Giới thiệu về địa điểm nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 27)

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới là bệnh viện Đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế thành lập năm 1981 và và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2016. Địa chỉ Đường Hữu Nghị, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Theo số liệu thống kê đến tháng 9/2016, toàn bệnh viện hoạt động với 1.012 giường bệnh. Trung bình có khoảng 2.782 người đến điều trị nội trú và 1.352 người đến khám trong 1 tháng. Bệnh viện có chức năng nhiệm vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật

hiện đại phục vụ nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận từ nam Hà Tĩnh đến bắc Quảng Trị.

Khoa Nội Thận tiết niệu - cơ xương khớp- hô hấp - da liễu với 46 giường bệnh, số người bệnh điều trị trung bình hằng tháng trong 6 tháng đầu năm 2016 là 142 người/tháng.

Đơn vị chạy thận nhân tạo chu kỳ tại khoa Điều trị tích cực và chống độc với 12 giường bệnh, số người bệnh điều trị trung bình trong 6 tháng đầu năm 2016 là 57 người/tháng.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Toàn bộ người bệnh được chẩn đoán suy thận mạn hoặc suy thận mạn có bệnh kèm theo đang được điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh

Người bệnh 18 tuổi trở lên.

Người bệnh chưa tham gia nghiên cứu trước đó của đề tài này.

Người bệnh tỉnh táo có khả năng trả lời các câu hỏi và đồng ý tham gia nghiêncứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Người bệnh hạn chế khả năng giao tiếp như giảm thính lực, sa sút trí tuệ. 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thời gian: Từ tháng 5/2016 đến 10/2016

Địa điểm: Khoa Nội Thận tiết niệu - cơ xương khớp - hô hấp - da liễu và Đơn vị chạy Thận nhân tạo thuộc khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.

2.3. THIÉT KẾ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4. MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

* Cỡ mẫu:

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính trung bình của một biến số định lượng [63]:

n = /

Trong đó:

-d: sai số biên cần ước lượng, d = 6 (sai số 6 % trên thang điểm dùng trong nghiên cứu có giá trị từ 0-100 điểm)

- ơ: độ lệch chuẩn của biến số cần ước lượng. Theo kết quả nghiên cứu của Ron D. Hays và cộng sự (1995) về CLCS của người bệnh suy thận mạn bằng bộ câu hỏi KDQOL SFTM

phiên bản 1.3 [15], cho kết quả điểm số CLCS là 43,87 ± 24,75 nên chọn: ơ =24,75.

- n: cỡ mẫu ước lượng

Thay các giá trị vào công thức trên, có n = 66

Để dự phòng sai số trong quá trình thu thập số liệu, lấy thêm 15% dự trữ mất mẫu. Thực tế chúng tôi đã điều tra 76 người bệnh, đây là số người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

* Phương pháp chọn mẫu

Kỹ thuật chọn mẫu toàn bộđể lựa chọn người bệnh có đủ tiêu chí phù hợp với tiêu chí lựa chọn.

2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

- Lựa chọn đối tượng đủ điều kiện nghiên cứu theo tiêu chí chọn mẫu.

- Trước khi tiến hành người phỏng vấn tiếp xúc với người bệnh, giới thiệu bản thân và trình bày lý do cho việc phỏng vấn này.

- Giải thích ngắn gọn cho người bệnh hiểu mục đích của nghiên cứu cũng như những đóng góp của nghiên cứu cho cộng đồng.

- Việc tham gia vào nghiên cứu của người bệnh là hoàn toàn tự nguyện và có thể ngừng trả lời câu hỏi bất cứ lúc nào. Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận (phụ lục 3).

- Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 30-35 phút.

- Ngay sau khi phỏng vấn xong, người phỏng vấn sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót.

- Chuyển đổi các số ghi nhận được thành điểm số đã qui ước của nghiên cứu theo bảng chuyển đổi điểm số (phụ lục 2).

2.6. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 2.6.1. Biến số đặc điểm nhân khẩu học 2.6.1. Biến số đặc điểm nhân khẩu học

- Giới tính: là biến số nhị giá, có 2 giá trị: Nam, nữ

- Nhóm tuổi: là biến số liên tục, được tính từ năm sinh tới năm nghiên cứu là

2016. Trong phân tích sẽ chia làm 4 nhóm: < 20; 20-39; 40-59; > 60 theo nghiên cứu của Nguyễn Dũng, Võ Văn Thắng (2014) [3].

