Thời gian sinh trưởng của ngô ở các công thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng chịu hạn của ngô (zea mays l ) dưới tác động của melatonin ngoại sinh (Trang 42 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Thời gian sinh trưởng của ngô ở các công thức thí nghiệm

Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô được chia thành 2 giai đoạn: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, mỗi giai đoạn sinh trưởng không những chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào vùng sinh thái khí hậu, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, chế độ thâm canh… Do đó điều kiện thí nghiệm có thể ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của ngô ở các công thức nghiên cứu [12].

- Giai đoạn từ gieo đến mọc: Để tìm hiểu vai trò của melatonin đối với quá trình nảy mầm của hạt ngô, chúng tôi xử lý hạt giống bằng cách ngâm hạt trong dung dịch melatonin 50 µM, 100 µM, 150 µM trong 4 giờ trước khi gieo. Số ngày nảy mầm của ngô dưới tác động của melatonin được trình bày ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1.

Bảng 3.1. Thời gian nảy mầm của hạt ngô dƣới tác động của melatonin

CTTN Từ khi gieo đến nảy mầm (ngày)

Không xử lý melatonin 3,1b + 0,06 Xử lý melatonin 50 µM 3,5a + 0,15 100 µM 3,4a + 0,15 150 µM 3,3ab + 0,06 Mức ý nghĩa * CV% 3,47 LSD 0,22

Ghi chú: * Sai khác giữa lô đối chứng và thí nghiệm ở mức P<0,05

Kết quả cho thấy, thời gian từ khi gieo đến khi mọc của hạt ngô trong điều kiện có và không có melatonin không có sự khác nhau nhiều, dao động trong khoảng 3,1 - 3,5 ngày. Như vậy, việc xử lý melatonin ở giai đoạn hạt không tác động nhiều đến khả năng nảy mầm trong điều kiện có nước đầy đủ.

Biểu đồ 3.1. Thời gian nảy mầm của các công thức thí nghiệm

Huang và cộng sự (2019) nghiên cứu vai trò của melatonin ngoại sinh đến khả năng chống oxy hóa và hệ thống quang hợp trên cây ngô cho thấy sự sinh trưởng của ngô không có sự khác nhau đáng kể giữa ngô có và không có xử lý melatonin trong điều kiện tưới nước đầy đủ [32].

- Giai đoạn từ gieo đến trổ cờ, phun râu, chín:

Thời gian sinh trưởng của ngô từ khi gieo hạt đến khi trổ cờ, phun râu và chín được trình bày ở bảng 3.2.

Qua bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy thời gian trổ cờ, phun râu, chín của ngô khi gặp hạn (CT1) lần lượt là 51,9 ngày; 54,8 ngày và 87,8 ngày, sớm hơn so với điều kiện tưới nước đầy đủ (CT5) lần lượt là 53,7 ngày; 56,5 ngày và 90 ngày, sự sai khác này đều có ý nghĩa thống kê.

b a a ab 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Không Melatonin Melatonin 50 µM Melatonin 100 µM Melatonin 150 µM

Ng

à

y

Bảng 3.2. Thời gian sinh trƣởng của ngô qua các giai đoạn ở các công thức nghiên cứu

CTTN

Từ khi gieo đến….(ngày)

Trổ cờ Phun râu Chín CT1 51,9d + 0,26 54,8d + 0,31 87,8d + 0,32 CT2 52,2cd + 0,21 55,2c + 0,15 88,2cd + 0,20 CT3 52,3c + 0,12 55,3c + 0,06 88,4c + 0,17 CT4 53,0b + 0,15 55,8b + 0,21 89,1b + 0,21 CT5 53,7a + 0,20 56,5a + 0,10 90a + 0,10 Mức ý nghĩa * * * CV% 0,37 0,34 0,24 LSD 0,35 0,34 0,39

Ghi chú: * Sai khác giữa lô đối chứng và thí nghiệm ở mức P < 0,05

Trong cùng một cột những số khác mẫu tự theo sau khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5%

Việc xử lý melatonin cho cây ngô khi gặp hạn có xu hướng kéo dài thời gian trổ cờ, phun râu và chín. Tuy nhiên, chỉ có công thức xử lý melatonin 150 µM (CT4) là sai khác có ý nghĩa thống kê so với hạn không xử lý melatonin. Thời gian trổ cờ, phun râu và chín của ngô ở CT4 dài hơn lần lượt là 1,1 ngày; 1 ngày và 1,3 ngày so với CT1. CT2 và CT3 có thời gian trổ cờ, phun râu và chín sai khác rất ít so với CT1.

Nhìn chung, tổng thời gian sinh trưởng của ngô trong điều kiện hạn ngắn hơn so với điều kiện tưới nước bình thường. Như vậy, điều kiện hạn thí nghiệm ở giai đoạn cây non đã làm ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của ngô. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, khi gặp hạn, cây ngô có xu hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng hơn trong điều kiện đủ nước [12].

Khi xử lý melatonin cho ngô trong môi trường hạn, thời gian các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực cũng có xu hướng kéo dài ra, trong đó melatonin 150 µM đã giúp cây chống chịu hạn tốt hơn và kéo dài thời gian sinh trưởng của cây nhiều hơn.

Sự biến động về thời gian trổ cờ, phun râu và chín của ngô ở các công thức nghiên cứu được biểu diễn ở biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. Sự biến động số ngày trổ cờ, phun râu và chín của ngô ở các công thức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng chịu hạn của ngô (zea mays l ) dưới tác động của melatonin ngoại sinh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)