Kiểm soát quyết toán chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN huyện an lão (Trang 36)

* Nội dung quyết toán chi thường xuyên ngân sách:

1. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác hạch toán kế toán, quyết toán ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nƣớc và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hằng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi Ủy ban nhân dân xã theo quy định và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân xã.

2. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã kết thúc vào ngày 31 tháng 01 năm sau.

3. Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hằng năm, Ủy ban nhân dân xã thực hiện các việc sau đây:

a) Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trƣờng hợp có khả năng hụt thu phải

chủ động có phƣơng án sắp xếp lại các khoản chi, sử dụng dự phòng và các nguồn tài chính tự có hợp pháp khác để đảm bảo cân đối ngân sách xã;

b) Phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu, chi theo mục lục ngân sách nhà nƣớc, kiểm tra lại số thu đƣợc phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định;

c) Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ (nếu có) phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả; trƣờng hợp chƣa xử lý đƣợc, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau;

d) Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: Các khoản thu phải nộp chậm nhất trƣớc cuối giờ làm việc ngày 31 tháng 12. Nếu nộp sau thời hạn trên, phải hạch toán vào thu ngân sách năm sau. Nhiệm vụ chi đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách năm chỉ đƣợc chi trong niên độ ngân sách năm đó; các khoản chi có trong dự toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau chƣa thực hiện, không đƣợc chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ một số khoản chi đƣợc chuyển nguồn sang năm sau theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 43 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nƣớc để thực hiện và hạch toán kế toán, quyết toán vào ngân sách năm sau;

đ) Số dƣ tài khoản tiền gửi của ngân sách xã đến hết ngày 31 tháng 12 (nếu có) đƣợc chuyển sang ngân sách năm sau sử dụng theo chế độ quy định.

4. Quy trình quyết toán ngân sách xã hằng năm:

a) Ủy ban nhân dân xã lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hằng năm báo cáo Ban Kinh tế - Xã hội xã để thẩm tra, báo cáo Thƣờng trực

Hội đồng nhân dân xã cho ý kiến trƣớc khi báo cáo Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;

b) Quyết toán chi ngân sách xã không đƣợc lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kết dƣ ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dƣ ngân sách năm trƣớc (nếu có) đƣợc chuyển vào thu ngân sách năm sau;

c) Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán đƣợc lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nƣớc nơi giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dƣ ngân sách), lƣu bộ phận tài chính, kế toán xã;

d) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trƣờng hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Hội đồng nhân dân xã điều chỉnh.

* Kiểm soát quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN:

Là kiểm tra, đối chiếu số liệu chi NSNN chính xác đến từng nội dung chi theo mục lục NSNN cho các đơn vị sử dụng NSNN. KBNN ký xác nhận số liệu các báo cáo quyết toán chi NSNN theo quy định.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN:

- Dự toán NSNN: Đây là một trong những căn cứ quan trọng nhất để KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN. Vì vậy dự toán NSNN phải đảm bảo tính kịp thời (trƣớc khi đơn vị chi, KBNN phải có quyết định giao dự toán của đơn vị để thực hiện kiểm soát chi), chính xác (nội dung chi phải phù hợp với

thực tế), đầy đủ (dự toán phải bao quát các nhu cầu chi tiêu của đơn vị) và chi tiết (dự toán NSNN càng chi tiết thì việc kiểm soát chi ngân sách của KBNN càng thuận tiện và chặt chẽ) để làm căn cứ cho KBNN kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu cua đơn vị.

- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN là căn cứ quan trọng trong việc xây dựng, phân bổ và kiểm soát chi NSNN. Vì vậy nó phải đảm bảo tính chính xác (phù hợp với tình hình thực tế), tính thống nhất (thống nhất giữa các ngành, các địa phƣơng và các đơn vị thụ hƣởng NSNN), tính đầy đủ (phải bao quát đƣợc các tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế).

- Ý thức chấp hành của các đơn vị thụ hƣởng kinh phí NSNN: Cần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật của các đơn vị sử dụng NSNN, giúp họ nhận thấy việc kiểm soát chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị, cá nhân có liên quan đến quản lý quỹ NSNN chứ không phải nhiệm vụ của riêng ngành tài chính, KBNN.

- Chức năng, nhiệm vụ của KBNN: Việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN đòi hỏi KBNN phải có vai trò, vị thế lớn hơn. Vì vậy việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của KBNN một cách rõ ràng, cụ thể sẽ tăng cƣờng vị trí, vai trò của KBNN. Đồng thời cũng nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

- Chất lƣợng và trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN của KBNN: Đây là lực lƣợng trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát chi. Vì vậy, cán bộ KBNN phải đảm bảo “ vừa hồng vừa chuyên” để có thể đảm đƣơng nhiệm vụ kiểm soát chi một cách chặt chẽ, chính xác. Đồng thời, tránh đƣợc hiện tƣợng cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật: Công tác kiểm soát chi NSNN cũng cần đòi hỏi một số điều kiện khác nhƣ hiện đại hóa công nghệ, hoàn thiện hệ thống kế toán và quyết toán NSNN…

1.4. Một số đặc điểm về chi thƣờng xuyên ngân sách xã khác với chi thƣờng xuyên các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác thƣờng xuyên các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác

Xuất phát từ những quy định trong quản lý chi ngân sách xã cho thấy, ngoài những điểm chung, chi thƣờng xuyên ngân sách xã và chi thƣờng xuyên đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác có những điểm khác nhau về dự toán, về hồ sơ, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi, về giao dịch, kiểm soát thông qua KBNN:

- Về dự toán chi thƣờng xuyên:

Với đặc thù cấp xã là cấp ngân sách, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách xã của mỗi đơn vị cấp xã bao gồm phân bổ dự toán của các ban, các tổ chức thuộc xã ( nhiều mã ngành kinh tế). Phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác mang tính độc lập (một

Việc quyết định điều chỉnh, bổ sung, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách xã do đơn vị cấp xã quyết định. Việc quyết định điều chỉnh, bổ sung, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác do cơ quan có thẩm quyền cấp trên quyết định.

