Vấn đề đạo đức của nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 35)

- Nghiên cứu này được thực hiện sau khi Đề cương được Hội đồng duyệt đề cương Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua.

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới Quảng Bình

Người bệnh tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng mục đích nghiên cứu trước khi trả lời, họ tự nguyện tham gia và ký vào bản đồng thuận (phụ lục 3) hoặc có quyền từ chối. Nội dung câu hỏi không có câu nào nhạy cảm làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của ngời bệnh nên không gây tổn thương tâm lý, tinh thần của họ. Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật, các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Có 78 người bệnh suy thận mạn đang điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới được lựa chọn nghiên cứu, đã tham gia vào trả lời bộ câu hỏi thông qua phỏng vấn trực tiếp từ ngày 4/5/2016 đến hết ngày 15/08/2016. Trong đó, có 2 người bị loại khỏi mẫu nghiên cứu do không đủ điều kiện. Nghiên cứu đã tiến hành trên 76 người bệnh suy thận mạn đủ tiêu chuẩn đang được điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới. Kết quả chúng tôi thu được như sau: 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin Số người bệnh (n) Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 39 51,3 Nữ 37 48,7 Nhóm tuổi < 20 0 0 20 – 39 30 39,5 40 -59 28 36,8 > 60 18 23,7 Tuổi trung bình: 46,5 ± 16,8 Kinh tế hộ gia đình Khá, đủ ăn 21 27,6 Nghèo, cận nghèo 55 72,4

Nơi cư trú TP. Đồng Hới 23 30,3

Huyện khác 53 69,7

Bảo hiểm y tế Không 3 3,9

Có 73 96,1 Tình trạng hôn nhân Kết hôn, sống cùng vợ/chồng 64 84,2 Độc thân, góa, ly dị 12 15,8 Trình độ học vấn THCS hoặc ít hơn 44 57,9 THPT 21 27,6 Trung cấp, 8 10,5

Cao đẳng Đại học, sau Đại học 3 3,9 Nghề nghiệp Lao động nông nghiệp 52 68,4 Lao động công nghiệp 9 11,8 Khác 15 19,7 Phương pháp điều trị Điều trị bảo tồn 17 22,4 Chạy thận nhân tạo 59 77,6 Nhận xét:

Trong 76 người bệnh tham gia vào nghiên cứu, nam giới chiếm 51,3% và nữ giới chiếm 48,7%.

Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 46,5 ± 16,8, nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 84 tuổi. Không có người bệnh nào < 20 tuổi, nhóm 20-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 39,5%; nhóm 40-59 tuổi chiếm 36,8%.

Hầu hết người bệnh có bảo hiểm y tế 96,1%, không có bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ rất ít 3,9%.

Biểu đồ 3.1: Tình trạng sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế của người bệnh

Người bệnh chủ yếu thuộc hộ nghèo, cận nghèo 72,4%; hộ khá, đủ ăn ít hơn 27,6%.

Đa số người bệnh sống ở các huyện 69,7%; người bệnh sống ở thành phố Đồng Hới 30,3%.

Tình trạng hôn nhân chủ yếu sống cùng vợ/chồng với 84,2%; độc thân, góa hoặc ly dị chiếm 15,8%.

Tỷ lệ người bệnh mới học đến trình độ trung học cơ sở hoặc thấp hơn với 57,9%, tiếp đến là THPT; trung cấp, cao đẳng và rất ít người bệnh có trình độ Đại hoc, sau đại học theo trình tự là 27,6%, 10,5% và 3,9%.

Biểu đồ 3.2: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Nghề nghiệp thuộc nhóm lao động nông nghiệp chiếm đa số với 68,4% , lao đông công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ với 11,8%.

Người bệnh suy thận mạn chọn phương pháp chạy thận nhân tạo cao (77,6%), điều trị bảo tồn thấp hơn (22,4%).

3.2.ĐIỂM SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN

Theo cấu trúc bộ câu hỏi KDQOL SF 1.3, điểm số CLCS gồm điểm số của 8 lĩnh vực của thang đo sức khỏe tổng quát SF-36 và điểm số các vấn đề bệnh thận gồm 11 lĩnh vực.

3.2.1. Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh theo SF-36.

