Cập nhập tình hình sản xuất ngô thu sinh khối xanh tại Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh khối xanh trồng tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

Tỉnh Bình Định có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, đứng đầu về số trang trại, gia trại chăn nuôi heo và gia cầm miền Trung nên nhu cầu ngô làm thức ăn chăn nuôi rất lớn, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm khi sản xuất ngô. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, trong năm 2019 diện tích ngô ước đạt 7.555 ha, năng suất bình quân đạt 60,3 ha. Dự kiến kế hoạch sản xuất cây ngô năm 2020 là 9.000 ha, năng suất bình quân đạt 61 tạ/ha cao hơn năng suất năm trước 0,7tạ/ha, trong đó diện tích sản xuất ngô trong vụ Đông Xuân 2019-2020 đạt 2.380 ha cao hơn 236 ha so cùng kỳ năm trước (Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Định, 2019). Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh một số vùng bà con nông dân đã lựa chọn phương pháp trồng ngô lấy sinh khối tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, vì là rút ngắn được thời vụ, có thể bố trí tăng 1-2 vụ sản xuất trên năm. Trong khi trồng ngô lấy hạt thời gian cho thu hoạch từ 110-125 ngày thì trồng ngô sinh khối chỉ sau 80 – 90 ngày khi bắp cuối chín sữa và bắt đầu bước vào giai đoạn chín sáp là thu hoạch được. Cùng với việc phát triển đàn bò sữa, bò thịt chất lượng cao, nhu cầu thức ăn xanh tại tỉnh Bình Định ngày càng tăng lên. Nắm bắt được nhu cầu này, bà con nông dân đã chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng ngô lấy thân làm thức ăn cho bò, phục vụ trong ngành chăn nuôi, nông dân tại các huyện này chủ yếu trồng ngô sinh khối, thu hoạch cả cây bán cho các trang trại chăn nuôi bò sữa. Cách làm này góp phần gia tăng giá trị kinh tế đối với cây ngô và

đảm bảo nguồn lương thực dự trữ quanh năm cho đàn gia súc.

Năm 2010, bà con nông dân ở các huyện, thị xã của tỉnh Bình Định đã chuyển sang trồng ngô sinh khối kịp thời phục vụ cho ngành chăn nuôi của tỉnh và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại các địa phương như: Trang trại bò sửa của Công ty cổ phần bò sửa Bình Định, với 1.000 con, các hố ủ chua có thể nhập sản phẩm ngô sinh khối 60 tấn/ngày. Diện tích trồng ngô sinh khối chuyên cung cấp cho các công ty khá lớn, chỉ riêng huyện Phù Cát là 150 ha, huyện An Nhơn 50 ha, huyện Tây Sơn là 70 ha. Năng suất ngô sinh khối bình quân đạt từ 40-50 tấn/ha (Phan Thanh Sơn, 2011) (trích theo Lê Qúy Kha và cs, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh khối xanh trồng tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)