Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 35)

Công tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời:

Hiện nay, trên thế giới có một số mô hình chăm sóc và quản lý người bệnh RLLT cấp và nhất thời được giới thiệu tại các nước tiên tiến. Tuy nhiên, với đặc trưng của một nước với nền kinh tế đang phát triển thì việc áp dụng những mô

hình quản lý và chăm sóc đó cho người bệnh RLLT tại Việt Nam hiện nay là một điều không thể.

Theo bác sỹ CKII. Dương Văn Lương qua nghiên cứu ông đã đưa ra mô hình chăm sóc người bệnh RLLT cấp và nhất thời tại Việt Nam, tuy nhiên chưa thể đi vào áp dụng được do những điểm yếu của mô hình. Vì vậy, việc chăm sóc và quản lý những người bệnh này còn gặp nhiều khó khăn, là một gánh nặng cho cả nhân viên y tế và gia đình trong giai đoạn người bệnh nằm viện và khó khăn cho cả bản thân và xã hội khi người bệnh xuất viện về tái nhập cộng đồng.

Những người hoang tưởng có ý tưởng và hành vi tự sát, hoặc làm hại người khác cần phải cách ly, thì tại các khoa lâm sàng của bệnh viện tâm thần Trung ương không đủ phòng để cách ly. Bên cạnh đó, điều kiện về trang thiết bị để quản lý những người bệnh này cũng chưa đảm bảo: loại bỏ các vật dùng có thể

gây nguy hiểm, theo dõi sát, ngăn chặn kịp thời. Điều kiện cơ sở vật chất khoa

phòng cần được trang bị thêm một số thiết bị như giường cố định chuyên khoa, phòng cách ly, cửa thoát hiểm...

Công tác chăm sóc và và quản lý người bệnh RLLT cấp và nhất thời là công việc rất đặc trưng, cần được thực hiện bởi nhóm chuyên môn liên ngành bao gồm bác sỹ, điều dưỡng, ký thuật viên,... đòi hỏi có sự kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau giưac các thành viên trong nhóm liên ngành và đặc biệt là gia đình người bệnh.

Công tác chăm sóc có hiệu quả hay không nằm ở ngay bắt đầu từ khi tiếp nhận người bệnh: Khi tiếp nhận người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại các cơ sở y tế, người điều dưỡng cần lượng giá người bệnh về các rối loạn ngôn ngữ không? Như người bệnh nói nhiều, nói liên tục, nói đầu gà đuôi vịt hay không nói, nói một mình…

Cần xem người bệnh có hoang tưởng không? Như hoang tưởng bị theo dõi, bị truy hại, bệnh nhân sợ có người rình rập, theo dõi để làm hại mình và gia đình mình. Hoang tưởng bị đầu độc, có bệnh nhân cho rằng người ta làm hại bằng cách đầu độc, nên không dám ăn cơm, uống nước. Hoang tưởng tự

cao: bệnh nhân cho rằng mình rất giàu sang có rất nhiều tiền bạc hoặc có tài năng đặc biệt như có khả năng làm thay đổi thời tiết, hô mưa, gọi gió.

* Xem người bệnh có ảo giác không? Đặc biệt là ảo thanh. Ảo thanh có nhiều nội dung khác nhau như đe dọa, ra lệnh, đàm thoại, bình phẩm… xuất phát từ bên ngoài cơ thể, từ một vị trí nhất định trong không gian hay là tiếng nói trực tiếp với bệnh nhân như: người bệnh nghe lời nhạo báng, đe dọa nghe lời bàn bạc giết họ…

* Xem người bệnh có các rối loạn cảm xúc không? Như người bệnh vui vẻ khi có hoang tưởng tự cao, ảo thanh khen ngợi. Nếu có hoang tưởng bị truy hại, ảo thanh buộc tội thì bệnh nhân lo lắng, buồn rầu…

* Xem người bệnh có các rối loạn hành vi, tác phong không? Như bệnh nhân kích động, tấn công người khác có khi đập phá đồ đạc, trốn chạy, không tiếp xúc với người khác có hành vi tự sát.

* Sau khi lượng giá và nhận định người bệnh xong. Người điều dưỡng có kế hoạch chăm sóc cụ thể phù hợp với các lượng giá và nhận định của mình nhằm hạn chế các rủi ro như: bệnh nhân tử vong, bệnh nhân trốn viện, bệnh nhân kích động đập phá, đánh người…

* Chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời khi có ý tưởng tự sát.