Sau khi quy điểm cho từng câu (phụ lục 2), tính được điểm số của từng lĩnh vực (bảng 2.1). Điểm số sức khỏe thể chất là điểm trung bình chung của 4 lĩnh vực

Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất, Hạn chế do vai trò của thể chất, Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn, Tự đánh giá sức khỏe tổng quát. Với điểm số từ 0 -100, điểm số càng cao chứng tỏ sức khỏe thể chất của người bệnh càng tốt.

Bảng 3.2. Điểm số sức khỏe thể chất

Sức khỏe thể chất Điểm TB ± Độ lệch chuẩn

Trung vị (Tứ phân vị) Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất 57,9± 19,8 60,0 (45,3-70,0)

Hạn chế do vai trò của thể chất 16,8 ± 21,0 0,0 (0-25,0) Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn 43,2 ± 19,8 45,0 (22,5-55) Tự đánh giá sức khỏe tổng quát 17,9 ± 12,4 12,5 (10,0-35,0)

SKTC 33,9 ± 13,3 34,4 (25,2-42,7)

Nhận xét: Điểm số sức khỏe thể chất là 33,9 ± 13,3 trên tổng 100 điểm. Điểm số hạn chế do vai trò của thể chất khá thấp (16,8 ± 21,0 điểm). Tự đánh giá sức khỏe tổng quát thấp (17,9 ± 12,4 điểm).

Sau khi quy điểm cho từng câu (phụ lục 2), tính được điểm số của từng lĩnh vực (bảng 2.1). Điểm số sức khỏe tinh thần là điểm trung bình chung của 4 lĩnh vực Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống, Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội, Hạn chế do vai trò của tinh thần, Sức khỏe tâm thần tổng quát. Với điểm số từ 0 -100, điểm số càng cao chứng tỏ sức khỏe tinh thần của người bệnh càng tốt.

Bảng 3.3. Điểm số sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần Điểm TB ± Độ lệch chuẩn

Trung vị (Tứ phân vị) Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống 61,8 ±11,0 64,0 (52,0-71,0) Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội 54,8 ± 33,9 66,7 (33,3-66,7) Hạn chế do vai trò của tinh thần 49,7 ± 21,7 50,0 (37,5-75,0) Sức khỏe tâm thần tổng quát 46,5 ± 12,7 50,0 (40,0-55,0) SKTT 53,2 ± 13,2 56,7 (45,1-64,4) Nhận xét: Điểm số sức khỏe tinh thần là 53,2 ± 13,2 trên tổng điểm 100, trong đó điểm số liên quan đến cảm nhận cuộc sống cao nhất (61,8 ± 11,0), sức khỏe tâm thần tổng quát thấp nhất (46,5 ± 12,7)

Điểm số chất lượng cuộc sống là điểm trung bình chung của điểm số sức khỏe thể chất (bảng 3.2) và sức khỏe tinh thần (bảng 3.3).

Bảng 3.4. Điểm số chất lượng cuộc sống

Lĩnh vực Điểm TB ± Độ lệch chuẩn Trung vị (Tứ phân vị)

Điểm SF36 43,6 ± 11,2 44,9 (36,6 -52,4)

Nhận xét: Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn là 43,6 ± 11,2 điểm.

3.2.2. Điểm số các vấn đề của bệnh thận

Sau khi quy điểm cho từng câu (phụ lục 2), tính được điểm số của từng lĩnh vực (bảng 2.1). Với điểm số từ 0 -100, điểm số càng cao chứng tỏ chất lượng cuộc sống trên từng lĩnh vực bệnh thận của người bệnh càng tốt.

Bảng 3.5. Điểm số các vấn đề của bệnh thận Vấn đề của bệnh thận Điểm TB ± Độ lệch chuẩn Trung vị (tứ phân vị) Triệu chứng 42,1±19,8 41,7 (29,2-54,2) Ảnh hưởng của bệnh thận 59,4±17,9 56,3 (43,8-71,9) Gánh nặng của bệnh thận 32,1± 14,7 31,3 (18,8-42,2) Tình trạng công việc 55,9 ±18,2 50,0 (50,0-50,0) Nhận thức 61,1 ±16,5 60,0 (53,3-73,3) Tương tác xã hội 67,2 ±13,5 66,7 (66,7-73,3) Chức năng tình dục 24,4 ± 20,0 25,0 (0,0-50,0) Giấc ngủ 49,8 ± 13,4 51,3 (42,5-60,0) Hỗ trợ xã hội 54,6 ± 15,5 50,0 (50,0-66,7)

Hỗ trợ của nhân viên lọc máu 68,0 ±19,2 75,0 (50,0-75,0) Sự hài lòng của người bệnh 47,5 ±14,1 50,0 (33,3-50,0)

Nhận xét: Điểm số các vấn đề bệnh thận đa số ở mức cao hơn 50 điểm, trong đó hổ trợ của nhân viên lọc máu cao nhất (68,0±19,2) điểm và điểm số tương tác xã hội (67,2 ±13,5). Điểm số chức năng tình dục (24,4 ± 20,0 điểm) và gánh nặng của bệnh thận (32,1± 14,7) ở mức thấp hơn 50 điểm.

