Đợt 1: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở quãng ngãi (Trang 57 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Đợt 1: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968

2.3.1.1. Tiến công và nổi dậy ở Thị xã Quảng Ngãi

Trong khi lực lượng chiến lược của địch bị thu hút, giam chân tại mặt trận đường số 9 - Khe Sanh thì đêm 29 rạng sáng ngày 30/1/1968 (tức giao

thừa theo lịch miền Nam), quân và dân các tỉnh đồng bằng ven biển miền Trung và Tây Nguyên đã đồng loạt tiến hành tiến công vào thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ, hàng loạt căn cứ, sân bay, kho tàng, sở chỉ huy của địch cùng với yếu tố bất ngờ và quyết tâm cao, quân giải phóng đã đánh nhanh, đánh mạnh vào các vùng trọng điểm, các cơ quan đầu não và hậu cứ của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.

Tại Khu V, theo như kế hoạch thì đúng 0 giờ ngày 30/1/1968 (giao thừa theo lịch miền Nam) ta đã tấn công địch vào thị xã Tuy Hòa (Phú Yên) sau đó ta đồng loạt tấn công vào thị trấn Tân Cảnh, thị xã Công Tum, thị xã Buôn Ma Thuột, thị xã Plâycu, thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An, thành phố Quy Nhơn. Trước đó pháo binh ta đã bắn phá trung tâm Huấn luyện Hải quân ở Nha Trang.

Tại các tỉnh đồng bằng ven biển Khu V, lực lượng vũ trang của ta tiến công vào một loạt thành phố, thị xã như Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang và 40 thị trấn, quận lỵ cùng hàng trăm mục tiêu quân sự, chính trị của địch trên địa bàn chiến lược trọng yếu này.

Ngày 29/1/1968 Quân khu V nhận được lệnh, Bộ Tổng tham mưu hoãn ngày tiến công một ngày (Theo lịch của Chính quyền Sài Gòn) Tết Âm lịch Mậu Thân là ngày 31/1/1968. Tuy nhiên, ở một số địa phương mọi thứ đã sẵn sàng, kế hoạch đã được triển khai nên không thể trì hoãn được và xin tiếp tục nổ súng. Ở quân Khu V chỉ có Quảng Ngãi và Tam Kỳ chấp hành đúng lệnh là lùi lại một ngày [32, tr.335]. Do vậy, yếu tố bất ngờ không còn nữa, địch đã được thông báo và đề phòng nghiêm ngặt hơn ở Quảng Ngãi.

Đúng 2 giờ 30 phút ngày 31/1/1968 cùng với sự phối hợp của quân và dân toàn miền, đòn sấm sét bất ngờ của quân và dân Quảng Ngãi đã giáng một đòn nặng nề vào sào huyệt của địch. Các lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh đã đồng loạt nổ súng vào thị xã, thị trấn và các vùng phụ cận, mở màn

cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 trên chiến trường Quảng Ngãi.

Tại thị xã, tiểu đoàn đặc công 406 của Quân khu V đã phối hợp cùng đại đội 21 đặc công của tỉnh đã nổ súng đánh chiếm một phần khu nội thành, bao vây nhà sư trưởng sư đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa. Ta đã tiêu diệt 80 tên Việt Nam Cộng hòa, trong đó có tên đại úy chỉ huy trưởng và nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan, làm bị thương hơn 100 tên. Đây là những trận đánh nhằm tạo đà, tạo thế cho nhiệm vụ tổng tiến công và nổi dậy.

Tại tiểu khu Quảng Ngãi ta phá hủy 9 trong số 17 xe thiết giáp, tiêu diệt 40 tên địch, trong đó tên thiếu tá chỉ huy trưởng chi đoàn thiết giáp và tên đại úy tham mưu phó tiểu khu bị thương nặng. Tại ngã tư đường Quang Trung và đường Lê Trung Đình ta đã tiêu diệt một tiểu đoàn lính Việt Nam Cộng hòa.