- Điều dưỡng thường xuyên gần gũi tiếp xúc với người bệnh: như trò chuyện để phát hiện kịp thời ý tưởng tự sát của người bệnh.

+ Biết diễn biến tâm lý như người bệnh có ảo thanh bảo người bệnh phải chết, hoang tưởng bị tội lỗi, bị truy hại… để báo cáo bác sĩ kịp thời xử trí.

- Điều dưỡng làm tốt công tác về tâm lý, giải thích, động viên người bệnh yên tâm chữa bệnh, tin tưởng điều trị, loại bỏ những ý nghĩ xấu như không dám ăn cơm, uống nước vì cho rằng có ai đó đầu độc mình như: người điều dưỡng phải trực tiếp ăn bát cơm hoặc uống cốc nước đó trước sau đó bảo bệnh nhân ăn.

- Loại bỏ những vật dụng nguy hại đến tính mạng người bệnh như: dao, kéo, dây, vật nhọn,… bằng cách điều dưỡng thường xuyên đi tua buồng bệnh thu gom các vật dụng nguy hại đó.

- Điều dưỡng sắp cho người bệnh đó vào buồng tiện theo dõi nhất như buồng gần nơi làm việc của nhân viên y tế có nhiều người qua lại sắp cho người bệnh đó cùng phòng với những người bệnh đã ổn định bệnh để họ báo cho điều dưỡng kịp thời khi người bệnh đó thực hiện ý tưởng tự sát.

- Điều dưỡng thông báo tình trạng bệnh của người bệnh có ý tưởng tự sát cho mọi nhân viên trong khoa biết.

- Điều dưỡng thường xuyên theo dõi, giám sát người bệnh nhất là khi giao trực, đêm khuya.

- Điều dưỡng phải thường xuyên đi tua kiểm tra 15 phút một lần.

- Điều dưỡng phải quản lý chặt việc dùng thuốc cho người bệnh để đảm bảo thuốc phải vào tận dạ dày do người bệnh hay dấu thuốc, không chịu uống thuốc, do người bệnh phủ định bệnh, có người bệnh lại tích thuốc để thực hiện hành vi tự sát. Vì vậy khi cho người bệnh uống thuốc cần phải có ít nhất 2 điều dưỡng cho uống:

+ Cho bệnh nhân xếp hàng + Gọi từng bệnh nhân lên uống

+ Đưa thuốc và nước cho từng người bệnh uống

+ Quan sát, kiểm tra chặt chẽ như kẽ tay, dưới lưỡi xem người bệnh có dấu thuốc không.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH RLLT CẤP VÀ NHẤT THỜI TẠI BVTTTW I I. Tổng quan về bệnh viện Tâm thần trung ương I.

1. Sự hình thành và phát triển của bệnh viện tâm thần trung ương I

BVTTTW I được thành lập theo quyết định số 519/BYT ngày 7/06/1963. Trên cơ sở tiếp quản khu điều dưỡng cán bộ Miền Nam tập kết, lúc đầu quy mô có 100 giường bệnh. Nằm trên địa bàn xã Hòa Bình - Huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội ( Tỉnh Hà Tây cũ).

Ngày nay bệnh viện đã phát triển lớn mạnh với quy mô 600 giường bệnh, đã trở thành một bệnh viện chuyên khoa Tâm thần đầu nghành của cả nước.

Trong 5 năm vừa qua bệnh viện đã triển khai một số kỹ thuật mới phục vụ công tác chẩn đoán và phục vụ người bệnh: Máy Dopler siêu âm xuyên sọ, máy siêu âm mầu 3 chiều, máy sắc khí, máy sắc khí lỏng, máy điện não vi tính và các máy móc hiện đại khác [1].

2. Các loại hình dịch vụ của BVTTTW I.

- Khám chữa bệnh. - Đào tạo chuyên môn. - Nghiên cứu khoa học.

- Chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Công tác điều trị, chăm sóc người bệnh điều trị tự nguyện bệnh tâm thần.

Sức khỏe tâm thần là một trạng thái khỏe mạnh về cảm xúc và xã hội mà cá nhân có thể đương đầu với những áp lực của cuộc sống và đạt được khả năng cho bản thân người đó. Có thể bao gồm làm việc hiệu quả và cống hiến cho cuộc sống cộng đồng. Sức khỏe tâm thần miêu tả khả năng của những cá nhân và nhóm trong việc tác động, một cách trọn vẹn và vô tư với người khác và với môi trường theo những cách thúc đẩy trạng thái khỏe mạnh của chủ thể, và tối ưu hóa những cơ hội phát triển và sử dụng các khả năng thần kinh[2].

