Đánh giá khả năng chịu hạn thông qua phân tích một số chỉ tiêu hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng chịu hạn của ngô (zea mays l ) dưới tác động của melatonin ngoại sinh (Trang 38 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.5.2.3. Đánh giá khả năng chịu hạn thông qua phân tích một số chỉ tiêu hoá

sinh ở giai đoạn cây non

(1) Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng proline:

Hàm lượng proline được xác định theo phương pháp Bates (1973) [22]. + Nguyên tắc: Khi proline phản ứng với thuốc thử ninhydrin ở nhiệt độ cao, proline bị oxi hóa còn ninhydrin bị khử tạo thành dixeto oxihidriden. Sản phẩm tiếp tục phản ứng với một phần tử ninhydrin thứ hai tạo thành hợp chất có màu vàng da cam. Hỗn hợp phản ứng được tách chiết bằng dung dịch toluen, so màu ở bước sóng 520 nm. Đối chiếu với đồ thị chuẩn proline, xác

được hàm lượng proline trong mẫu thí nghiệm và tính toán theo trọng lượng như sau:

m = trong đó: m là hàm lượng proline (µmol/g) C: nồng độ proline (µg/ml)

V: thể tích dung môi chiết (ml) P: Khối lượng mẫu phân tích (g)

(2) Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng đƣờng khử:

Hàm lượng đường khử được xác định theo phương pháp Betrand [2]. + Nguyên tắc: Phương pháp này cho phép định lượng đường khử chính xác trong khoảng từ 1-40 mg. Phương pháp này dựa trên cơ sở trong môi trường kiềm, các đường khử (glucose, fructose, maltose,…) có thể dễ dàng khử đồng (II) oxit thành đồng (I) oxit (Cu 2+ Cu 1+

), kết tủa đồng (I) oxit có màu đỏ gạch, qua đó tính được lượng đường khử.

+ Cách tiến hành: Nghiền kỹ 2 g mẫu với 20 ml nước cất. Chuyển hỗn hợp trên vào bình định mức và dẫn nước tới mạch 100 ml. Lấy 5 ml dịch chiết cho vào bình nón và thêm 20 ml thuốc thử. Đun sôi hỗn hợp trên bếp cho đến khi thấy có kết tủa được tạo thành có màu đỏ gạch (Cu2O). Rửa bằng nước nóng cho đến khi hết kiềm. Hòa tan tủa bằng Fe2(SO4)3 và chuẩn độ bằng KMnO4 0,1N.

Hàm lượng đường khử có trong nguyên liệu là :

X%=

trong đó: V: Số ml dung dịch mẫu pha loãng( ml) Vp: Số ml dung dịch mẫu phân tích( ml) g: Số gam mẫu phân tích( g)

(3) Phƣơng pháp xác định hoạt độ α-amylase:

Hoạt độ enzyme amylase được xác định theo phương pháp Rukhliadeva Geriacheva [14]. Phương pháp này dựa trên sự thủy phân tinh bột bởi enzyme có trong chế phẩm nghiên cứu. Đo cường độ màu tạo thành giữa tinh bột và các sản phẩm tạo thành do enzyme phân giải thành các dextrin với iotdine bằng máy quang phổ, qua đó xác định được hoạt độ enzyme.

(4) Phƣơng pháp xác định hoạt độ catalase:

Hoạt độ enzyme catalase được xác định theo phương pháp dựa vào lượng peroxit bị thủy phân dưới tác dụng của enzyme bằng cách chuẩn độ với dung dịch KMnO4 theo phương pháp Bakh - Oparin [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng chịu hạn của ngô (zea mays l ) dưới tác động của melatonin ngoại sinh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)