Đại đội đặc công 506A và đại đội đặc công 95 đã đánh chiếm nhà lao Quảng Ngãi, giải thoát 1.500 tù chính trị đánh sập 2 lô cốt khu tỉnh đoàn bảo an. Địch đã phản công quyết liệt nhằm chiếm lại những gì đã mất nhưng bị quân và dân ta đánh trả và địch bị tiêu diệt trên 100 tên [14, tr.269].

Đại đội 506B thuộc lực lượng quân đội thị xã đã đánh chiếm Ngã Năm, trường Trung học Kim Thông và trường Tiểu học Thánh Tâm, chiếm đường Võ Tánh, diệt 4 xe thiết giáp và 1 đại đội nghĩa quân, bắt 14 tên, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng của địch, diệt 2 lô cốt, chiếm Bâncalo Quảng Ngãi và làm chủ 1 ngày [14, tr.269]. Địch hoang mang cho bắn pháo, ném bom gây cho nhân dân Quảng Ngãi nhiều thiệt hại về người và của.

Các tiểu đoàn 81, 83 và 20 của Quảng Ngãi tại khu vực sân bay, tuy bị lộ trong lúc tiến hành quân tiếp cận nhưng các tiểu đoàn đã hình thành các mũi tiến công, lần lượt đánh chiếm các khu vực trong khi quân địch dùng tất cả các loại hỏa lực, chống trả quyết liệt. Ta đã tiêu diệt tiểu đoàn 2 Việt Nam Cộng hòa, đánh chiếm tiểu đoàn 3 và các bộ phận trung đoàn khác. Địch chết

và bị thương 300 tên, trong số đó có 1 tên trung đoàn trưởng trung đoàn 4 Việt Nam Cộng hòa. Sau đó quân ta cho 1 tiểu đội trinh sát tỉnh đột nhập vào sân bay, đã đánh tan xác 6 máy bay địch, phá hủy 1 kho nhiên liệu, 1 kho xăng dùng cho máy bay, 1 kho súng của tiểu đoàn 3 Việt Nam Cộng hòa, lửa bốc khói cháy suốt ngày. Tạo điều kiện cho các tiểu đoàn từ các hướng đánh chiếm các khu vực quy định. Đến 21 giờ ngày 31/1/1968 tất cả các đơn vị rút khỏi sân bay và thị xã, riêng bộ đội đặc công trụ lại ở phía nam thị xã. Đúng 23 giờ ta dùng cối 82 ly pháo kích tới tấp vào sân bay trúng các mục tiêu, lửa bốc cháy dữ dội.

Đêm ngày 31/1/1968 tại khu vực phía Bắc của sông Trà Khúc, tiểu đoàn 48 phối hợp với lực lượng vũ trang huyện Sơn Tịnh tiến công cao điểm 45 (là trung tâm huấn luyện địa phương quân), chỉ sau 20 phút chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt được 9 lô cốt, 2 hầm ngầm, phá hủy toàn bộ doanh trại địch, chiếm lĩnh được đầu cầu Trà Khúc, nhưng vẫn chưa cắt được cầu vì công binh chưa tiến lên kịp.

Trước sự tấn công mạnh mẽ vào thị xã của quân ta, địch đã cho 2 tiểu đoàn và 7 xe thiết giáp từ thị xã ra để phản kích, bị quân ta chặn đánh diệt được 3 xe thiết giáp, địch dùng máy bay bắn phá ác liệt, quân dân Quảng Ngãi phải rút khỏi phía Bắc của cầu Trà Khúc. Kết quả đêm ngày 31/1/1968, tại bắc cầu Trà Khúc ta diệt được 300 tên địch, 6 trung đội địa phương quân [15, tr.160].

Sau khi thất bại nặng nề ở thị xã, quân Việt Nam Cộng hòa tăng cường thêm 1 đại đội từ Nghĩa Hành xuống bảo vệ, ứng cứu cho thị xã, thì lúc đó đúng 18 giờ 45 phút ngày 3/2 lực lượng vũ trang của ta đã chặn đánh địch, tiêu diệt 1 trung đội, số còn lại bỏ chạy toán loạn, địch phải dùng pháo binh chi viện. Đêm ngày 3/2/1968 các tiểu đoàn 81 và 83 tiến công vào ấp Chánh An và Ấp Thuận Hóa diệt thêm 1 trung đội lính Việt Nam Cộng hòa.