- Kinh tế hộ gia đình:là biến số phân loại, là mức thu nhập bình quân của gia

đình trong một tháng, chia 2 mức độ: + Nghèo, cận nghèo

+ Khá, đủ ăn (không nghèo)

(Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020)

Nông thôn:

Hộ nghèo: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ - ≤ 700.000 đồng; Hộ cận nghèo: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 - 1.000.000đồng

Không nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 - 1.500.000 đồng.

Thành thị

Hộ nghèo: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống; Hộ cận nghèo: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 - 1.300.000đồng

Không nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 - 1.950.000 đồng.

- Nơi cư trú: là biến số nhị giá, có 2 giá trị: thành phố Đồng Hới và Huyện.

- Tình trạng hôn nhân: là biến định danh, có 2 giá trị: kết hôn, sống cùng

vợ/chồng; độc thân/góa/li dị.

- Trình độ học vấn: là biến số thứ tự, có 4 giá trị: < Trung học cơ sở

- Bảo hiểm y tế: là biến số nhị giá, có 2 giá trị: Có, không.

- Nghề nghiệp: là biến định danh. Là một việc làm có tính ổn định, đem lại

thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho người bệnh. Tỷ lệ người bệnh phân theo 3 nhóm: lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp, khác.

2.6.2. Biến số lâm sàng

- Phương pháp điều trị:làbiến định danh. Là phương pháp người bệnh chọn

điều trị khi mắc bệnh suy thận mạn, gồm 2 giá trị: điều trị bảo tồn, chạy thận nhân

tạo.

2.6.3. Biến số liên quan đến CLCS

Điểm số sức khỏe SF-36: là biến số định lượng, từ câu 1 tới câu 11. Khi phân tích được chia làm 2 phần, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Điểm số thang KDQOL: là biến số định lượng, từ câu 12 tới câu 24.Khi phân tích được chia làm 11 lĩnh vực.

2.7. CÁC KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNHGIÁ Bộ câu hỏi đánh giá CLCS:

- Sử dụng bộ công cụ lượng giá KDQOL SF phiên bản 1.3 gồm 80 câu hỏi trên 19 lĩnh vực, trong đó 11 lĩnh vực bệnh thận và 8 lĩnh vực sức khỏe theo thang điểm SF-36.

Bảng 2.1. Mô hình cấu trúc bộ câu hỏi KDQOL SF phiên bản 1.3 [15].

Các lĩnh vực Số lượng câu hỏi

Câu hỏi

Lĩnh vực dành riêng cho bệnh thận

Các triệu chứng 12 14a-k, 1 (m)*

Ảnh hưởng của bệnh thận 8 15a-h

Gánh nặng của bệnh thận 4 12a-d

Tình trạng công việc 2 20,21

Chức năng nhận thức 3 13b, d, f

Chất lượng của tương tác xã hội 3 13a, c, e

Chức năng tình dục 2 16a, b

Giấc ngủ 4 17, 18a-c

Hỗ trợ xã hội 2 19a, b

Sự hài lòng của người bệnh 1 23

Mô hình cấu trúc SF-36

Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất 10 3a-j

Hạn chế do vai trò của thể chất 4 4a-d

Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn 2 7,8 Tự đánh giá sức khỏe tổng quát 5 1, lla-d Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống 5 9b, c, d, f, h Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội 3 5a-c Hạn chế do vai trò của tinh thần 2 6, 10

Sức khỏe tâm thần tổng quát 4 9a, e, g, i

* Cách tính điểm:

Thủ tục tính điểm cho KDQOL-SF ™ 1.3:

- Biến đổi các giá trị số từ 0 đến 10 được người bệnh lựa chọn trong mỗi câu thành điểm số từ 0 đến 100 tương ứng (phụ lục 2)

- Điểm số các lĩnh vực là điểm trung bình chung của các câu hỏi tương ứng theo bảng 2.1.Ví dụ: Điểm số của lĩnh vực:

Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất = (Câu 3a+Câu 3b+Câu 3c+ Câu 3d+Câu 3e+Câu 3f+Câu 3g+Câu 3h+Câu 3i+Câu 3j)/10.

