Đánh giá chất lượng cuộc sống của ngườibệnh ngườibệnh suy thận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 51 - 70)

theo bảng câu hỏi SF36

Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh suy thận mạn đã được nghiên cứu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số các tác giả mới sử dụng mẫu câu hỏi ngắn SF-36, mà chưa sử dụng bộ KDQOL SF-36 dành cho bệnh thận.

Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn nằm xoay quanh mức độ trung bình. Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có điểm số sức khỏe thể chất là 33,9 ± 13,26, sức khỏe tinh thần là 53,2± 13,2 và điểm số chất lượng cuộc sống SF- 36 là 43,6 ± 11,3.

Điểm số này thấp hơn ở Bình Định, theo nghiên cứu của Nguyễn Dũng, Võ Văn Thắng, người bệnh suy thận mạn có điểm số sức khỏe thể chất 51,59+8,67, sức khỏe tinh thần 55,88+7,7; SF-36 là 54,87+8,75 [3]. Ở Huế, theo Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi, điểm số sức khỏe thể chất 46,75 ± 15,34, sức khỏe tinh thần 47,5 ± 14,66, sức khỏe chung 49,06 ± 14,61 [2]. Kết quả nghiên cứu của Veena D Joshivà cộng sự (2010), điểm số chất lượng cuộc sống của người Trung Quốc, Mã Lai và Ấn Độ lần lượt là 50,38 ± 18,8; 56,07 ± 18,2 và 49,41 ± 20,0 [24].

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, điểm số chất lượng cuộc sống cao hơn nhóm người bệnh điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, theo Lâm Nguyễn Nhã Trúc, Trần Thị Bích Hương với SF-36 đạt 41,3 [32,8 - 48,25] điểm, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần lần lượt đạt 35, 8 [24,2 - 46] điểm và 43,9 [34,5 - 57] điểm [4]. Theo Zouari L và cộng sự (2016), điểm số SF-36 là 38,2 điểm [21].

Kết quả nghiên cứu của Maria Carolina Cruz và cộng sự (2011) cho thấy, điểm số sức khỏe thể chất 42,2 ± 9,9; điểm số sức khỏe tinh thần 45,6±14,6 [14]. TheoSalim K. Mujais và cộng sự (2009), điểm số sức khỏe thể chất 39,5 ± 10,6; điểm số sức khỏe tinh thần 49,8 ± 10,4 [18].

Khi so sánh kết quả của chúng tôi với các nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhận thấy điểm số sức khỏe thể chất thấp hơn điểm số sức khỏe tinh thần, điều này có thể lý giải bởi người bệnh mắc bệnh mạn tính lâu ngày, thể chất ngày một giảm còn tinh thần đã khá ổn định với việc chấp nhận bệnh và suy nghĩ lạc quan hơn. Theo nghiên cứu của Valderrábano F và cộng sự (2001), chức năng thể chất và tinh thần có tương quan nghịch với nguy cơ nhập viện và tử vong [39]. Điểm số sức khỏe thể chất < 43 và điểm số sức khỏe tinh thần <51 tương quan với nguy cơ tử vong cao [69]. Cứ tăng 1 điểm sức khỏe thể chất sẽ giảm được 2% nguy cơ tử vong và nhập viện. Mỗi lần tăng 1 điểm sức khỏe tinh thần sẽ giảm 2% nguy cơ tử vong và giảm 1% nguy cơ nhập viện [70].

Nếu so sánh với nhóm chứng là người khỏe mạnh, điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn giảm đáng kể. Theo Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng, nhóm chứng là người khỏe mạnh với điểm số sức khỏe thể chất 91,12 ± 7,57, sức khỏe tinh thần 90,30 ± 6,38 và SF-36 là 90,71 ± 6,93 so với nhóm bệnh có điểm số sức khỏe thể chất là 41,48 ± 18,43, sức khỏe tinh thần là 40,08 ± 19,12 và SF-36 là 40,78 ± 19,37 [4]. Theo Đỗ Thúy Hằng, Vũ Hồng Hạnh (2015), điểm SF - 36 trung bình nhóm bệnh nhân chạy thận nhân tạo là 40,78 ± 19,37, thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 (SF-36 nhóm chứng là 90,71 ± 6,39) [8].

