Mô hình hồi quy đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị methadone tại trung tâm phòng chống hiv aids tỉnh quảng bình năm 2017 (Trang 64 - 98)

Để tìm thấy mô hình thực sự và loại bỏ các biến nhiễu ra khỏi mô hình chúng tôi thực hiện phân tích hồi quy đa biến về mối quan hệ giữa yếu tố nhân khẩu xã hội học bao gồm trình độ học vấn, mức thu nhập, thời gian điều trị, hỗ trợ xã hội với từng khía cạnh của chất lượng cuộc sống để xác định mô hình cuối cùng, mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê p<0,01. Một nghiên cứu trước đây đánh giá mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu xã hội học cho biết những đối tượng có công việc ổn

định có chất lượng cuộc sống thể chất cao hơn so với đối tượng không có việc làm (p<0,05). Trong khi đó, những đối tượng càng có tuổi cao hơn thì có chất lượng cuộc sống về khía cạnh thể chất và tâm lý lại thấp hơn. Người bệnh đã kết hôn hoặc tái hôn có chất lượng cuộc sống về khía cạnh xã hội cao hơn; người bệnh có thu nhập cao hơn có chất lượng cuộc sống về khía cạnh tâm lý và môi trườngcao hơn (p < 0,05). Kết quả mô hình cuối cùng:

Khía cạnh thể chất chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn và ba yếu tố của hỗ trợ xã hội, tuy nhiên yếu tố bạn bè ảnh hưởng lớn nhất. Về khía cạnh tâm lý chịu ảnh hưởng bởi trình độ học vấn, yếu tố hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Về khía cạnh quan hệ xã hội thì chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bạn bè và gia đình. Khía cạnh môi trường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố trình hộ học vấn và ba yếu tố hỗ trợ xã hội.

Mặc dù kết quả cho thấy điểm trung bình hỗ trợ xã hội từ phía gia đình là cao nhất, nhưng mức độ ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của yếu tố hỗ trợ từ bạn bè mạnh nhất. Có nhiều lý do làm cho con người dễ dàng rơi vào con đường nghiện ma túy nhưng nguyên nhân gây ra từ bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất. Số người đến trung tâm để tham gia chương trình điều trị Methadone để cai nghiện đa số có lý do là đua đòi theo bạn bè, bị bạn bè lôi kéo sử dụng ma túy.

Tuy nhiên R bình phương hiệu chỉnh của mô hình cả bốn khía cạnh của chất lượng cuộc sống thể chất là 53,7%, tâm lý là 54%, mối quan hệ xã hội là 51%, môi trường là 55% cho nên ngoài tất cả các dự đoán được mô tả nói trên thì chúng ta cần xem xét một vài biến khác để khám phá được hết các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đưa vào mô hình cuối cùng.

Tóm lại trong nghiên cứu của chúng tôi sẽ có những điểm chung tương đồng với kết quả của các nghiên cứu khác, nhưng cũng có nhiều sự khác biệt: về điểm trung bình chất lượng cuộc sống của quần thể nghiên cứu của chúng tôi cao hơn những nghiên cứu trước đây, và chất lượng cuộc sống cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Trong mỗi nghiên cứu sẽ tìm ra được các nhân tố tác động khác nhau lên từng khía cạnh, mức độ tác động cũng sẽ khác nhau giữa các nhân tố lên chất lượng cuộc sống của người bệnh đang điều trị Methadone. Tất cả

những điểm khác biệt đó có thể do đặc điểm của từng đối tượng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, hay tiêu chuẩn lựa chọn mẫu khác nhau.

Một hạn chế của nghiên cứu của chúng tôi là sự khan hiếm về các nghiên cứu có đánh giá yếu tố hỗ trợ xã hội tác động lên chất lượng cuộc sống tại Việt Nam.

Số lượng mẫu đưa vào nghiên cứu còn ít, tính đại diện chưa cao.Về đặc điểm quần thể nghiên cứu chúng tôi chỉ có các đối tượng nghiên cứu là nam giới nên kết quả chỉ đưa ra được chất lượng cuộc sống của những người nam giới. Cũng do ảnh hưởng văn hóa vùng miền, phụ nữ không có xu hướng tham gia các trung tâm hỗ trợ và giảm tác hại do các chất dạng thuốc phiện gây ra, chính vì vậy kế hoạch can thiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng người nghiện mà túy mới chỉ có thể thực hiện được trên nam giới.