Chưa dừng lại ở đó, đêm ngày 5/2/1968, các tiểu đoàn 81, 82 phối hợp chặt chẽ với lực lượng đặc công của tỉnh đánh chiếm khu vực Ga Ông Bố, làm chủ từ Chợ Ông Bố đến Chấn Hưng. Tại đây, lực lượng cách mạng đã tiêu diệt 11 lô cốt, 1 hầm ngầm, làm sập 1 tòa nhà lính địch ở, diệt gọn 1 đại đội cảnh sát dã chiến, 1 đoàn bình định, 1 trung đội nghĩa quân, phá hủy 1 kho xăng, 13 xe GMC [12, tr.221].

Như vậy, ở thị xã lực lượng cách mạng đã chiếm được từng góc nhà, từng đường phố, đánh sập nhiều lô cốt, phá hủy và bắn cháy nhiều xe quân sự, diệt hàng trăm tên và đẩy lùi các đợt phản kích của địch trong thị xã và từ ngoài thị xã vào cứu nguy cho quân đội và chính quyền địch.

2.3.1.2. Tiến công và nổi dậy ở các huyện của tỉnh Quảng Ngãi

Cùng với tiếng súng ở thị xã, quân và dân các huyện Quảng Ngãi cũng đồng loạt nổ súng tiến công địch.

Tại huyện Bình Sơn, đúng 2 giờ 30 phút ngày 31/1/1968 (tức mùng 1 Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam), quân và dân Huyện Bình Sơn nổi dậy, tấn công cứ điểm cầu Ô Sông, quận lỵ ấp An Châu, pháo kích trận địa pháo Bằng Tiễn, “đánh chiếm đoạn đường 1A từ thị trấn Châu Ổ đi Nước Mặn, diệt hàng trăm tên dịch, phá hủy 3 khẩu pháo 105, giải phóng nhân dân ở khu tập trung “ấp chiến lược” trở về làng cũ” [2, tr.420].Nhân dân trong tòa huyện chia làm 4 cánh tấn công địch.

Cánh thứ nhất: Quần chúng các xã kéo tới đường sắt bị địch phản kích mạnh, dùng súng, pháo cối bắn vào đội hình nên không tiến xuống ngã ba Trà Bồng được, đành phải rút lui.

Cánh thứ hai: Các xã Bình Hải, Bình Hòa, Bình Thanh kéo lên phá ấp chiến lược Bình Long và chiếm đoạn quốc lộ 1, khi đến trường học Long Giang, bị quân địch ở cầu Ô Sông phản kích làm ta bị thương một số người. Nhưng với khí thế áp đảo của quần chúng làm địch hoảng hốt bỏ chạy.

Cánh thứ ba: Quần chúng các xã Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Phước, Bình Dương kéo lên tấn công địch, phá khu dồn Xóm Quán, đến An Châu, nhưng cũng bị địch đánh chặn lại.

Cánh thứ tư: Từ các xã Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Nguyên kéo lên chiếm nước Mặn được một giờ, sau đó địch phản kích ta rút lui. Mặc dù trong đợt nổi dậy đồng loạt tết mậu Thân trên địa bàn toàn huyện, tuy chưa thực hiện được mục đích, yêu cầu của phương án đề ra, song quân và dân trong toàn huyện đã làm cho địch nhiều tổn thất nặng nề.