Nếu so với nhóm trước chạy thận nhân tạo thì theo Lâm Nguyễn Nhã Trúc, Trần Thị Bích Hương, người bệnh được chạy thận nhân tạo có điểm số sức khỏe thể chất tăng gấp 9 lần và điểm sức khỏe tinh thần tăng gấp 2,4 lần so với trước khi chạy thận [4].

Theo nghiên cứu của chúng tôi, điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn chủ yếu nằm ở mức trung bình kém (25-50 điểm) chiếm 59,2%, mức trung bình khá (50-75 điểm) chiếm 31,6%. Kết quả của chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Đỗ Thúy Hằng, Vũ Hồng Hạnh (2015) với điểm số CLCS ở mức trung bình kém là 50,9%, trung bình khá là 18,75% cũng chiếm đa số [8]. Theo Nguyễn Nam Phong (2013), điểm số CLCS thuộc nhóm trung bình kém chiếm tới 91,2 [7]. Theo Fabiane Rossi và cộng sự (2011), việc tự đánh giá bằng cách sử dụng SF-36 đã tiết lộ một CLCS thấp của người bệnh suy thận mạn, đặc biệt là sức khỏe thể chất, nhấn mạnh nhu cầu cần được quan tâm đặc biệt [25]. Người bệnh với điểm số SF-36 ở dưới trung bình có khả năng nhập viện gấp hai lần những người có điểm số mức trên trung bình. Cứ tăng mỗi 5 điểm số thuộc sức khỏe thể chất tương đương với tăng 10% sống sót và giảm 6% ngày nhập viện, hay nói cách khác, điểm số SF-36 giúp dự đoán tỷ lệ nhập viện và tử vong [69]. Sớm xác định và điều chỉnh có thể cải thiện tổng thể sức khỏe của bệnh nhân, như tình trạng thiếu máu và trầm cảm là có thể điều trị được. Đồng thời, có hiểu biết tốt hơn về các vấn đề CLCS - SK sẽ thúc đẩy các cơ sở chăm sóc Y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh làm trung tâm và cải thiện sức khỏe tổng thể [52].

4.2.2. Điểm số các vấn đề của bệnh thận

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 11 vấn đề bệnh thận, điểm số hỗ trợ của nhân viên lọc máu là 68,0 ± 19,2 và tương tác xã hội 67,2 ±13,5 khá cao. Điểm số về chức năng tình dục 24,4 ± 20,0 và gánh nặng của bệnh thận 32,1± 14,7 thấp. Điều này tương đồng với kết quả của Liu WJ và cộng sự (2010), trong số các vấn đề bệnh thận, khuyến khích từ nhân viên lọc máu, hỗ trợ xã hội, triệu chứng, chức năng nhận thức, chất lượng của tương tác xã hội và sự hài lòng của người bệnh có điểm số cao hơn, trong khi chức năng tình dục, ảnh hưởng của bệnh thận có điểm số thấp [10]. Kết quả nghiên cứu của Mahboob Lessan-Pezeshki và cộng sự (2009) cũng cho rằng điểm số chức năng tình dục thấp nhất (19.03 ± 35.8) [70]. Nghiên cứu của Aribi L và cộng sự (2015) cho thấy sau khi bắt đầu chạy thận nhân tạo, 26% người bệnh không hoạt động tình dục và 62% báo cáo giảm hoạt động tình dục của họ. Sự phổ biến của rối loạn chức năng tình dục là 86,48%. 55 tuổi hoặc lớn hơn tương quan đáng kể với nguy cơ rối loạn tình dục [26]. Theo Donna L. Mapes và cộng sự (2004), điểm số của châu Âu, Nhật Bản, Mỹ về vấn đề Hỗ trợ của nhân viên lọc máu lần lượt là 80,5/ 79,3/ 78,0 và Tương tác xã hội 77,2/ 60,6/ 76,0 khá cao, tương đương với nghiên cứu của chúng tôi [20]. Tuy nhiên, điểm số về chức năng tình dục 66,7/ 63,3/ 60,5 cao hơn có lẽ là do thói quen sinh hoạt tình dục cởi mở hơn, trong khi đó tâm lý người Việt Nam là sợ ảnh hưởng tới sức khỏe, không dám gần gũi với bạn đời. Điểm số về gánh nặng của bệnh thận thấp tương đương với kết quả của chúng tôi là 36,8/ 27,6/ 42,4 khi được hỏi người bệnh có suy nghĩ cảm thấy không đủ sức khỏe để làm việc, kiếm tiền và thời gian tiêu tốn cho bệnh thận cũng nhiều, cần có sự hỗ trợ gây ảnh hưởng không nhỏ tới bản thân, gia đình và xã hội.