Vì thời gian nghiên cứu có hạn, chỉ thực hiện phương pháp nghiên cứu cắt ngang, để đạt được cách đánh giá tốt nhất, chúng ta nên đánh giá trước điều trị, sau điều trị theo từng móc thời gian nhất định để thấy được hiệu quả của chương trình hơn.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị Methadone.

Chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy tăng lên 50% đạt ở mức tốt, 33,75% đạt ở mức rất tốt, chỉ có 16,25% cho rằng chất lượng cuộc sống chỉ ở mức trung bình.Cảm nhận về sức khỏe: 22,5% đối tượng nghiên cứu cho thấy sức khỏe của mình đạt ở mức độ trung bình, 45% cho rằng sức khỏe của mình đạt ở mức tốt, 32,5% là rất tốt.

Chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy có xu hướng tăng trong cả bốn khía cạnh của chất lượng cuộc sống sau khi họ tham gia vào chương trình, cao nhất là khía cạnh thể chất 77,33±15,88, tâm lý 74,18 ± 17,34, môi trường 74,12 ± 17,24, thấp nhất là khía cạnh mối quan hệ xã hội 65,6 ± 19,87.

2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống.

Từ kết quả trên cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị Methadone bao gồm trình độ học vấn, thu nhập, thời gian điều trị, hỗ trợ xã hội.

Đối tượng có trình độ học vấn càng cao điểm chất lượng cuộc sống về thể chất, tâm lý và môi trường thấp hơn so với những đối tượng thuộc nhóm học vấn thấp. Về hỗ trợ xã hội có mối tương quan thuận lên chất lượng cuộc sống. Khía cạnh thể chất chịu ảnh hưởng từ cả ba yếu tố của hỗ trợ xã hội trong đó yếu tố bạn bè ảnh hưởng lớn nhất (B=4,49, p<0,01). Khía cạnh tâm lý chịu ảnh hưởng bởi hỗ trợ từ phía bạn bè (B=5,49, p<0,01) và gia đình (B= 3,77, p<0,01), khía cạnh quan hệ xã hội chịu ảnh hưởng bởi yếu tố hỗ trợ từ bạn bè (B=6,0, p<0,01) và người khác (B=3,8, p< 0,01). Khía cạnh môi trường cũng chịu ảnh hưởng từ cả ba yếu tố của hỗ trợ xã hội trong đó yếu tố bạn bè ảnh hưởng lớn nhất (B=4,93, p<0,01).

KHUYẾN NGHỊ

Hiệu quả của chương trình điều trị Methadone thể hiện rất rõ trong nghiên cứu này, đây là cơ sở để đẩy nhanh tiến độ mở rộng các trung tâm điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện theo kế hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Bác sĩ, Điều dưỡng, phòng truyền thông để thực hiện công tác truyền thông đối với các thành phần trong xã hội như gia đình, bạn bè, các đối tượng khác. Những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến những người nghiện ma túy. Đề xuất Giám đốc trung tâm phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm trong tỉnh để giúp đối tượng nghiện ma túy tái hòa nhập với cộng đồng.

Cần thực hiện các nghiên cứu định tính để khám phá ra các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác điều trị.

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2010). Sổ tay thông tin điều trị Methadone dành cho người bệnh, Nhà xuất bản Y học.

2. Bộ Y tế (2016). Báo cáo công tác phòng, chống HIV/ AIDS 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016, Cục phòng chống HIV/AIDS

3. Bộ Y tế (2016). Cập nhật tình hình thực hiện chỉ tiêu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone (MMT) – Giữa tháng 03 năm 2016, tại trang web http://vaac.gov.vn/solieu/Detail/Bao-cao-tinh-hinh-dieu- tri-Methadone-den-giua-thang-3-nam-2016, truy cập ngày 13-8-2016. 4. Công an tỉnh Quảng Bình (2017). Gặp gỡ đối thoại với người nghiện ma túy,

tại trang web https://conganquangbinh.gov.vn/gap-go-doi-thoai-voi-nguoi- nghien-ma-tuy/, truy cập ngày 22-6-2017.

5. Lê Minh Giang và các cộng sự (2015). Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân được điều trị methadone tại Hải Phòng. Tạp chí nghiên cứu y học. 96(4).

6. Nguyễn Thành Long và Nguyễn Thị Huỳnh (2014). Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị Methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Y học dự phòng. 109(98).

7. Nghị định số 96/2012/NĐ-CP Quy định về việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, (2012). 96, chủ biên, Chính phủ, Việt Nam 8. Phạm Đức Mạnh và Lê Thị Hương (2014). Điều tra ban đầu bệnh nhân điều

trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam năm 2014. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

9. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình (2015). Kế hoạch mở rộng cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 - 2018 chủ biên.