Tại huyện Trà Bồng, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, đêm ngày 31/1/1968 (tức mùng 1 Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam), Ban chỉ đạo tiền phương huyện chỉ đạo toàn bộ lực lượng chuẩn bị từ trước tấn công vào các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng hòa đóng trên địa bàn huyện Trà Bồng, tiến công địch ở các khu vực Gò Đá, Tà Lạt, Nội An, Trà Nham… và các khu dồn. Trước sự tấn công bất ngờ của ta, gần 50 tên địch đền tội, 13 tên bị bắt sống, số còn lại tháo chạy tán loạn, cách mạng làm chủ quận lỵ cả đêm. Các đội công tác vừa truy bắt ác ôn, vừa rải truyền đơn, treo băng, cờ, khẩu hiệu, vừa đi chúc tết đồng bào, vừa tập hợp, phát động quần chúng tiếp tục đấu tranh. Sáng hôm sau (1/2/1968), địch tổ chức phản kích. Huyện uỷ và Ban chỉ đạo tiền phương kịp thời tổ chức, lãnh đạo các lực lượng vũ trang, chính trị vừa chống phản kích, vừa phát động quần chúng nổi dậy. Trong đợt tổng tấn công và nổi dậy này, quân dân Trà Bồng đã đánh 29 trận, diệt và làm bị thương hơn một trăm tên địch (Mỹ chết một, bị thương một), ta đánh chiếm và làm chủ 3 đồn địch ở quán Bà Chánh Hai, Gò Đá và Trung Nam, thu được một số chiến lợi phẩm, đưa 21 gia đình gồm trên 100 người trở về vùng giải phóng. Nhiều cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và đồng bào nêu cao tinh thần chiến đấu gan dạ rất đáng khâm phục và tự hào. Trong đợt này, 23 người được kết nạp vào Đảng, 11 thanh niên được kết nạp vào Đoàn, 38 chiến sĩ và 48 cán bộ

huyện, xã được Huyện ủy khen thưởng [10, tr.232].

Tại huyện Sơn Tịnh, đêm 30 rạng 31/1/1968, một đại đội vũ trang huyện tiến công trung đội bảo an gác cầu Trường Xuân và đồn Núi Sứa, đánh sập lô cốt địch ở đầu cầu Trường Xuân, “diệt 3 tên địch, bắt sống 28 tên khác, thu 30 khẩu súng các loại. Tại Núi Sứa, ta diệt 3 tên, thu 5 máy radio và hơn 1.000 viên đạn [9, tr.313]. Tiếp đó, lực lượng vũ trang cùng du kích và lực lượng quần chúng tấn công ở nhiều nơi trong toàn huyện. Đoàn khởi nghĩa từ cánh bắc của Tịnh Phong kéo vào khoảng 3.000 người có dán khẩu hiệu trên nón, mũ do đồng chí Nguyễn Bửu (Thường vụ Nông hội huyện, phụ trách xã Tịnh Phong) làm Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Lê Thị Thắm (Hội trưởng phụ nữ xã Tịnh Phong) chỉ huy, phất cao cờ tiến sát quận lỵ, đồng thời, hô vang khẩu hiệu và đập phá cổng quận lỵ. Địch bắn trả liên tục 3 loạt đại liên làm hai đồng chí chỉ huy hy sinh. Ngay lập tức chị Lê Thị Hạnh, cán bộ Hội phụ nữ xã tiếp tục phất cao ngọn xông thẳng về phía địch. Ở cánh Tây huyện Sơn Tịnh, do đồng chí Phạm Tấn Thời chỉ huy đã bắt sống một trung đội địch tại nhà thờ Phú Hòa, thu được 24 khẩu súng, đến chiều ngày mùng 4 Tết rút về tới thôn Hà Nhai, Tịnh Hà bám trụ lại tiếp tục đấu tranh. Cho đến khi, địch cho máy bay đến dội bom, đánh phá thiêu rụi xóm 14 làm chết 12 người và bị thương nhiều người khác, khi đó đồng bào mới chịu giải tán [10, tr.314].