Khác với nghiên cứu của chúng tôi, theo Salim K. Mujais và cộng sự (2009) điểm số gánh nặng bệnh thận cao 72,2 ± 26,5 [18]. Chứng tỏ, người bệnh chấp nhận bệnh tật và khá lạc quan, hoặc là được xã hội quan tâm, hổ trợ với điểm số hổ trợ xã hội cao là 83.3 ± 24.6 [18]. Fructuoso M và cộng sự (2011), điểm số sức khỏe liên quan đến hoạt động xã hội cao 66,81 ± 31,39 trong nhóm bệnh thận điều trị bảo tồn, 62,16 ± 32,84 trong nhóm chạy thận nhân tạo. Điểm thấp nhất là tự đánh giá

sứckhỏe tổng quát 39,92 ± 19,12 trong nhóm bệnh thận điều trị bảo tồn, 45,95 ± 21,56 trong nhóm chạy thận nhân tạo [9].

Sử dụng kết quả điểm số CLCS từ bộ công cụ KDQOL-36 để phát triển kế hoạch chăm sóc và can thiệp. Trong đó, giải thích điểm số và những vấn đề nguy cơ cần điều chỉnh. Điều dưỡng chú ý phát triển để cải thiện điểm số và kết quả của người bệnh. Đồng thời, người bệnh được tham gia nhiều hơn trong kế hoạch chăm sóc của họ.

4.2.3. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống liên quan với các yếu tố nhân khẩu học

Kết quả phân tích trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sức khỏe thể chất liên quan với tuổi và trình độ học vấn.

Sức khỏe thể chất liên quan tới tuổi, tuổi càng cao, điểm số sức khỏe thể chất càng giảm có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Silveira CB và cộng sự (2010), tuổi chỉ tương quan với sức khỏe thể chất (r = - 0,4357;p = 0,0016) [28]. Theo Moreno F và cộng sự (1996), tuổi cao gây ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [32]. Nghiên cứu của Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng (2012) [4] cho thấy điểm số CLCS giảm dần theo tuổi. Veena D Joshi và cộng sự (2010) [24], người trẻ cũng có điểm số chất lượng cuộc sống cao hơn người già, (68,9 ± 24 cho nhóm tuổi < 45, 59,66 ± 24,7 cho nhóm 46- 65 tuổi, và 50,43 ± 20,69 cho nhóm > 65 tuổi). Điều này có thể giải thích là càng lớn tuổi các chức năng trong cơ thể bắt đầu lão hóa, khả năng đáp ứng với điều trị kém hơn, sức khỏe thể chất giảm với các bệnh lý mạn tính kèm theo như đái tháo đường, thiếu máu [65].

Điểm số sức khỏe thể chất còn liên quan tới học vấn. Điểm số sức khỏe thể chất của nhóm có trình độ học tập THPT (40,3±10,4), trung cấp, cao đẳng (40,5±9,8) cao hơn 2 nhóm còn lại. Nhóm học THCS hoặc thấp hơn có điểm số sức khỏe thể chất thấp nhất (29,8±14,0), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (biểu đồ 3.5). Theo Mahboob và cộng sự (2009), điểm số sức khỏe thể chất của nhóm biết chữ (40.4 ± 19.5) cao hơn nhóm không biết chữ (35.4 ± 18.3). Nghiên cứu của Maria Carolina Cruz và cộng sự (2011) cho nhận xét, cá nhân mắc bệnh suy thận mạn có trình độ học vấn cao có điểm số sức khỏe thể chất cao hơn [14].

