Biến số lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 32 - 35)

- Phương pháp điều trị:làbiến định danh. Là phương pháp người bệnh chọn

điều trị khi mắc bệnh suy thận mạn, gồm 2 giá trị: điều trị bảo tồn, chạy thận nhân

tạo.

2.6.3. Biến số liên quan đến CLCS

Điểm số sức khỏe SF-36: là biến số định lượng, từ câu 1 tới câu 11. Khi phân tích được chia làm 2 phần, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Điểm số thang KDQOL: là biến số định lượng, từ câu 12 tới câu 24.Khi phân tích được chia làm 11 lĩnh vực.

2.7. CÁC KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNHGIÁ Bộ câu hỏi đánh giá CLCS:

- Sử dụng bộ công cụ lượng giá KDQOL SF phiên bản 1.3 gồm 80 câu hỏi trên 19 lĩnh vực, trong đó 11 lĩnh vực bệnh thận và 8 lĩnh vực sức khỏe theo thang điểm SF-36.

Bảng 2.1. Mô hình cấu trúc bộ câu hỏi KDQOL SF phiên bản 1.3 [15].

Các lĩnh vực Số lượng câu hỏi

Câu hỏi

Lĩnh vực dành riêng cho bệnh thận

Các triệu chứng 12 14a-k, 1 (m)*

Ảnh hưởng của bệnh thận 8 15a-h

Gánh nặng của bệnh thận 4 12a-d

Tình trạng công việc 2 20,21

Chức năng nhận thức 3 13b, d, f

Chất lượng của tương tác xã hội 3 13a, c, e

Chức năng tình dục 2 16a, b

Giấc ngủ 4 17, 18a-c

Hỗ trợ xã hội 2 19a, b

Sự hài lòng của người bệnh 1 23

Mô hình cấu trúc SF-36

Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất 10 3a-j

Hạn chế do vai trò của thể chất 4 4a-d

Sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn 2 7,8 Tự đánh giá sức khỏe tổng quát 5 1, lla-d Sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống 5 9b, c, d, f, h Sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội 3 5a-c Hạn chế do vai trò của tinh thần 2 6, 10

Sức khỏe tâm thần tổng quát 4 9a, e, g, i

* Cách tính điểm:

Thủ tục tính điểm cho KDQOL-SF ™ 1.3:

- Biến đổi các giá trị số từ 0 đến 10 được người bệnh lựa chọn trong mỗi câu thành điểm số từ 0 đến 100 tương ứng (phụ lục 2)

- Điểm số các lĩnh vực là điểm trung bình chung của các câu hỏi tương ứng theo bảng 2.1.Ví dụ: Điểm số của lĩnh vực:

Sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất = (Câu 3a+Câu 3b+Câu 3c+ Câu 3d+Câu 3e+Câu 3f+Câu 3g+Câu 3h+Câu 3i+Câu 3j)/10.

- Điểm sức khỏe thể chất (SKTC) là trung bình cộng của 4 lĩnh vực: Sức khỏe

liên quan đến hoạt động thể chất; hạn chế do vai trò của thể chất; sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn; tự đánh giá sức khỏe tổng quát. Theo mô hình chất lượng cuộc sống (Hình 1.1), sức khỏe thể chất là biến phụ thuộc vào yếu tố chức năng và yếu tố nhận thức sức khỏe tổng quát. Trong đó, yếu tố chức năng gồm chức năng sức khỏe liên quan đến hoạt động thể chất người bệnh (câu 3, phụ lục 1), hạn chế vai trò của thể chất (câu 4, phụ lục 1) và sức khỏe liên quan đến cảm nhận đau đớn (câu 7,8, phụ lục 1). Từ đó, ảnh hưởng tới yếu tố sức khỏe tổng quát (câu 1, phụ lục 1), đánh giá sức khỏe tổng thể từ kém đến tuyệt vời. Điểm số các lĩnh vực tính theo bảng 2.1, với điểm số tối đa là 100, tối thiểu là 0. Điểm số càng cao, chứng tỏ chất lượng cuộc sống về mặt thể chất càng tốt.

Điểm số sức khỏe tinh thần (SKTT) là trung bình cộng của 4 lĩnh vực: sức

hạn chế do vai trò của tinh thần, sức khỏe tâm thần tổng quát. Theo mô hình chất lượng cuộc sống (Hình 1.1), sức khỏe tinh thần là biến phụ thuộc vào yếu tố chức năng và yếu tố nhận thức sức khỏe tổng quát. Trong đó, yếu tố chức năng gồm chức năng sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống (câu 9b,c,d,f,h, phụ lục 1), chức năngsức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội (câu 5a-c,phụ lục1)và hạn chế do vai trò của tinh thần (câu 6,10, phụ lục 1). Từ đó, ảnh hưởng tới yếu tố sức khỏe tổng quát(câu 9a,e,g,1, phụ lục 1), đánh giá sức khỏe tổng thể từ kém đến tuyệt vời. Điểm số các lĩnh vực tính theo bảng 2.1, với điểm số tối đa là 100, tối thiểu là 0.

Điểm số sức khỏe tổng quát(SF-36) là trung bình cộng của 2 điểm sức khỏe

thể chất và sức khỏe tinh thần.

Điểm số các vấn đề của bệnh thận

Theo bảng câu hỏi KDQOL-SF ™ 1.3, điểm số của 11 vấn đề của bệnh thận được mã hóa từ câu 12 tới câu 24 (phụ lục 2). Trong đó theo mô hình chất lượng cuộc sống (Hình 1.1.), các vấn đề bệnh thận bao gồm ba yếu tố tác động lên chất lượng cuộc sống người bệnh là yếu tố triệu chứng (câu 14, phụ lục 1), nhận thức sức khỏe tổng quát (câu 22, phụ lục 1), đặc điểm môi trường (câu 12, 19, 24).

Các vấn đề cần lưu ý:

- Nếu người bệnh chỉ điều trị bảo tồn (không chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc) thì không trả lời câu hỏi 14l, 14m, 23, 24.

- Nếu người bệnh không điều trị thẩm phân phúc mạc thì không trả lời câu hỏi14m.

- Nếu người bệnh không quan hệ tình dục thì không trả lời câu hỏi 15g, 16a, 16b.

* Đánh giá chất lượng cuộc sống

Theo nghiên cứu của Silveira CB và cộng sự (2010) [28], phân bố chất lượng cuộc sống được chia làm 4 mức độ (tứ phân vị) từ 0 đến 100 điểm như sau:

0-25 điểm: Mức độ kém.

26-50 điểm: Mức độ trung bình kém. 51-75 điểm: Mức độ trung bình khá. 76-100 điểm: Mức độ khá tốt.

2.8. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Sau khi thu thập xong số liệu, người điều tra sẽ mã hóa sang điểm số tươngứng.

Số liệu được làm sạch sau đó được nhập, quản lý và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.

Trình bày kết quả dưới dạng tần số và tỷ lệ phần trăm đối với biến định tính, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn đối với biến định lượng có phân phối chuẩn, giá trị trung vị, tứ phân vị cho biến định lượng không có phân phối chuẩn.

Tính hệ số tương quan r để xác định mối tương quan Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)