Người bệnh vào điều trị tự nguyện rất đa dạng với nhiều loại bệnh như tâm thần nội sinh, rối loạn cảm xúc, rối loạn tâm thần thực tổn, các rối loạn tâm thần

do rượu, điều trị cai các chất dạng thuốc phiện và cả loạn thần do sử dụng các chất gây áo giác. Công tác điều trị, chăm sóc người bệnh gặp rất nhiều khó khăn với các triệu chứng đa dạng phức tạp. Đối với người bệnh vào điều trị tại viện phải yêu cầu có giấy giới thiệu của y tế địa phương. Trước khi vào khoa gia đình phải có đơn xin điều trị tự nguyện.

II. Thực trạng công tác chăm sóc và quản lý người bệnh RLLT cấp và nhất thời tại BVTTTW I. thời tại BVTTTW I.

1. Quy trình tổ chức khám và điều trị cho người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời

Bước 1: Người bệnh được gia đình đưa đến khoa khám bệnh của bệnh viện. Người bệnh được bác sĩ khám bệnh và cho chỉ định vào khoa điều trị. Tại đây người bệnh được nhân viên phòng khám hướng dẫn làm thủ tục nhập viện sau đó đưa vào khoa lâm sàng điều trị.

Bước 2: Tại khoa điều trị.

- Người bệnh được khoa điều trị tiếp nhận.

- Bác sĩ tiếp xúc khám bệnh cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân làm bệnh án nằm viện, đồng thời cho chỉ định thuốc và các xét nghiệm cần thiết.

- Điều dưỡng viên thực hiện công tác chăm sóc cho người bệnh bằng cách: cho người bệnh thay quần áo bệnh viện, cấp chăn màn, bố trí giường cho bệnh nhân và gia đình người bệnh.

+ Người bệnh được điều dưỡng đo các chỉ số sinh tồn và thực hiện các chỉ định của bác sĩ đồng thời viết vào hồ sơ bệnh án.

+ Hàng ngày người bệnh được điều dưỡng đôn đốc tắm gội thay quần áo, cắt móng tay, móng chân cạo râu cho bệnh nhân.

+ Người bệnh được ăn cơm theo giờ ăn của bệnh viện theo thực đơn chung do khoa dinh dưỡng cung cấp. Trừ 1 số trường hợp cụ thể bệnh nhân không ăn được cơm thì cho ăn sữa hoặc cháo tùy tình trạng bệnh nhân.

+ Bệnh nhân được dùng thuốc theo y lệnh của bác sĩ (uống thuốc hay tiêm, truyền theo giờ).

+ Theo quy định của bệnh viện nếu bệnh nhân ở chế độ chăm sóc cấp 2 và quản lý cấp 2 trở lên thì hồ sơ bệnh án sẽ được viết phiếu chăm sóc 2 ngày một lần vào thứ 2,4,6 hàng tuần.

Nếu bệnh nhân có chỉ định tiêm thuốc an thần thì điều dưỡng đo chỉ số sinh tồn trước và sau khi tiêm.

Nếu bệnh nhân có chỉ định truyền dịch thì điều dưỡng đo chỉ số sinh tồn trước, trong và sau khi truyền, theo dõi sát tình trạng bệnh nhân trong quá trình truyền.

+ Bệnh nhân được khoa điều trị quản lý sát không được ra ngoài khoa nếu không có người nhà bảo lãnh đi cùng và bệnh nhân không được hút thuốc và uống rượu.

+ Điều dưỡng cho bệnh nhân hoạt động liệu pháp tại khoa nếu bệnh nhân có thể đáp ứng được sức khỏe, bằng liệu pháp tập thể dục, xem ti vi.

+ Một số bệnh nhân trong giai đoạn ổn định thì được đưa sang khoa hoạt động liệu pháp để phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Bước 3: Người bệnh được điều trị ổn định nếu gia đình xin cho bệnh nhân ra viện thì khoa làm thủ tục giải quyết cho bệnh nhân ra viện và kê đơn thuốc về nhà cho bệnh nhân uống.

2. Một số thực trạng còn tồn tại trong chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời

2.1. Về phía nhân viên y tế

- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân còn sơ sài, chưa cụ thể cho từng bệnh nhân, từng thời điểm diễn biến bệnh. Chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh và gia đình người bệnh.

