Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu xã hội học với chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị methadone tại trung tâm phòng chống hiv aids tỉnh quảng bình năm 2017 (Trang 61 - 64)

Có sự khác biệt điểm chất lượng cuộc sống giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau, nhóm trình độ học vấn cao trên trung học phổ thông có điểm chất lượng cuộc sống thấp hơn so với hai nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê đối với khía cạnh thể chất, tâm lý và môi trường. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với một nghiên cứu gần đây nhất tại Tuyên Quang và Sơn Dương cũng cho thấy nhóm đối tượng có trình độ học vấn càng cao thì chất lượng

cuộc sống càng thấp[41]. Đã có nghiên cứu tại Canada năm 2007 chứng minh trình độ học vấn ảnh hưởng đến sự kỳ thị về những người nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, nhóm người có trình độ học vấn càng cao thì chịu sự kỳ thị của xã hội cao hơn [36]. Có lẽ chính vì vậy mà chất lượng cuộc sống của những người nghiện mà túy cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi trình độ học vấn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì yếu tố nghề nghiệp không có vai trò làm thay đổi chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu, nhưng những đối tượng có thu nhập thì điểm chất lượng cuộc sống cao hơn người không có thu nhập, những đối tượng có thu nhập càng cao thì điểm chất lượng cuộc sống càng cao, tuy nhiên sự tác động này chỉ có ý nghĩa thống kê ở khía cạnh tâm lý, ở khía cạnh này người không có thu nhập với điểm trung bình 69,63 ± 18,24, nhóm có thu nhập từ dưới ba triệu đồng là 71,93 ±18,28, nhóm có thu nhập từ ba triệu đến năm triệu/tháng là 72,56 ± 16,66, nhóm có thu nhập từ năm triệu đồng/tháng là 79,76 ± 16,23. Một nghiên cứu khác tại Việt Nam lại chỉ ra rằng các đối tượng thất nghiệp lại có xu hướng điểm số khía cạnh thể chất, tâm lý, môi trường thấp hơn đối tượng khác(p<0,05)[5], cũng tương tự như các nghiên cứu của nhiều nước khác trên thế giới thì mức thu nhập ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống[24],[55].

Điểm chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện rõ rệt khi người bệnh bắt đầu tham gia vào chương trình điều trị Methadone. Một nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống trong ba tháng đầu duy trì điều trị, tổng điểm chất lượng cuộc sống tăng trong tháng đầu tiên so với trước điều trị, sau đó tiếp tục duy trì đến tháng thứ hai và tháng thứ ba(p<0,05), và sự cải thiện này chỉ có ý nghĩa thống kê đối với khía cạnh thể chất và quan hệ xã hội (p< 0,05)[17]. Ở một nghiên cứu khác đánh giá về chất lượng cuộc sống trước và sau sáu tháng điều trị điểm trung bình chất lượng cuộc sống đều tăng cả bốn khía cạnh (p<0,05)[66]. Đối với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì điểm trung bình của bốn khía cạnh chất lượng cuộc sống tăng dần theo thời gian điều trị và mức tăng này có ý nghĩa thống kê đối với cả bốn khía cạnh (p< 0,05). Nhưng một nghiên cứu khác tại Việt Nam đánh giá điểm chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy từ 24 tháng điều trị trở đi, thì điểm chất lượng cuộc

sống của khía cạnh thể chất và quan hệ xã hội không có gì thay đổi đáng kể đối với nhóm có thời gian điều trị khác nhau, trong khi đó ở nhóm có thời gian điều trị từ 24 đến 48 tháng có chất lượng cuộc sống tâm lý và môi trường cao nhất, sau đó giảm dần đối với nhóm có thời gian điều trị cao hơn[5]. Thời gian điều trị càng lâu thì điểm chất lượng cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục duy trì nhưng càng về sau thì có thể điểm các khía cạnh của chất lượng cuộc sống sẽ thấp hơn so với thời kỳ đầu. Theo học thuyết điều dưỡng của Maslow nhu cầu của con người là ngày càng cao chính vì vậy họ cảm nhận về tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống ngày càng khắt khe hơn.Đây có thể coi là một lý do để giải thích điểm chất lượng cuộc sống của những đối tượng nghiên cứu tham gia điều trị lâu dài sẽ có điểm chất lượng cuộc sống thấp hơn so với thời kỳ đầu điều trị[39] .