3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỂM SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VỚI ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Kết quả phân tích của chúng tôi về mối liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống với đặc điểm chung của người bệnh như sau:

3.3.1. Liên quan giữa điểm số CLCS và tuổi

Bảng 3.6: Liên quan giữa điểm số CLCS và tuổi

Nội dung Nhóm tuổi p 20-39 (n=30) 40-59 (n=28) > 60 (n=18) Sức khỏe thể chất (SKTC) 38,9±11,7 36,4±11,3 21,9±11,4 p < 0,05 Sức khỏe tinh thần (SKTT) 53,3±14,8 57,9±10,4 45,7±11,2 p > 0,05 Sức khỏe tổng quát (SF- 36) 46,2± 11,4 47,1 ± 8,6 33,8 ±9,3 p < 0,05

Nhận xét: Có mối liên quan giữa nhóm tuổi với sức khỏe thể chất và sức khỏe tổng quát. Từ kết quả bảng 3.6, dễ nhận thấy điểm trung bình sức khỏe thể chất giảm rõ rệt theo nhóm tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Điểm trung bình sức khỏe tổng quát của nhóm > 60 tuổi thấp hơn hẳn so với 2 nhóm còn lại, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Biểu đồ 3.3. Mối liên quan giữa điểm số SKTC và tuổi

với tuổi, tuổi càng cao, điểm số sức khỏe thể chất càng giảm. 3.3.2. Liên quan giữa điểm số CLCS và giới

3.3.3. Bảng 3.7. Liên quan CLCS với giới Giới

p

Nội dung Nam Nữ

(n=39) (n=37)

SKTC 35,3±13,8 32,7±12,8 p>0,05

SKTT 51,7±13,2 54,6±13,2 p>0,05

SF- 36 43,7±11,4 43,5±11,3 p>0,05

Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.7, nhận thấy không có sự liên quan giữa điểm số CLCS và giới.

3.3.4. Liên quan giữa điểm số CLCS và tình trạng hôn nhân

Bảng 3.8. Liên quan giữa điểm số CLCS và tình trạng hôn nhân

Nội dung Tình trạng hôn nhân p Sống cùng vợ/chồng (n=64) Độc thân/góa/li dị (n=12) SKTC 34,2±12,5 33,0±17,3 p>0,05 SKTT 53,7±12,7 50,3±15,9 p>0,05 SF- 36 43,9 ±10,4 41,6±15,7 p>0,05

Nhận xét: Không có sự liên quan giữa CLCS và tình trạng hôn nhân 3.3.4. Liên quan giữa điểm số CLCS và trình độ học vấn

Bảng 3.9. Liên quan giữa điểm số CLCS và trình độ học vấn

Nội dung Trình độ học vấn p THCS hoặc thấp hơn (n=44) THPT (n=21) Trung cấp, Cao đăng (n=8) Đai học, sau Đại học (n=3) SKTC 29,8±14,0 40,3±10,4 40,5±9,8 32,7±4,3 p <0,05 SKTT 49,6±14,1 59,7±10,2 55,2±11,5 54,8±4,8 p<0,05 SF- 36 39,7±11,8 49,9±8,7 47,9±7,4 43,8±0,9 p<0,05

biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Biểu đồ 3.4. Mối liên quan giữa điểm số SKTC và trình độ học vấn

Nhận xét: Từ biểu đồ 3.4 nhận thấy điểm số sức khỏe thể chất của nhóm có trình độ học tập từ THPT (40,3±10,4), trung cấp, cao đẳng (40,5±9,8) cao hơn 2 nhóm còn lại. Nhóm học THCS hoặc thấp hơn có điểm số sức khỏe thể chất thấp nhất (29,8±14,0). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Nhận xét: Từ biểu đồ 3.5 nhận thấy điểm số sức khỏe tinh thần của nhóm học THCS hoặc thấp hơn là thấp nhất (49,6±14,1), nhóm học THPT có điểm số sức khỏe tinh thần cao nhất (59,7±10,2)sau đó giảm dần với các nhóm có trình độ cao hơn là nhóm trung cấp, cao đẳng (55,2±11,5) và nhóm Đại học, sau Đại học (54,8±4,8). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