- Điểm sức khỏe thể chất (SKTC) là trung bình cộng của 4 lĩnh vực: Sức khỏe

liên quan đến hoạt động thể chất; hạn chế do vai trò của thể chất; sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn; tự đánh giá sức khỏe tổng quát. Theo mô hình chất lượng cuộc sống (Hình 1.1), sức khỏe thể chất là biến phụ thuộc vào yếu tố chức năng và yếu tố nhận thức sức khỏe tổng quát. Trong đó, yếu tố chức năng gồm chức năng sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất người bệnh (câu 3, phụ lục 1), hạn chế vai trò của thể chất (câu 4, phụ lục 1) và sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn (câu 7,8, phụ lục 1). Từ đó, ảnh hưởng tới yếu tố sức khỏe tổng quát (câu 1, phụ lục 1), đánh giá sức khỏe tổng thể từ kém đến tuyệt vời. Điểm số các lĩnh vực tính theo bảng 2.1, với điểm số tối đa là 100, tối thiểu là 0. Điểm số càng cao, chứng tỏ chất lượng cuộc sống về mặt thể chất càng tốt.

Điểm số sức khỏe tinh thần (SKTT) là trung bình cộng của 4 lĩnh vực: sức

hạn chế do vai trò của tinh thần, sức khỏe tâm thần tổng quát. Theo mô hình chất lượng cuộc sống (Hình 1.1), sức khỏe tinh thần là biến phụ thuộc vào yếu tố chức năng và yếu tố nhận thức sức khỏe tổng quát. Trong đó, yếu tố chức năng gồm chức năng sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống (câu 9b,c,d,f,h, phụ lục 1), chức năngsức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội (câu 5a-c,phụ lục1)và hạn chế do vai trò của tinh thần (câu 6,10, phụ lục 1). Từ đó, ảnh hưởng tới yếu tố sức khỏe tổng quát(câu 9a,e,g,1, phụ lục 1), đánh giá sức khỏe tổng thể từ kém đến tuyệt vời. Điểm số các lĩnh vực tính theo bảng 2.1, với điểm số tối đa là 100, tối thiểu là 0.

Điểm số sức khỏe tổng quát(SF-36) là trung bình cộng của 2 điểm sức khỏe

thể chất và sức khỏe tinh thần.

Điểm số các vấn đề của bệnh thận

Theo bảng câu hỏi KDQOL-SF ™ 1.3, điểm số của 11 vấn đề của bệnh thận được mã hóa từ câu 12 tới câu 24 (phụ lục 2). Trong đó theo mô hình chất lượng cuộc sống (Hình 1.1.), các vấn đề bệnh thận bao gồm ba yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống người bệnh là yếu tố triệu chứng (câu 14, phụ lục 1), nhận thức sức khỏe tổng quát (câu 22, phụ lục 1), đặc điểm môi trường (câu 12, 19, 24).

Các vấn đề cần lưu ý:

- Nếu người bệnh chỉ điều trị bảo tồn (không chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc) thì không trả lời câu hỏi 14l, 14m, 23, 24.

- Nếu người bệnh không điều trị thẩm phân phúc mạc thì không trả lời câu hỏi14m.

- Nếu người bệnh không quan hệ tình dục thì không trả lời câu hỏi 15g, 16a, 16b.

* Đánh giá chất lượng cuộc sống

Theo nghiên cứu của Silveira CB và cộng sự (2010) [28], phân bố chất lượng cuộc sống được chia làm 4 mức độ (tứ phân vị) từ 0 đến 100 điểm như sau:

0-25 điểm: Mức độ kém.

26-50 điểm: Mức độ trung bình kém. 51-75 điểm: Mức độ trung bình khá. 76-100 điểm: Mức độ khá tốt.

2.8. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Sau khi thu thập xong số liệu, người điều tra sẽ mã hóa sang điểm số tươngứng.

Số liệu được làm sạch sau đó được nhập, quản lý và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.

Trình bày kết quả dưới dạng tần số và tỷ lệ phần trăm đối với biến định tính, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn đối với biến định lượng có phân phối chuẩn, giá trị trung vị, tứ phân vị cho biến định lượng không có phân phối chuẩn.