Điều này có thể lý giải rằng người bệnh có trình độ cao có khả năng tìm hiểu về bệnh, điều chỉnh chế độ ăn, chế độ tập luyện hợp lý, do đó, cải thiện sức khỏe thể chất tốt hơn.

Theo nghiên cứu của Veena D Joshi và cộng sự (2010) [24], về giới tính, nam giới có điểm số sức khỏe thể chất cao hơn hẳn so với nữ giới (62,52 ± 55,43) so với 56,17 ± 25,38), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,003. Trong khi đó, có thể do cỡ mẫu chưa đủ lớn nên chúng tôi chưa tìm thấy môi liên quan giữa điểm số sức khỏe thể chất với giới tính người bệnh.

Sức khỏe tinh thần liên quan tới học vấn, nghề nghiệp và bảo hiểm y tế.

Điểm số sức khỏe tinh thần của nhóm học THCS hoặc thấp hơn là thấp nhất (49,6±14,1), nhóm học THPT có điểm số sức khỏe tinh thần cao nhất (59,7±10,2) sau đó giảm dần với các nhóm có trình độ cao hơn là nhóm trung cấp, cao đẳng (55,2±11,5) và nhóm Đại học, sau Đại học (54,8±4,8). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Theo Pakpour AH et al. (2010), người bệnh sức khỏe tinh thần kém liên quan với một mức độ giáo dục thấp hơn [16]. Nghiên cứu của Mahboob Lessan-Pezeshki và cộng sự (2009) cho thấy điểm số sức khỏe tinh thần của nhóm biết chữ (43.03±21.07) cao hơn nhóm không biết chữ (38.1 ± 20.4) [70]. Điều này có thể giải thích như sau, người bệnh có trình độ cao hơn có điểm số sức khỏe tinh thần tốt hơn, có thể do họ có khả năng chọn các hình thức giải trí tốt hơn, tìm hiểu về bệnh để chấp nhận bệnh và tìm phương pháp điều trị thích hợp.

Sự liên quan giữa sức khỏe tinh thần với nghề nghiệp, nhóm lao động nông nghiệp có SKTT cao hơn nhóm lao động công nghiệp, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Theo Mahboob Lessan-Pezeshki và cộng sự (2009), điểm số SKTT của nhóm đối tượng có việc làm (46.8 ± 22.5) cao hơn nhóm đối tượng không có việc làm hoặc nghĩ hưu (39.2 ± 19.8) [70]. Lý giải cho điều này có thể do sự khác biệt về văn hóa và đặc điểm nghề nghiệp. Ở nước ta người làm nông sống trong môi trường làm việc ít áp lực, tùy điều kiện sức khỏe để chọn công việc nặng hay nhẹ. Trong khi đó, lao động công nghiệp trên thực tế đa số là thất nghiệp.

Người bệnh có bảo hiểm y tế có điểm số SKTT cao hơn (53,8±12,6) so với nhóm không có bảo hiểm y tế (40,1±23,1), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Có thể giải thích cho vấn đề này như sau, người bệnh có bảo hiểm y tế có

tâm lý thoải mái trong việc thanh toán tiền viện phí, bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, người thân.

Chất lượng cuộc sống liên quan với các vấn đề bệnh thận

Theo nghiên cứu của chúng tôi, có sự tương quan thuận, mức độ trung bình giữa điểm số sức khỏe thể chất với điểm số triệu chứng (r = 0,328; p= 0,006), gánhnặng của bệnh thận (r=0,224; p= 0,026), chức năng nhận thức (r=0,400; p=0,000), chất lượng của tương tác xã hội (r=0,276; p=0,008), chức năng tình dục (r=0,324; p= 0,006), giấc ngủ (r=0,496; p= 0,000). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Nam Phong (2013) [7].Như vậy khi người bệnh được điều trị tốt triệu chứng, có nhận thức tốt, giấc ngủ đủ, đời sống tình dục lành mạnhthì người bệnh sẽ có sức khỏe thể chất tốt hơn.

