Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ gãy thân và sâu, bệnh của 4 giống ngô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh khối xanh trồng tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 56 - 59)

- Nền phân bón (Tính trên ha):

10 ngày 28 ngày 42 ngày 56 ngày 75 ngày

3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ gãy thân và sâu, bệnh của 4 giống ngô

sâu, bệnh của 4 giống ngô

Ở nước ta, ngô trồng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, có các yếu tố thời tiết bất lợi như: mưa to, hạn hán, rét hại, gió lớn... ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cây ngô. Ngoài ra, sâu, bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, làm giảm diện tích quang hợp của lá, tăng tỷ lệ đổ, gãy và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Trồng ngô thu sinh khối tăng mật độ trồng và đầu tư thâm canh là điều kiện thuận lợi các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại.

Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau đến khả năng chống đổ gãy thân, sâu đục thân (Chilo partellus) và bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicumPass) của 4 giống ngô được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng chống đổ gãy thân và sâu, bệnh của 4 giống ngô

Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy khả năng đổ gãy thân của 4 giống ngô gần tương đương nhau và ở mức thấp (0-2 điểm). Mật độ trồng dày tỉ lệ cây đổ gãy thân cao hơn so với trồng cây ở mật độ thưa, nhưng chênh lệch không lớn, ở mật độ trồng 100.000 cây/ha cây ngô bị đổ gãy thân rất thấp (điểm 0-1).

Sâu đục thân (Chilo partellus): Là đối tượng nguy hiểm gây hại trên ngô, phân bổ rộng rãi khắp các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Sâu đục thân ngô là loại sâu đa thực, gây hại chủ yếu trên ngô, ngoài ra còn phá hoại một số cây trồng khác như cà, bông, kê, đay .v.v…Sâu phá tất cả các bộ phận trên cây như: thân, lá, bông, cờ, bắp.v.v…trừ rễ, khi mới nở sâu non nằm

Giống Mật độ (cây/ha) Khả năng đổ gãy thân (điểm) Sâu đục thân gây hại (điểm) Bệnh đốm lá lớn (điểm) B528 (B1) A1 1 2 1 A2 0 1 1 A3 0 1 0 CP111 (B2) A1 1 1 1 A2 1 1 1 A3 0 1 0 LVN092(ĐC) A1 2 2 3 A2 2 1 3 A3 1 1 2 B9698 (B3) A1 2 3 2 A2 1 2 1 A3 0 1 1

trong nõn ngô ăn lá non sau đó đục vào thân, làm gãy thân cây. Sâu đục thân gây hại nặng nhất vào giai đoạn trổ cờ, phun râu, cho đến chín sữa.

Qua theo dõi các giống ngô trong thí nghiệm cho thấy các giống ngô đều bị sâu đục thân gây hại, trong đó giống B9698 (điểm1-3) bị hại nhiều nhất và giống CP111 bị sâu đục thân gây hại thấp (điểm 1). Mật độ trồng dày bị sâu đục thân gây hại nặng hơn trồng mật độ thưa (Bảng 3.7).

Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicumPass): Bệnh thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, trời ấm áp, mưa ẩm nhiều. Bệnh phát sinh muộn hơn bệnh đốm lá nhỏ, thường ít xuất hiện ở giai đoạn 3 - 5 lá (giai đoạn đầu sinh trưởng) mà chủ yếu gây hại nhiều ở giai đoạn ngô từ 7 - 8 lá, giai đoạn trổ cờ cho đến khi cây ngô chín hoàn toàn. Bệnh phát sinh trước hết ở lá già, lá bánh tẻ rồi lan dần lên các lá phía trên ngọn, lây bệnh cả vào áo bắp.

Độ bền của lá còn phụ thuộc khả năng kháng bệnh. Ví dụ bệnh đốm lá sẽ gây ra tàn lá nhanh, nếu xảy ra như vậy chỉ còn cách thu hoạch non, thu sớm. Nếu để cây quá khô, gia súc sẽ ăn kém và hệ số tiêu hóa cũng kém, trong khi đó cây ngô dễ bị nấm bệnh xâm nhập.

Qua theo dõi các giống ngô trong thí nghiệm cho thấy các giống ngô CP111 (B2) và B528 (B1) bị nhiễm bệnh đốm lá lớn rất nhẹ (điểm 1), hai giống B9698 (B3) và LVN092 (ĐC) bị nhiễm bệnh đốm lá lớn với tỷ lệ ở mức khác nhau, trong đó giống LVN092 (ĐC) có tỷ lệ nhiễm bệnh đốm lá lớn cao nhất (điểm 2-3) và giống B9698 (B3) có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, rất nhẹ đến nhẹ (điểm 1-2). Các giống ngô trồng ở mật độ dày 166.666 cây/ha có tỷ lệ bệnh đốm lá lớn cao nhất.

Như vậy, mật độ trồng dày cây có xu hướng đổ gãy thân cao hơn trồng ở mật độ thưa, nhưng ảnh hưởng không lớn. Mức độ sâu, bệnh gây hại (sâu đục thân, bệnh đốm lá lớn) tăng lên khi tăng mật độ trồng. Ngoài ra, giống ngô

cũng có liên quan đến khả năng chống chịu sâu, bệnh gây hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh khối xanh trồng tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 56 - 59)