II. Thực trạng công tác chăm sóc và quản lý người bệnh RLLT cấp và nhất
2. Đối với gia đình người bệnh
- Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời không phải chỉ dựa vào thuốc lá đủ. Mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc động viên từ phía gia đình người bệnh. Để người bệnh đủ nghị lực quyết tâm điều trị.
- Gia đình luôn gần gũi, động viên cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề…
- Khi người bệnh trở về cộng đồng thì vai trò của gia đình tạo công ăn việc làm ổn định cho người bệnh.
- Bố trí thời gian cho người bệnh tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về tác hại của rối loạn loạn thần cấp và cách phòng tránh.
- Cho người bệnh khám lại theo lịch của bác sĩ
- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc.
3. Đối với mạng lưới y tế cấp cơ sở
- Điều tra dịch tễ học rối loạn loạn thần cấp và nhất thời cấp cơ sở. - Có lịch thăm khám bệnh cho người bệnh đã điều trị tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh RLLT cấp.
- Khám bệnh hàng tháng, hàng quý cho người bệnh sau điều trị. - Tích cực vận động người bệnh và gia đình tham gia bảo hiểm y tế. - Liên hệ với các tổ chức tại địa phương để tạo điều kiện cho bệnh nhân sau điều trị tái hòa nhập cộng đồng không tham gia vào các cuộc nhậu nhoẹt rượu bia.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh để họ nắm thêm kiến thức về bệnh rối loạn loạn thần cấp cũng như kỹ năng chăm sóc người bệnh và cách phòng chống tái phát cho người bệnh.
- Phát huy mô hình chống tái phát cho người bệnh sau điều trị.
- Đối tượng học viên trong lớp là thành viên trong gia đình người bệnh. - Thời gian đào tạo bố trí phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ, tốt nhất là bố trí thời gian ngoài giờ.
4. Đối với Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
- Cần xây dựng ngay quy trình chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời.
-Người bệnh RLLT cấp được phân vào khoa điều trị cấp tính.
- Điều dưỡng được phân công chăm sóc bệnh nhân toàn diện như: mỗi điều dưỡng có thể chăm sóc 2-3 bệnh nhân.
- Bệnh viện cung cấp thêm cơ sở vật chất phục vụ người bệnh như: mua sắm giường cố định chuyên khoa, xây dựng phòng chăm sóc cách ly, lắp đặt hệ thống camera giám sát, thiết kế cửa thoát hiểm...
- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, người dân nắm bắt được sự nguy hiểm của bệnh rối loạn loạn thần cấp gây ra để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa.
- Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên trong bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.
- Thành lập phòng tái khám cho người bệnh sau điều trị.
- Xây dựng mô hình chống tái phát cho người bệnh sau điều trị rối loạn loạn thần cấp và nhất thời về các mạng lưới y tế cơ sở.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN
Để bảo đảm cho việc chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời được tốt hơn và nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Sau khi nghiên cứu chuyên đề “chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp và nhất thời tại Bệnh viện tâm thần Trung Ương I”. Tôi xin rút ra một vài kết luận về thực trạng chăm sóc người bệnh Rối loạn thần cấp và nhất thời như sau:
- Về cơ bản người bệnh RLLT cấp và nhất thời đến điều trị tại Bệnh viện Tâm thần được chăm sóc tương đối tốt.
- Nhân viên y tế hoàn thành công việc được giao. Không để xảy ra tình trạng bệnh nhân tử vong.
- Người bệnh trong quá trình điều trị được quản lý chặt chẽ không để xảy ra các hành vi nguy hiểm do hoang tưởng, ảo giác gây ra.
- Người bệnh được điều dưỡng tư vấn uống thuốc đều, đúng chỉ định. - Sau quá trình điều trị bệnh nhân RLLT cấp và nhất thời ra viện hết các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, tăng cân và sức khỏe ổn định.
- Về cơ bản người bệnh và gia đình người bệnh đã hài lòng với sự phục vụ của nhân viên y tế trong bệnh viện.
- Bệnh viện đã tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất cơ bản để phục vụ chăm sóc cho người bệnh.
* Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như:
- Nhân viên y tế lập kế hoạch chăm sóc người bệnh rối loạn loạn thần cấp còn sơ sài, chưa toàn diện, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người bệnh.
- Điều dưỡng thực sự chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng của bệnh nhân, chưa phát huy hết các liệu pháp tâm lý.
- Người bệnh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ và tính chất nguy hại của các triệu chứng do hoang tưởng, ảo giác nhiều gây ra.
- Người bệnh không ý thức được bệnh mà do gia đình cưỡng ép đến bệnh viện.
- Người bệnh sau ra viện chưa được theo dõi sức khỏe tại địa phương, chưa có lịch khám lại cho người bệnh.
- Bệnh viện chưa phát huy được mô hình dự phòng chống tái phát cho người bệnh.
* Để khắc phục một số thiếu sót tồn tại tôi xin đưa ra một vài giải pháp để cải thiện chăm sóc người bệnh RLLT cấp và nhất thời tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.
- Người bệnh rối loạn loạn thần cấp được phân vào khoa cấp tính.
- Điều dưỡng được phân công chăm sóc bệnh nhân toàn diện như: mỗi điều dưỡng có thể chăm sóc 2 – 3 bệnh nhân.
- Bệnh viện cung cấp thêm cơ sở vật chất phục vụ người bệnh.
- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, tờ rơi, áp phích tại các địa phương, để người dân nắm bắt được tác hại của bệnh RLLT cấp gây ra để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ.
- Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên trong bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.
- Thành lập phòng tái khám cho người bệnh sau điều trị RLLT cấp và nhất thời.
- Xây dựng mô hình chống tái phát cho người bệnh sau điều trị RLLT cấp và nhất thời về các mạng lưới y tế cơ sở.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương I (2009), Quy trình chăm sóc người bệnh tâm thần, Hà Nội.
2. Đỗ Thúy Lan (1994), "Chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng".
3. Trần Văn Long (2009), "Bài giảng giáo dục sức khỏe dành cho đối tượng Cao đẳng và Đại học".
4. Quản Trường Sơn. Nội dung tập bài giảng phục hồi chức năng, Hà Nội 1- 2011, tr.4.
5. Nguyễn Viết Thiêm, Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường. "Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cho các bệnh nhân tâm thần mãn tính", Hà Nội 8- 2000, tr.59.
6. Nguyễn Hữu Chiến (2008), Đặc điểm lâm sàng, tiến triển rối loạn loạn thân cấp và nhất thời.
7. Bộ y tế (2002): "Quy trình chăm sóc người bệnh" tập 1 Nhà xuất bản y học, tr.369-398.
8. Chương trình Quốc gia về chăm sóc Sức khỏe Tâm thần tại cộng đồng (1999), "Phương pháp đánh giá hiệu quả của việc chăm sóc điều trị phục hồi chức năng", Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cho các bệnh loạn thần nặng mãn tính, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr.46-50.
9. Trần Văn Cường, Lương Hữu Thông, Bùi Thế Khanh và cộng sự (2005), "Đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân tâm thần phân liệt dựa vào cộng đồng", Đề tài cấp Bộ, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, tr.38-52.
10. Trần Văn Cường (1994), "Nhận xét 70 trường hợp bị bệnh tâm thần trong giám định pháp y tâm thần", Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội, tr.29-48.