- Nền phân bón (Tính trên ha):
10 ngày 28 ngày 42 ngày 56 ngày 75 ngày
3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của 4 giống
Việc đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất là cơ sở quan trọng để chọn ra giống và mật độ, tuy nhiên hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc lựa chọn phục vụ cho ngành trồng ngô thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc. Một số giống ngô có thể sinh trưởng, phát triển tốt nhưng năng suất sinh khối không cao, hiệu quả kinh tế và tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ không được lựa chọn.
Hiệu quả kinh tế được tính dựa trên so sánh chi phí thay đổi do sự thay đổi lượng giống gieo trong từng công thức, làm cỏ, phun thuốc và tăng thu do năng suất tăng. Các chi phí canh tác khác như bón phân, tưới nước và thu hoạch được xem là như nhau.
Kết quả bảng ở 3.11 cho thấy lợi nhuận giữa các nghiệm thức dao động từ 18.697.000 – 44.944.100đồng, tỷ suất lợi nhuận dao động từ 0,67–1,81 lần. Giống ngô CP111 (B2) được trồng ở mật độ 125.000 cây/ha cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 44.944.100 đồng và 1,81 lần. Giống ngô LVN092 (B4) trồng với mật độ 166.666 cây/ha cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là18.697.000 đồng và 0,67 lần.
Bốn giống ngô B528 (B1), CP111 (B2), B9698 (B3) và LVN092 (B4) (ĐC) gieo trồng ở các mật độ 100.000 cây/ha và 125.000 cây/ha cho thấy lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận tăng dần khi tăng mật độ trồng và đạt cao nhất ở mật độ 125.000 cây/ha. Nhưng tiếp tục tăng mật độ trồng lên 166.666 cây/ha thì lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận giảm do năng suất giảm, trong khi chi phí về giống, công chăm sóc, gieo trồng, thuốc bảo vệ thực vật tăng lên so với mật độ trồng thưa (xem phần phụ lục).
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của 4 giống ngô
Giống Mật độ trồng (cây/ha) Tổng chi (đồng/ha) Tổng thu (đồng/ha) Lợi nhuận (đồng/ha) Tỷ suất Lợi nhuận (lần) B1(B528) 166.666 28.186.400 55.763.400 27.577.000 0,98 125.000 24.596.400 68.003.400 43.407.000 1,76 100.000 23.516.400 63.576.600 40.060.200 1,70 B2(CP111) 166.666 28.006.400 57.120.000 29.113.600 1,04 125.000 24.823.900 69.768.000 44.944.100 1,81 100.000 23.706.400 65.790.000 42.083.600 1,78 B4(LVN092) (đ/c) 166.666 27.886.400 46.583.400 18.697.000 0,67 125.000 24,851,400 49.980.000 25.128.600 1,01 100.000 23.646.400 43.860.000 20.213.600 0,85 B3( B9698) 166.666 26.856.400 47.603.400 20.747.000 0,77 125.000 23.883.400 51.683.400 27,800,000 1,16 100.000 23.378.400 49.572.000 26,193,600 1,12
Qua thí nghiệm cho thấy giống ngô CP111(B2) đạt hiệu quả kinh tế đạt cao nhất so với 3 giống B528 (B1), B9698 (B3) và LVN09 (ĐC) cùng trồng ở mật độ 125.000 cây/ha. Ở mật độ trồng 125.000 cây và 100.000 cây/ha cả 2 giống CP111(B2) B1(B528) đều thu được lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với B4 (B9698) và giống đối chứng (LVN092). Đây là cơ sở để chọn giống CP111(B2) với mật độ trồng 125.000 cây/ha để khuyến cáo trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc phục vụ cho ngành chăn nuôi. Trong thực tiễn sản xuất ngô lai hiện nay, mật độ trồng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Theo Trần Hồng Uy (1997) cho rằng ở ngô có sự tương tác chặt chẻ giữa giống và mật độ trồng, có nghĩa là mỗi một giống ngô sẽ cho năng suất cao ở một mật độ gieo trồng thích hợp. Theo tác giả Phan Xuân Hào (2007) , cũng cho rằng mật độ trồng gắn liền với đặc điểm của giống, điều kiện sinh thái và mùa vụ, khả năng đầu tư của nông dân ở từng vùng cụ thể.
Điều này cho thấy, khi gieo trồng với mật độ cao, các cây sẽ cạnh tranh nhau về dinh dưỡng, ánh sáng và các yếu tố sinh trưởng khác. Do vậy, khoảng cách đồng đều giữa các cây sẽ làm giảm tối đa sự cạnh tranh giữa chúng, từ đó sẽ tạo tiền đề cho việc đạt năng suất cao nhất. Nhưng nếu trồng thưa sẽ làm lãng phí đất, không gian thừa và lượng phân bón không được hấp thụ hết. Năng suất sinh khối ngô tăng khi tăng mật độ là do tăng số cây/m2, số lá/cây/m2, lượng bắp/m2, lượng hạt/m2, v.v..tuy nhiên, khi mật độ tăng quá cao thì chi phí về giống, thuốc bảo vệ thực vật, khối lượng bắp và khối lượng 1.000 hạt sẽ giảm đồng nghĩa với việc năng suất sẽ giảm làm giảm hiệu quả kinh tế.