quan trọng. Bộ Chính trị quyết định “Sử dụng lực lượng quân sự của ta, căng địch ra khắp các chiến trường...điều lực lượng quân sự của địch ra các chiến trường quan trọng, sử dụng những quả đấm mạnh đánh quỵ các binh đoàn chủ lực của địch, bẻ gãy các cuộc phản công của chúng” [57, tr.63]. Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Lê Duẩn trực tiếp theo dõi và chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

Căn cứ vào ý định chiến lược của Bộ Chính trị, ngay từ tháng 7/1967 Thường vụ Khu ủy Khu V, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu V đã động viên quân và dân toàn Khu vừa đẩy mạnh tiến công tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch và phá hủy phương tiện chiến tranh, vũ khí Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhằm mở rộng và tạo thế chiến trường, đưa cuộc chiến tranh cách mạng phát triển cao nhất bằng phương pháp Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa. Tháng 11/1967, Quân khu ủy thành lập trung đoàn đặc công cho hướng công kích thị xã Quảng Ngãi.

Theo chủ trương, kế hoạch của Khu ủy V các tỉnh bổ sung quân số các đơn vị đã có, thành lập các đơn vị mũi nhọn, biệt động làm nhiệm vụ đánh vào thị xã. Việc giành chính quyền ở các thành phố, thị xã sẽ tiến hành theo 3 phương thức: Thứ nhất: các thành phố, thị xã lớn: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang dùng lực lượng bên trong nổi dậy, cùng quần chúng nông thôn kéo vào kết hợp với công kích quân sự để giành chính quyền. Thứ hai là: Các thị xã khác ở đồng bằng ven biển kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân tại chỗ và nông thôn kéo vào tiến công địch giành chính quyền. Thứ ba là: các thị xã ở Tây Nguyên, Plâycu, Kon Tum, Buôn Ma Thuật chủ yếu đòn tiến công quân sự để giải phóng.

Ở Khu V, giữa tháng 12/1967 Đảng ủy các cấp động viên cán bộ, đảng viên, bộ đội, nhân viên cơ quan và nồng cốt nhân dân vùng giải phóng ra phía trước quyết tâm giành thắng lợi to lớn nhất. Đảng viên tự nguyện nhận nhiệm vụ ở các mũi nhọn tấn công và chiếm lĩnh những vị trí then chốt nhất trong thành phố. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đang điều trị ở bệnh viện cũng xin về đơn vị để chiến đấu, nhân dân trong đơn vị sản xuất và phục vụ phía sau xin ra phía trước tấn công địch. Các đội quân tham gia khởi nghĩa ở thành phố được chuẩn bị khoảng 20 vạn người, chủ yếu là nhân dân vùng căn cứ, vùng giải phóng và vung ven thành thị, tổ chức thành các đại đội, tiểu đoàn và chia ra thành từng cánh giao cho cán bộ xã ủy, huyện ủy, tỉnh ủy chỉ huy. Một số cán bộ trong ngành binh vận, đấu tranh chính trị, các đoàn thể khu, tỉnh cán bộ, đảng viên các huyện nông thôn được tăng cường cho thành phố, thị xã. Sắp đến ngày hành động, một số cơ sở, cốt cán hợp pháp trong thành phố rút ra ngoài vùng ven chuẩn bị tư tưởng, giao nhiệm vụ.

Như vậy, tùy theo tình hình và địa bàn, các địa phương triển khai kế hoạch của Trung ương và Khu V để giành thắng lợi.

2.1.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Ngãi

Trong hai năm 1966-1967, Hội nghị Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi diễn ra liên tục nhằm phân tích, làm rõ điểm mạnh, yếu của ta và địch, rút kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ đối với phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương. Chuẩn bị đầy đủ về thế, lực sẵn sàng hoạt động khi có thời cơ đến.

Sau khi quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị và chủ trương của Khu ủy V, tháng 12/1967 Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp đánh giá, soát xét lại tình hình và ra nghị quyết:

Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh, nỗ lực phi thường, quyết tâm cao độ, thực hiện nhiệm vụ tổng tiến công và nổi dậy trên chiến trường bằng ba mũi giáp công thật mạnh, để phối hợp toàn khu, toàn miền. Hình thành thế mạnh và thế tiến công liên tục, thực hiện quả đấm quân sự, đánh tiêu diệt lớn, thực hiện tiến công kết hợp với nổi dậy, tiến lên giành chính quyền về tay nhân dân và kiên quyết bảo vệ chính quyền đó [67].