10. Ủy ban Quốc gia (2012). Ủy Ban Quốc gia phòng, chống AIDS, và phòng, chống tệ nạn Ma túy, Mại dâm, Tổng kết công tác và triển khai nhiệm vụ từ

loại ma túy, tại trang web http://neove.org.vn/229-khai-niem-va-phan- loai-quotma-tuyquot.html, truy cập ngày 20-9-2016.

12. Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương và Hoàng Thị Hải Vân (2015). Tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bắt đầu điều trị Methadone tại Điện Biên, Lai Châu và Yên Bái năm 2014. Tạp chí nghiên cứu y học dự phòng. 10(170).

TIẾNG ANH

13. ALin X et al (2011). Quality of Life of Outpatients in Methadone MaintenanceTreatment Clinics. NIH Public Access. 53(1).

14. ADhawan and Chopra A (2013). Does buprenorphine maintenance improve the quality of life of opioid users? Indian J Med Res 137, 130-135.

15. Adeline G Wooi Het al (2009). Quality of life assessment of opioid substanceabusers on methadone maintenance therapy (mmt)in university malaya medical centre. ASEAN Journal of Psychiatry. 10(1).

16. Aghayan S, Amiri M and Reza C (2015). Quality of Life in Methadone Maintenance Treated Patients in Iran. Int J High Risk Behav Addict. 4(4). 17. Bakhshani NM (2010). Quality of life in patients on methadone maintenance

treatment: A three-month assessment. Journal of Pakistan Medical association.

18. Barbotte E, Guillemin F and Chau N et al ( 2001). Prevalence of impairments, disabilities, handicaps and quality of life in the general population: a review of recent literature. Bull World Health Organ. 79(11), 1047-1055.

19. Batki SL, Ferrando SJ and Manfredi LB (1996). Psychiatric disorders, drug use, and medical status in injection drug users with HIV disease. Am J Addict

5, 249-258.

20. Broome KM et al (1999). Peer, family, and motivational influences on drug treatment process and recidivism for probationers. J Clin Psychol. 53, 387- 397.

of supports to drug abuse treatment. JSAT. 27, 241-251.

22. Bullinger M (1991). Quality of life: definition, conceptualization and implications – a methodologist’s view. Theoretical Surgery. 6, 143-820. 23. C. Lina, Z. Wub and R. Detelsc (2011). Family support, quality of life and

concurrent substance use among methadone maintenance therapy clients in China. National institu of health 125(5), 269-274.

24. Chou.Y et al (2013). Improvement of quality of life in methadonetreatment patients in northern Taiwan:a follow-up study. BMJ Psychiatry. 13(190). 25. Deering DE et al (2004). Health status of clients receiving methadone

maintenance treatment using the SF-36 health survey questionnaire. Drug Alcohol Rev 23(3), 273–280.

26. Dung T (2014). 200,000 Drug addicts recorded in Vietnam, web

http://bell.org.vn/HIVAIDS/200000-drug-addicts-recorded-in- VN/5993.vgp, update 17-8-2016.

27. Group WHOQOL (1998). The World Health Organization Quality of Life assessment (WHOQOL): development and general psychometric properties.

Soc Sci Med. 46(12), 1569–1585.

28. Gruber KJ and Fleetwood TW (2004). In-home continuing care services for substance use affected families. SubstUse Misuse. 39, 1379-1403.

29. Hao Y et al (2007). Effectiveness of first eight methadone maintenance treatment clinics in China. AIDS. 21(8), 103-107.

30. Hedrich D et al (2012). The effectiveness of opioid maintenance treatment in prison settings: a systematic review. Addiction. 107, 501-170.

31. Irene J H and Alison J C (2001). Measuring quality of life: using quality of life measures in the clinical setting. BMJ. 322, 1297–1300.

32. Kai-Na Z et al (2016). Relationships between perceived social support and retention patients receiving methadone maintenance treatment in China mainland Chinese Nursing Research. 3(1), 11-15.

treatment with heroin versus methadone in patients with opioid dependence.

Drug Alcohol Depend. 112(3), 209–215.

34. Kwiatkowski C. F and Booth R. E (2001). Methadone maintenance as HIV risk reduction with street-recruited injecting drug users. J Accquir Immune Defic Syndr, . 26(5), 483-489.

35. Langendam M. W, Coutinho R. A. and Van AE. J (2001). The impact of harm-reduction-based methadone treatment on mortality among heroin users. Am J Public Health. 91(5), 774-780.