Nguồn thu ngân sách xã chủ yếu là thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. Vì vậy, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách xã là mức chi tối thiểu, đƣợc xây dựng theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, làm căn cứ đê phân bổ bổ sung cân đối ngân sách xã. Do đó, phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị cấp xã luôn có xu hƣớng phải điều chỉnh hoặc bổ sung trong thời gian chấp hành dự toán ngân sách. Phân bổ dự toán chi thƣờng

xuyên của các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác thƣờng là mức chi cố định đơn vị đƣợc sử dụng trong năm ngân sách đó. Do đó, Phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên của các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác có xu hƣớng ổn định, ít phải điều chỉnh trong thời gian chấp hành dự toán ngân sách.

Ngƣời thực hiện ngân sách xã hiện nay chủ yếu công tác theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã, không trực tiếp tham gia lập phân bổ dự toán ngân sách xã. Chính vì vậy dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách xã thƣờng chƣa sát với thực tế. Đối với đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác, ngƣời thực hiện ngân sách đƣợc tuyển dụng, bổ nhiệm theo đúng chức trách, nhiệm vụ, công việc ổn định, tính chuyên môn hóa cao, thƣờng xuyên đƣợc đào tạo và đào tạo lại, trực tiếp tham lập phân bổ ngân sách. Vì vậy, dự toán chi ngân sách thƣờng sát với thực tế hơn.

Dự toán chi thƣờng xuyên ngân sách xã sau thời gian chỉnh lý quyết toán đƣợc KBNN nơi giao dịch hủy bỏ, không đƣợc phép chuyển sang năm sau để sử dụng. Đối với các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác, hết thời gian chỉnh lý quyết toán thì dự toán thuộc nguồn kinh phí tự chủ và nguồn kinh phí cải cách tiền lƣơng đƣợc chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

- Về hồ sơ, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi:

Đối với các đơn vị thuộc ngân sách xã, hồ sơ chứng từ thanh toán nhiều, chi tiết, nội dung thanh toán đa dạng theo số lƣợng các ban ngành, đoàn thể; thƣờng xuyên phát sinh những khoản thanh toán theo đặc thù địa phƣơng. Các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác khi thanh toán hồ sơ chứng từ đơn giản hơn.

- Về giao dịch, kiểm soát thanh toán qua KBNN:

căn cứ vào các điều kiện chi theo quy định thì còn phải căn cứ vào khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi (tồn quỹ ngân sách xã tại thời điểm chi) để thực hiện thanh toán cho phù hợp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nhƣ đã trình bày, chƣơng 1 luận văn chủ yếu khái quát những cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN. Tác giả đi từ việc đƣa ra các khái niệm và một số nội dung liên quan đến NSNN, chi NSNN và kiểm soát chi NSNN. Từ đó, dần đi sâu vào nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN. Đồng thời, ở chƣơng này, tác giả cũng đã trình bày một số đặc điểm về chi thƣờng xuyên ngân sách xã khác với chi thƣờng xuyên các đơn vị thuộc các cấp ngân sách khác. Đây chính là những nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã qua KBNN An Lão đƣợc đề cập ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC AN LÃO

2.1.Giới thiệu chung về KBNN An Lão

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển KBNN An Lão

2.1.1.1. Vị trí địa lý huyện An Lão

An Lão là huyện nằm phía bắc tỉnh Bình Định, giáp với các huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), An Khê (tỉnh Gia Lai). Bốn phía của huyện bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn đƣợc gọi là thung lũng An Lão.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện An Lão

Ngành nghề chủ yếu ở huyện là nông nghiệp, lúa nƣớc, hiện tại huyện có hai cụm công nghiệp tại xã An Hòa và thị trấn An Lão. Đời sống của ngƣời dân đang ngày càng đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn.

2.1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của KBNN An Lão

Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, Chi nhánh KBNN An Lão đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1990 theo QĐ 25-TC/TCCB do cơ quan Bộ tài chính cấp ngày 02/02/1990. Theo Nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, Chi nhánh KBNN An Lão đổi tên thành KBNN An Lão.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN An Lão

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN An Lão

Là KBNN cấp huyện, KBNN An Lão thực hiện chức năng và nhiệm theo quyết định số 695/QĐ-KBNN ngày 16/7/2015 của Tổng Giám đốc Kho

bạc Nhà nƣớc quy định chức năng, nhiệm vụ của KBNN huyện, thị xã, thành phố trực thuộc KBNN tỉnh nhƣ sau:

- Chức năng:

Kho bạc Nhà nƣớc ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện) là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nƣớc ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (gọi chung là Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh) có chức năng thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ:

1. Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện sau khi đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

a) Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nƣớc; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nƣớc các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

b) Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện

3. Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện.

a) Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nƣớc, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nƣớc cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nƣớc có liên quan theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nƣớc, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN huyện an lão (Trang 36)