Dưới ánh sáng của Nghị quyết, Đảng bộ đề ra nhiệm vụ của quân và dân Quảng Ngãi là:

Phải mở ra và giành lại toàn bộ nông thôn đồng bằng, phát triển phong trào du kích cao hơn bao giờ hết. Xây dựng thôn xã chiến đấu vững mạnh,liên hoàn sát quận lỵ, thị xã và các trục giao thông, hình thành thế bao vây uy hiếp, tiến công liên tục, xây dựng bàn đạp, kết hợp tiến công và nổi dậy. Tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ và chư hầu, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy... Khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang, du kích xã thôn, du kích mật và hợp pháp, các đội quyết tử, cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng kịp thời cho Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt vào Tết Mậu

Thân năm 1968 [67].

Tỉnh ủy Quảng Ngãi nhấn mạnh một số công tác cấp bách như là: Phải chuẩn bị nhanh chóng về mọi mặt về lực lượng, triển khai kế hoạch, đồng thời, khắc phục các mặt yếu, kém để kịp thời đáp ứng với tình hình mới lúc bấy giờ, đó là thực lực chính trị, vũ trang tại chỗ tại thị xã, thị trấn, động viên đội ngũ tân binh, chuẩn bị chu đáo về lương thực, dân công, công tác tư tưởng. Ngoài ra, Nghị quyết Tỉnh ủy còn quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động quân sự, chính trị, binh vận trên các chiến trường nhằm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên phạm vi toàn tỉnh.

Các lực lượng trinh sát vũ trang tỉnh và huyện vừa khẩn trương tiến hành nghiên cứu, trinh sát mục tiêu xây dựng phương án tác chiến phục vụ cho công cuộc tiến công và nổi dậy, vừa tiến hành bổ sung lực lượng, tranh thủ luyện tập các môn, chiến thuật như tập kích, đánh hóa trang và phục kích. Phương châm tác chiến là lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, vừa chiến đấu vừa xây dựng. Kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Quảng Ngãi được Tỉnh ủy chỉ đạo thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ trương của Trung ương và Khu V vào địa phương.

Trong cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, Tỉnh ủy đã vạch ra kế hoạch, xây dựng phương án và xác định mục tiêu trong cuộc tiến công và nổi dậy. Các mục tiêu trong thị xã được xác định là những nơi bọn đầu sỏ tập trung như khu vực điện đài, sở chỉ huy hệ thống thông tin quân sự, công an, cảnh sát, mật vụ, sĩ quan chỉ huy Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, tình báo CIA, các trận địa pháo, xe tăng, các ngã đường quan trọng, bến cảng, ga Ông Bố, Bắc cầu Trà Khúc và điểm cao 45... Ở các huyện tổ chức tiến công vào các quận lỵ, thị trấn là những mục tiêu quan trọng nhằm cắt đứt tuyến đường giao thông huyết mạnh trên quốc lộ 1A.

nông thôn kéo vào để đánh đổ bộ máy của địch, thành lập chính quyền cách mạng. Tiến công địch đồng loạt, nhiều hướng trên phạm vi toàn tỉnh nhưng phải có trọng điểm, thực hiện lối đánh chọc sâu, bao vây, chia cắt, cô lập để khống chế toàn bộ quân địch. Đồng thời, các Ban binh vận khẩn trương xây dựng các cơ sở nội tuyến, nắm chắc một số nội ứng trong đơn vị địch, sẵn sàng làm binh biến để ly khai hàng ngũ của địch.

Cơ sở vật chất, phương tiện đảm bảo cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy phải chuẩn bị hết sức chu đáo, vận chuyển, tập kết sẵn vào những nơi quy định ở những khu vực vùng ven và trong thị xã, thị trấn để phục vụ kịp thời khi cần thiết. Với khẩu hiệu “Tất cả để chiến thắng, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân” biến thành những nội dung lớn trong các cuộc hội nghị, học tập của cán bộ, chiến sĩ, các cấp, các ngành. Không khí thi đua “giết giặc lập công” được phát động sôi nổi từ tỉnh xuống huyện, xã, thôn, làng.

Tỉnh ủy đã chỉ thị cho các lực lượng, các ban, các ngành trong tỉnh phải tiến hành khẩn trương, nhanh chóng triển khai kế hoạch, ráo riết chuẩn bị, đến ngày 15/1/1968 căn bản phải hoàn thành mọi kế hoạch đề ra. Trong tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở quãng ngãi (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)