- Chưa phát huy hết khả năng nhiệm vụ của người điều dưỡng là chăm sóc bệnh nhân toàn diện. Mà chỉ dừng lại ở khâu cho bệnh nhân uống thuốc, thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, đôn đốc bệnh nhân ăn cơm, nhắc nhở bệnh nhân tự vệ sinh cá nhân hay người nhà vệ sinh cho người bệnh.

- Điều dưỡng chưa thật sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh, giúp đỡ họ về mặt tâm lý.

- Điều dưỡng chưa phát huy hết tác dụng của liệu pháp tâm lý cho người bệnh mà chỉ dừng lại ở việc cho bệnh nhân tập thể dục, xem ti vi, gây nhàm chán không tạo hứng thú cho người bệnh.

- Điều dưỡng làm việc theo mô hình phân công theo công việc/ca. Nên không có nhiều thời gian dành cho bệnh nhân nào cụ thể. Chưa phát huy hết khả năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng là chăm sóc bệnh nhân toàn diện.

- Khi bệnh nhân dùng thuốc nhân viên y tế chưa theo dõi kịp thời đầy đủ chính xác tác dụng phụ của thuốc gây ra cho bệnh nhân để xử trí. Họ còn dựa vào người nhà bệnh nhân, có trường hợp chỉ biết khi người nhà hay người bệnh báo cáo.

- Khi sử dụng thuốc cho người bệnh, một số ít nhân viên y tế chưa bảo đảm thuốc vào tới dạ dày bệnh nhân.

- Tại khoa điều trị người bệnh được quản lý chặt chẽ không được hút thuốc và uống rượu.

- Trong quá trình điều trị người bệnh được nhân viên y tế tư vấn không được uống rượu và hút thuốc. Nhưng bệnh nhân và gia đình người bệnh chưa được hiểu rõ tác hại của việc uống rượu và hút thuốc gây nguy hiểm thế nào.

- Số người bệnh loạn thần cấp nằm điều trị rải rác tại các khoa nên không tập chung chăm sóc bệnh nhân được cụ thể và chuyên biệt.

- Bệnh viện chưa phát huy được mô hình dự phòng tái phát LT cấp.

2.2. Về phía bệnh nhân

- Người bệnh thường chưa hiểu được tính chất nguy hiểm của việc uống thuốc không đều.

- NB không tự giác uống thuốc mà đều do gia đình bắt buộc đến viện.

- Khi được nhân viên y tế tư vấn uống thuốc thì người bệnh chỉ ậm ừ cho qua chuyện.

- Chế độ lao động, dinh dưỡng của người bệnh chưa được chú trọng. Hoạt động liệu pháp nhàm chán bệnh nhân không thích thú.

2.3. Về phía gia đình bệnh nhân

- Gia đình người bệnh chán nản mệt mỏi, kinh tế khó khăn nên chưa có sự quan tâm đúng mức đến người bệnh.

- Chưa có đủ kiến thức về bệnh rối loạn loạn thần cấp cũng như cách chăm sóc và phòng chống tái phát cho người bệnh.

3. Các ưu và nhược điểm

* Các ưu điểm:

- Về cơ bản người bệnh rối loạn loạn thần cấp đến điều trị tại Bệnh viện Tâm thần được chăm sóc tương đối tốt.

- Nhân viên y tế nhiệt tình chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh. - Nhân viên y tế hoàn thành công việc được giao. Không để xảy ra tình trạng bệnh nhân tử vong.

- Điều dưỡng cho người bệnh thuốc bảo đảm thuốc tới tận dạ dày.

- Người bệnh trong quá trình điều trị được quản lý chặt chẽ tránh các hành vi nguy hiểm

- Người bệnh được điều dưỡng tư vấn sử dụng thuốc đúng chỉ định - Sau quá trình điều trị bệnh nhân rối loạn loạn thần cấp ra viện hết các triệu chứng loạn thần, tăng cân và sức khỏe ổn định.

- Về cơ bản người bệnh và gia đình người bệnh đã hài lòng với sự phục vụ của nhân viên y tế trong bệnh viện.

- Bệnh viện đã tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất cơ bản để phục vụ chăm sóc cho người bệnh.

* Các nhược điểm:

- Nhân viên y tế lập kế hoạch chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp còn sơ sài, chưa toàn diện, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh.

- Điều dưỡng thực sự chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác chăm sóc và quản lý người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)