3.3.5. Liên quan giữa điểm số CLCS và nghề nghiệp

Bảng 3.10. Liên quan giữa điểm số CLCS và nghề nghiệp

Nội dung Nghề nghiệp p Lao đông nông nghiệp Lao đông công nghiệp Khác SKTC 33,6±13,9 31,9±11,3 36,6±12,6 p >0,05 SKTT 51,7±13,7 49,9±15,1 60,5±6,9 p < 0,05 SF- 36 42,6 ±11,5 40,9±12,3 48,6±8,6 p>0,05

Nhận xét: Có sự liên quan giữa nghề nghiệp với sức khỏe tinh thần, nhóm lao động nông nghiệp có SKTT cao hơn nhóm lao động công nghiệp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không có sự liên quan giữa nghề nghiệp với sức khỏe thể chất và sức khỏe tổng quát.

3.3.6. Liên quan giữa điểm số CLCS và bảo hiểm y tế

Bảng 3.11. Liên quan giữa điểm số CLCS và bảo hiểm y tế

Nội dung Bảo hiểm y tế p

Có (n=73) Không (n=3)

SKTC 34,3±13,2 25,0±14,9 p>0,05

SKTT 53,8±12,6 40,1±23,1 p<0,05

SF- 36 44,0±18,3 32,5±10,8 p>0,05

Nhận xét: Có sự liên quan giữa điểm số sức khỏe tinh thần với bảo hiểm y tế. Không có sự liên quan giữa bảo hiểm y tế với sức khỏe thể chất, sức khỏe tổng quát.

Biểu đồ 3.6. Mối liên quan giữa điểm số SKTT và bảo hiểm y tế

Nhận xét: Người bệnh có bảo hiểm y tế có điểm số cao hơn (53,8±12,6) so với nhóm không có bảo hiểm y tế (40,1±23,1), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.3.7. Liên quan giữa điểm số CLCS và kinh tế hộ gia đình

Bảng 3.12. Liên quan giữa điểm số CLCS và kinh tế hộ gia đình

Nội dung Kinh tế hộ gia đình p Khá, đủ ăn (n=21) Nghèo, cận nghèo (n=55) SKTC 52,8±13,8 53,4±13,1 p>0,05 SKTT 35,7±14,5 33,3±12,8 P>0,05 SF- 36 44,2±12,1 43,3±11,0 p>0,05

Nhận xét: Không có sự liên quan giữa CLCS và kinh tế hộ gia đình 3.3.7. Liên quan giữa điểm số CLCS và phương pháp điều trị

Bảng 3.13. Liên quan giữa điểm số CLCS và phương pháp điều trị

Nội dung

Phương pháp điều trị

P Điều trị bảo tồn (n=17) Chạy thận nhân tao

(n=59)

SKTC 31,8±11,0 34,6±13,9 p>0,05

SKTT 50,9±14,2 53,9±12,9 p>0,05

SF- 36 41,3±10,9 44,2±11,4 p>0,05

4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỂM SỐ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VỚI CÁC VẤN ĐỀ BỆNH THẬN

Bảng 3.14. Mối tương quan giữa điểm số SKTC với các vấn đề bệnh thận

Yếu tố SKTC r p Triệu chứng 0,328 0,006 Ảnh hưởng của bệnh thận -0,168 0,102 Gánh nặng của bệnh thận 0,224 0,026 Tình trạng công việc -0,048 0,339 Chức năng nhận thức 0,400 0,000

Chất lượng của tương tác xã hội 0,276 0,008

Chức năng tình dục 0,324 0,006

Giấc ngủ 0,496 0,000

Hỗ trợ của xã hội 0,143 0,109

Khuyến khích nhân viên lọc máu -0,083 0,226

Sự hài lòng của người bệnh 0,141 0,143

Nhận xét: Có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa điểm số sức khỏe thể chất với các vấn đề sau: Triệu chứng (r = 0,328; p= 0,006), gánh nặng của bệnh thận (r=0,224; p= 0,026), chức năng nhận thức (r=0,400; p=0,000) chất lượng của tương tác xã hội (r=0,276; p=0,008), chức năng tình dục (r=0,324; p= 0,006), giấc ngủ (r=0,496; p= 0,000).