4.5. Mối liên quan giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống:

Không thể phủ nhận rằng các đối tượng nghiện ma túy luôn là tâm điểm của toàn xã hội, luôn luôn bị xã hội kỳ thị, cô lập, xa lánh, ngại tiếp xúc. Cho nên sự hỗ trợ xã hội được coi là một yếu tố quan trọng trong việc giúp đối tượng nghiện ma túy tham gia và duy trì điều trị chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện[20],[21],[43]. Và hỗ trợ xã hội giúp cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người sử dụng chất gây nghiện.

Một phát hiện quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi nhằm bổ sung cho những kết quả nghiên cứu trước đây là mối tương quan thuận của các nhân tố bạn bè, gia đình, người khác của hỗ trợ xã hội đối với bốn khía cạnh của chất lượng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây cho thấy vợ chồng, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp và các yếu tố lân cận đã được chứng minh đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị cho người bệnh [21],[20],[43],[28]. Vì các nghiên cứu trên thế giới sử dụng bộ công cụ khác nhau, nên không thể so sánh kết quả cụ thể nhưng kết quả chung đưa ra thì hỗ trợ xã hội luôn có mối tương quan thuận với chất lượng cuộc sống.

Khía cạnh thể chất của chất lượng cuộc sống chịu sự tác động bởi yếu tố hỗ trợ từ phía bạn bè (r= 0,67; p<0,01) tương quan mạnh hơn so với yếu tố hỗ trợ từ

phía gia đình (r= 0,55; p<0,01) và người khác (r= 0,54; p<0,01). Khía cạnh tâm lý cũng cho thấy hỗ trợ từ phía bạn bè (r= 0,68; p<0,01) tương quan mạnh hơn so với yếu tố hỗ trợ từ phía gia đình (r= 0,53; p<0,01) và người khác (r= 0,49; p<0,01). Khía cạnh mối quan hệ xã hội cũng chịu sự ảnh hưởng lớn từ phía hỗ trợ từ phía bạn bè (r= 0,67; p<0,01) hơn so với yếu tố hỗ trợ từ phía gia đình (r= 0,47; p<0,01) và người khác (r= 0,53; p<0,01). Về mặt khía cạnh môi trường thì lại chịu sự ảnh hưởng lớn từ yếu tố hỗ trợ từ người khác (r= 0,66; p<0,01) hơn so với yếu tố hỗ trợ từ phía bạn bè (r= 0,51; p<0,01) và yếu tố hỗ trợ từ phía gia đình (r= 0,48; p<0,01).

Mặc dù tại Việt Nam chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu có đề cập tới hỗ trợ xã hội tác động như thế nào đến chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy tham gia chương trình Methadone, nhưng vai trò của hỗ trợ xã hội trong việc giúp người bệnh tiếp cận với chương trình điều trị và duy trì lâu dài với chương trình là không thể phủ nhận[32],[66],[67]. Một vài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hỗ trợ xã hội có tương quan nghịch với việc sử dụng đồng thời chất gây nghiện trong quá trình tham gia chương trình điều trị Methadone[37], như vậy sự hỗ trợ xã hội sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống trong quần thể này.Hỗ trợ xã hội đã được tìm thấy để cải thiện sự tuân thủ điều trị bằng Methadone trong số những người NCMT [37] và điều này có thể làm tăng ý thức của họ về sự ổn định tâm lý, tiếp tục duy trì điều trị.Việc kết hợp điều trị Methadone với một chương trình hỗ trợ xã hội được khuyến cáo để cải thiện sự hài lòng và cải thiện đầu ra cho người bệnh.Một nghiên cứu tại Đài Loan cũng cho thấy hỗ trợ xã hội tác động tích cực đến cả bốn khía cạnh của chất lượng cuộc sống [66].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị methadone tại trung tâm phòng chống hiv aids tỉnh quảng bình năm 2017 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)