Có sự tương quan thuận giữa điểm số sức khỏe tinh thần với điểm số triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh thận, gánh nặng của bệnh thận. Chức năng nhận thức, chất lượng của tương tác xã hội, chức năng tình dục, giấc ngủ, hỗ trợ của xã hội, sự hài lòng của người bệnh. Trong đó, triệu chứng ( r=0,584, p < 0,001) và chất lượng của tương tác xã hội ( r=0,531, p < 0,001) có mối tương quan chặt chẽ. Có sự tương quan nghịch giữa điểm số sức khỏe tinh thần với điểm số tình trạng công việc.

Theo Veena D Joshi và cộng sự (2010), sức khỏe người bệnh thận có mối tương quan cao với triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh thận, chất lượng tương tác xã hội, giấc ngủ, hỗ trợ xã hội và sự hài lòng của người bệnh với p<0,01. Các vấn đề khác như gánh nặng của bệnh thận, tình trạng công việc, chức năng nhận thức, chức năng tình dục, khuyến khích của nhân viên lọc máu với p < 0,5 [24].

Như vậy, các vấn đề bệnh thận đều có liên quan mạnh mẽ với sức khỏe người bệnh suy thận mạn. Để nâng cao CLCS của người bệnh suy thận cần chú trọng để giảm triệu chứng, giải thích, động viên để giảm cảm giác gánh nặng của bệnh, giúp cho nhận thức tốt, giấc ngủ đủ, đời sống tình dục lành mạnh, hỗ trợ xã hội tốt. 4.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Do hạn chế về thời gian, kinh tế, nguồn lực nên chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn và các yếu tố liên quan với cở mẫu nhỏ, chọn mẫu không có tính đại diện. Đây cũng là bước

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu 76 người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong thời gian từ tháng 5/2016 đến hết tháng 10/2016, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh suy thận mạn

Người bệnh suy thận mạn với nam chiếm 51,3%, nữ chiếm 48,7%. Tuổi trung bình là 46,5 ± 16,8, chủ yếu ở độ tuổi lao động. Người bệnh có trình độ dưới THCS chiếm tỷ lệ 57,9%, thuộc hộ nghèo, cận nghèo với 72,4%, tỷ lệ có bảo hiểm y tế cao chiếm tới 96,1%. Đa số người bệnh kết hôn, sống cùng vợ, chồng chiếm 84,2%. Lao động nông nghiệp là chủ yếu với 68,4%.

2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn Điểm số chất lượng cuộc sống phản ánh đời sống người bệnh suy thận mạn: Điểm số sức khỏe thể chất thấp 33,9 ± 13,3.

Điểm số sức khỏe tinh thần cao hơn 53,2 ± 13,2.

Điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn ở mức trung bình là 43,6 ± 11,2 điểm.

Đa số người bệnh suy thận mạn có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình kém (59,21%), trung bình khá (31,6%).

Điểm số các vấn đề bệnh thận đa số ở mức cao hơn 50 điểm, trong đó điểm hỗ trợ của nhân viên lọc máu (68,0±19,2) và tương tác xã hội (67,2 ±13,5 điểm). Điểm số chức năng tình dục (24,4 ± 20,0 điểm) và gánh nặng của bệnh thận (32,1± 14,7) thấp hơn 50 điểm.

3. Các yếu tố liên quan đến Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn.

Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn chịu ảnh hưởng bởi một vài đặc điểm chung và các vấn đề bệnh thận.

3.1. Liên quan giữa điểm số chất lượng cuộc sống và đặc điểm chung:

Sức khỏe thể chất liên quan đến nhóm tuổi, học vấn.

- Sức khỏe tổng quát liên quan đến nhóm tuổi, học vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy thận mạn đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới (Trang 51 - 70)