Tại Sơn Hà, đúng như kế hoạch đã vạch ra, đúng 2 giờ 30 phút ngày 31/1/1968, (tức mùng 1 Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) cùng với toàn tỉnh, lực lượng vũ trang và nhân dân huyện Sơn Hà đồng loạt tấn công vào chi khu quân sự, cục cảnh sát, cơ quan Việt Nam Cộng hòa quận và một số cơ sở chỉ huy, hậu cần của địch tại Hà Thành. Các đồng chí Hà Văn Rần (Phó bí thư Huyện ủy), Nguyễn Thanh Hùng (cán bộ vũ trang tuyên truyền), Thái Công (cán bộ kinh tế huyện) bám chắc địa bàn được phân công. Trên 2.500 quần chúng được tổ chức thành tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội, hàng ngũ

chỉnh tề, băng cờ, khẩu hiệu, vũ trang bằng gậy, dao, rựa, giáo mác rầm rộ xuống đường phá đồn bốt địch và các ấp chiến lược. Nhiều Đảng viên dẫn đầu lực lượng quần chúng giáp chiến với địch. Đồng chí Đinh Tiếp - Bí thư xã Sơn Thành, dùng rựa, kìm cắt phá từng lớp dây thép gai cổng vi ấp Hà Thành. Đồng chí Đinh Thị Phúc (tên thường gọi là Di Phúc), Huyện ủy viên, dẫn đầu hằng trăm quần chúng phá ấp Xã Điệu và hy sinh anh dũng.

Tại huyện Tư nghĩa, đêm ngày 31/1 (tức mùng 1 Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) trung đội đặc công huyện đánh vào cứ điểm Núi Bút, đánh chiếm 2 lô cốt thu 4 khẩu súng. Du kích và đội công tác cùng với quần chúng các xã Nghĩa Dõng, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hà, Nghĩa An, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Thương đã bức địch rút bỏ các đồn Núi Vàng, Hội An, Thế Khương, Hội đồng Tư Thành, thị trấn Thu Xà, giải phóng hoàn toàn các xã trên. Chính quyền cách mạng được thành lập, các đoàn thể quần chúng hoạt động mạnh, xây dựng làng chiến đấu, phát triển du kích xã thôn, luyện tập quân sự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng. Cũng vào đêm 30 rạng sáng ngày 31/1, “đại đội 75 huyện Tư Nghĩa đã phối hợp với hơn 7.000 quần chúng kéo vào đánh chiếm huyện lỵ Tư Nghĩa, bắt 4 tên ác ôn, thu 4 súng, buộc hai trung đội nghĩa quân ở Nghĩa Dõng ra hàng, mang theo 45 khẩu súng, 1 đài vô tuyến điện” [11, tr.272].

Tại huyện Nghĩa Hành, vào lúc 2 giờ 30 phút ngày 31/1/1968 (tức mùng 1 Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) quân ta pháo kích vào chi khu quân sự quận lỵ. Địch hốt hoảng, nhiều tên vội vã bỏ chạy ra Chu Lai và đảo Lý Sơn. Nhiều cảnh sát và nhiều nhân viên Việt Nam Cộng hòa và Nam Triều Tiên bỏ việc, diệt 92 tên liên gia trưởng, ấp trưởng, “đại diện” hội đồng xã. Hai đại đội vũ trang huyện và du kích các xã hoạt động mạnh, liên tục bao vây, ép địch co cụm vào đồn bốt. Đồng bào vùng kiểm soát, được cơ sở nội tuyến hướng dẫn, nổi dậy hỗ trợ cán bộ, chiến sĩ và du kích, đánh trống, mõ, hưởng

ứng và dùng gươm, dao phá khu dồn, kéo lên quận đòi trở về quê cũ. Nhiều đơn vị quân Việt Nam Cộng hòa trong tình trạng “án binh bất động”, hơn 140 tên lo sợ, bỏ hàng ngũ, chạy về quê.

Tại huyện Minh Long, đúng 2 giờ 30 phút ngày 31/1/1968, (tức mùng 1 Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) phối hợp với toàn tỉnh, quân và dân huyện Minh Long đã nhất loạt tấn công vào Chi khu quân sự quận lỵ, đồn Hòn Bà,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cuộc tiến công và nổi dậy năm 1968 ở quãng ngãi (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)