Tác động của melatonin đến tỷ lệ thiệt hại của ngô ở giai đoạn cây non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng chịu hạn của ngô (zea mays l ) dưới tác động của melatonin ngoại sinh (Trang 64 - 66)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1. Tác động của melatonin đến tỷ lệ thiệt hại của ngô ở giai đoạn cây non

Có hai thời kỳ cây ngô mẫn cảm nhất với điều kiện hạn là thời kì cây non và thời kỳ ra hoa. Vì vậy, chúng tôi đã đánh giá nhanh khả năng chịu hạn

c c c d cd c e d d a a a b b b 0 2 4 6 8 10 12

3 ngày 5 ngày 7 ngày

Hoạt ôộ e n zym e cat alase( ĐV HĐ)

Thời gian gây hạn

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

ngô ở giai đoạn cây non trong các công thức nghiên cứu. Tỷ lệ thiệt hại (hay mức độ thiệt hại) của ngô HN68 được xác định trên cơ sở theo dõi phần trăm số cây héo, cây chết sau 3, 5 và 7 ngày hạn, kết quả được trình bày ở bảng 3.9 và biểu đồ 3.10.

Bảng 3.9. Tỷ lệ thiệt hại của ngô giai đoạn cây non 3 lá dƣới tác động của hạn có xử lý melatonin

CTTN

Tỷ lệ thiệt hại (%)

Hạn 3 ngày Hạn 5 ngày Hạn 7 ngày

CT1 7,78 + 1,92 26,67 + 1,67 52,22 + 1,92

CT2 6,67 + 1,67 23,11 + 1,34 46,11 + 0.77

CT3 5,56 + 1,93 22,44 + 0,84 45,33 + 0,88

CT4 3,89 + 0,96 12,22 + 1,92 30,55 + 2,54

Khi bị hạn, lượng nước trong tế bào giảm gây tổn thương cho cây. Sau 3 ngày gây hạn, ngô bắt đầu bị ảnh hưởng; tỷ lệ thiệt hại tăng theo thời gian gây hạn và mức độ thiệt hại khác nhau ở các công thức nghiên cứu. Các công thức gây hạn có xử lý melatonin có tỷ lệ thiệt hại ít hơn so với hạn không xử lý melatonin, trong đó CT4 có tỷ lệ thiệt hại thấp nhất, chỉ có 3,89%; CT2 và CT3 có tỷ lệ thiệt hại giảm không đáng kể so với CT1 (hạn đối chứng).

Sau 5 ngày hạn, mức độ ảnh hưởng tăng lên rõ rệt. Số cây héo tăng lên nhiều và một số cây có biểu hiện chết. Tỷ lệ thiệt hại của các công thức tăng lên đáng kể. Các công thức gây hạn có xử lý melatonin vẫn có tỷ lệ thiệt hại ít hơn so với hạn đối chứng, CT4 vẫn là công thức hiệu quả nhất có tỷ lệ thiệt hại 12,22% so với hạn là 26,67%.

Sau 7 ngày hạn, lượng cây héo và chết tăng lên, do vậy làm cho tỷ lệ thiệt hại của các công thức tăng cao. Sự biến động về tỷ lệ thiệt hại vẫn diễn

ra như ở giai đoạn sau 3 ngày và 5 ngày gây hạn, CT2 và CT3 có tỷ lệ thiệt hại gần tương đương, lần lượt chiếm tỷ lệ là 46,11% và 45,33%; CT4 có tỷ lệ thiệt hại là 30,55% so với hạn là 52,22%.

Như vậy hạn đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thiệt hại của ngô ở các công thức nghiên cứu. Trong điều kiện nghiên cứu, ngô xử lý melatonin 150 µM có khả năng chịu hạn tốt nhất do tỷ lệ thiệt hại luôn thấp nhất qua các thời điểm gây hạn. Các CT2, CT3 có tỷ lệ thiệt hại không khác nhiều so với hạn không xử lý melatonin. Như vậy, việc xử lý melatonin nồng độ 150 µM cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm tỷ lệ thiệt hại, tăng khả năng chịu hạn cho cây ngô.

Sự biến động tỷ lệ thiệt hại của các công thức được thể hiện ở biểu đồ 3.10.

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ thiệt hại của ngô ở giai đoạn cây non trong điều kiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng chịu hạn của ngô (zea mays l ) dưới tác động của melatonin ngoại sinh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)