36. Leash S, Carlo D and Elizabet L (2007). Education Level, Income Level and Mental Health Services Use in Canada: Associations and Policy Implications. Healthc Policy. 3(1), 96-106.

37. Lin C, Wu Z and Detels R (2011). Family support, quality of life and concurrent substance use among methadone maintenance therapy clients in China. Public Health. 125, 269–274.

38. Long NT et al (2013). Effectiveness evaluation of the pilot program for treatment of opioid dependence with methadone in hai phong and ho chi minh cities, vietnam.

39. Maslow AH (1943). A Theory of Human Motivation. Psychological Review. 50(4), 370-396.

40. Mattick R. P, Kimber J and Davoli M (2009). Methadone maintenance therapy versus no opioid replacement therapy for opioid dependence",.

Cochrane Database Syst Rev.

41. Nguyen H L et al (2017). Quality of life and healthcare service utilization among methadone maintenance patients in a mountainous area of Northern Vietnam. Health and Quality of Life Outcomes.

42. Nyswander M and Dole V. P (1965). A Medical Treatment for Diacetylmorphine (Heroin) Addiction. A clinical trial with Methadone Hydrochloride. JAMA. 193, 646-650.

family and individual treatments for alcoholic adults have preventive effects for children. J Stud Alcohol, 125-129.

44. Padaiga Z, Subata E and Vanagas G ( 2007). Outpatient methadone maintenance treatment program. Quality of life and health of opioid- dependent persons in Lithuania. Medicina (Kaunas). 43, 235-241.

45. Padaiga Ž, Subata E and Vanagas G (2007). Outpatient methadone maintenance treatment program Quality of life and health of opioid- dependent persons in Lithuania. Medicina. 43(3), 235-241.

46. Reynolds GL et al (2003). Using the quality of well-being scale to assess quality of life in out-of-treatment drug users. Psychoactive Drugs. 35, 497- 502.

47. Rouhani.S, Kheirkhah F and Salarieh I (2012). Quality of life, its early change and retention in MMT program in Iran: Evidence for policymakers andservice providers. Life Science Journal 9(3).

48. Uhlmann S et al. (2010). Methadone maintenance therapy promotes initiation of antiretroviral therapy among injection drug users. Addiction. 105(5), 907-913.

49. Sue Towey (2014). Social support, web

http://www.takingcharge.csh.umn.edu/explore-healing-practices/social- support, update 20-10-2016.

50. The United Nations Office on Drugs and Crime (2015). World Drug Report, New York.

51. The United Nations Office on Drugs and Crime (2016). World Drug Report, New York.

52. Tinakon W, Nahathai W and Ruk R (2011). Reliability and Validity of the Multidimensional Scale of Perceived Social Support (MSPSS): Thai Version. Clinical Practice & Epidemiology in Mental Health. 7, 161-166. 53. Torrens M et al (1999). Methadone and quality of life. Lancet. 353(9158),

health status of patients in methadone maintenance treatment. Addition. 92(6), 707-716.

55. Tran BX et al (2016). Behavioral and quality-of-life outcomes in different service models for methadone maintenance treatment in Vietnam. Harm Reduct J. 13, 4.

56. Uhlmann et al (2010). Methadone maintenance therapy promotes initiation of antiretroviral therapy among injection drug users. Addiction. 105(5), 907- 913.

57. WHO (1994). WHOQOL- Mesuring quality of life. Division of mental health and prevention of substance abuse world health organition, 1.

58. WHO (1998). The WHOQOL Group: Development of the World Health Organization WHOQOL-BREF quality of life assessment. Psychol Med. 28(3), 551–558.

59. Who. Regional Office for South-East Asia (2008). Management of Common Health Problems of Drug Users in The South-East Asia Region.

60. WHOQOL (1998). Division of mental health and prevention of substance abuse world health organization 47.

61. WHOQOL Group (1996). WHO-BREF: Introduction, administration, scoring and generic version of the assessment.

62. Wilson I. B and Cleary P. D (1995). Linking clinical variables with health- related quality of life. Journal of the American Medical Association. 273, 59- 65.

63. WooiHuon.A (2009). Quality of life assessment of Opioid substance abusers on methadone maintenance therapy (MMT) in university Malaya Medical center. ASIAN jounal of psychiatric. 10(1).

64. Wu Z et al (2010). Quality of life of outpatients in methadone maintenance treatment clinics. J Accquir Immune Defic Syndr,. 53(Suppl 1), 116-120.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người nghiện ma túy đang điều trị methadone tại trung tâm phòng chống hiv aids tỉnh quảng bình năm 2017 (Trang 64 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)