Bảng 3.15. Mối tương quan giữa điểm số SKTT với các vấn đề bệnh thận

Yếu tố SKTT r p Triệu chứng 0,584 0,000 Ảnh hưởng của bệnh thận 0,470 0,000 Gánh nặng của bệnh thận 0,333 0,002 Tình trạng công việc -0,257 0,012 Chức năng nhận thức 0,354 0,001

Chất lượng của tương tác xã hội 0,531 0,000

Chức năng tình dục 0,284 0,015

Giấc ngủ 0,422 0,000

Hỗ trợ của xã hội 0,256 0,013

Khuyến khích nhân viên lọc máu -0,003 0,492

Sự hài lòng của người bệnh 0,276 0,017

Nhận xét: Có sự tương quan thuận giữa điểm số sức khỏe tinh thần với điểm số triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh thận, gánh nặng của bệnh thận. Chức năng nhận

thức, chất lượng của tương tác xã hội, chức năng tình dục, giấc ngủ, hỗ trợ của xã hội, sự hài lòng của người bệnh. Trong đó, triệu chứng ( r=0,584, p < 0,001) và chất lượng của tương tác xã hội ( r=0,531, p < 0,001) có mối tương quan chặt chẽ. Có sự tương quan nghịch giữa điểm số sức khỏe tinh thần với điểm số tình trạng công việc.

4.5. PHÂN BỐ MỨC ĐỘ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH Bảng 3.16. Phân bố mức độ chất lượng cuộc sống của người bệnh nghiên cứu

Mức độ Số người bệnh (n) Tỷ lệ (%) Kém(SF- 36: 0-25) 7 9,2 Trung bình kém(SF-36: 26-50) 45 59,2 Trung bình khá(SF-36: 51-75) 24 31,6 Khá tốt(SF-36: 76-100) 0 0 Tổng số BN 76 100

Nhận xét:Đa số người bệnh suy thận mạn có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình kém (59,2%), trung bình khá (31,6%).

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1. Tuổi và giới

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 76 người bệnh, nam chiếm 51,3%, nữ chiếm 48,7% (bảng 3.1). Điều này phù hợp với sự phân bố về giới trong suy thận như nghiên cứu của Nguyễn Dũng, Võ Văn Thắng nam (70,8%) cao hơn nữ (29,2%) [3]. Theo Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng nam (60,7%) cao hơn nữ (39,3%) [4]. Theo Lưu Thị Hương (2013), đối tượng nghiên cứu nam (57,58%) cao hơn nữ (42,42%) [5]. Kết quả nghiên cứu của Maria Carolina Cruz và cộng sự (2011), nam (55,6%) lớn hơn nữ (44,4%) [14]. Theo Veena D Joshi và cộng sự (2010), nam nhiều hơn nữ (56% và 44%) [24]. Theo nghiên cứu của Coggins CH và cộng sự (1998), có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh suy thận mạn ở nam và nữ. Điều này là do tốc độ lọc cầu thận ở nữ chậm hơn so với nam giới [64].

Về độ tuổi, tuổi trung bình mắc bệnh trong nhóm nghiên cứu là 46,5 ± 16,8 tuổi. Nhóm 20-39 tuổi chiếm 39,5% và nhóm 40-59 tuổi chiếm 36,8% (bảng 3.1). Đã có nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy độ tuổi mắc bệnh là độ tuổi lao động, như nghiên cứu của Nguyễn Dũng, Võ Văn Thắng, nhóm 20-39 tuổi chiếm 38,3%, nhóm 40-59 chiếm 38,3% [3]; Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng, độ tuổi trung bình là 47,99± 13,24 [4]. Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi, tuổi trung bình là 43 ± 14,09 [2]. Có thể thấy, ở Việt Nam mắc suy thận mạn tính đa số ở độ tuổi lao động.

So sánh với các nghiên cứu ngoài nước, theo Maria Carolina Cruz và cộng sự, độ tuổi trung bình là 52,5 ± 15,9 [14]. Theo Veena D Joshi và cộng sự (2010), gần 70% người tham gia trên 50 tuổi với độ tuổi trung bình là 56,6 ± 21 [24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 35)