Tính hệ số tương quan r để xác định mối tương quan Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05

2.9. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu này được thực hiện sau khi Đề cương được Hội đồng duyệt đề cương Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua.

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới Quảng Bình

Người bệnh tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng mục đích nghiên cứu trước khi trả lời, họ tự nguyện tham gia và ký vào bản đồng thuận (phụ lục 3) hoặc có quyền từ chối. Nội dung câu hỏi không có câu nào nhạy cảm làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của ngời bệnh nên không gây tổn thương tâm lý, tinh thần của họ. Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật, các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Có 78 người bệnh suy thận mạn đang điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới được lựa chọn nghiên cứu, đã tham gia vào trả lời bộ câu hỏi thông qua phỏng vấn trực tiếp từ ngày 4/5/2016 đến hết ngày 15/08/2016. Trong đó, có 2 người bị loại khỏi mẫu nghiên cứu do không đủ điều kiện. Nghiên cứu đã tiến hành trên 76 người bệnh suy thận mạn đủ tiêu chuẩn đang được điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Kết quả chúng tôi thu được như sau: 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin Số người bệnh (n) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 39 51,3 Nữ 37 48,7 Nhóm tuổi < 20 0 0 20 – 39 30 39,5 40 -59 28 36,8 > 60 18 23,7 Tuổi trung bình: 46,5 ± 16,8 Kinh tế hộ gia đình Khá, đủ ăn 21 27,6 Nghèo, cận nghèo 55 72,4

Nơi cư trú TP. Đồng Hới 23 30,3

Huyện khác 53 69,7

Bảo hiểm y tế Không 3 3,9

Có 73 96,1 Tình trạng hôn nhân Kết hôn, sống cùng vợ/chồng 64 84,2 Độc thân, góa, ly dị 12 15,8 Trình độ học vấn THCS hoặc ít hơn 44 57,9 THPT 21 27,6 Trung cấp, 8 10,5

Cao đẳng Đại học, sau Đại học 3 3,9 Nghề nghiệp Lao động nông nghiệp 52 68,4 Lao động công nghiệp 9 11,8 Khác 15 19,7 Phương pháp điều trị Điều trị bảo tồn 17 22,4 Chạy thận nhân tạo 59 77,6 Nhận xét:

Trong 76 người bệnh tham gia vào nghiên cứu, nam giới chiếm 51,3% và nữ giới chiếm 48,7%.

Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 46,5 ± 16,8, nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 84 tuổi. Không có người bệnh nào < 20 tuổi, nhóm 20-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 39,5%; nhóm 40-59 tuổi chiếm 36,8%.

Hầu hết người bệnh có bảo hiểm y tế 96,1%, không có bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ rất ít 3,9%.

Biểu đồ 3.1: Tình trạng sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế của người bệnh

Người bệnh chủ yếu thuộc hộ nghèo, cận nghèo 72,4%; hộ khá, đủ ăn ít hơn 27,6%.

Đa số người bệnh sống ở các huyện 69,7%; người bệnh sống ở thành phố Đồng Hới 30,3%.

Tình trạng hôn nhân chủ yếu sống cùng vợ/chồng với 84,2%; độc thân, góa hoặc ly dị chiếm 15,8%.

Tỷ lệ người bệnh mới học đến trình độ trung học cơ sở hoặc thấp hơn với 57,9%, tiếp đến là THPT; trung cấp, cao đẳng và rất ít người bệnh có trình độ Đại hoc, sau đại học theo trình tự là 27,6%, 10,5% và 3,9%.

Biểu đồ 3.2: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Nghề nghiệp thuộc nhóm lao động nông nghiệp chiếm đa số với 68,4% , lao đông công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ với 11,8%.

Người bệnh suy thận mạn chọn phương pháp chạy thận nhân tạo cao (77,6%), điều trị bảo tồn thấp hơn (22,4%).

3.2.ĐIỂM SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN

Theo cấu trúc bộ câu hỏi KDQOL SF 1.3, điểm số CLCS gồm điểm số của 8 lĩnh vực của thang đo sức khỏe tổng quát SF-36 và điểm số các vấn đề bệnh thận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)