Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh khối xanh trồng tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

- Nền phân bón (Tính trên ha):

2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định

Theo dõi 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô cơ sở (mỗi hàng theo dõi 5 cây liên tiếp nhau).

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Theo dõi ở các thời điểm 10 NSG (cây ngô có 4 lá), 28 NSG (cây có 8 lá), 42 NSG (cây có 12 lá), 56 NSG (cây trổ cờ) . Những cây theo dõi được đánh dấu bằng cách cắm cọc sát gốc.

- Chiều cao cây (cm): Theo dõi ở các thời điểm 10 NSG (cây ngô có 4 lá), 28 NSG (cây có 8 lá), 42 NSG (cây có 12 lá), 56 NSG (cây trổ cờ) và 75 NSG (cây chín sữa). Những cây theo dõi được đánh dấu bằng cách cắm cọc

sát gốc. Cách đo:

+ Ngô giai đoạn chưa trổ cờ: Đo chiều cao từ cổ rễ đến chót lá dài nhất (dựa vào cọc đánh dấu để tránh sai số vun gốc).

+ Giai đoạn ngô đã trổ cờ: Đo từ cổ rễ đến điểm bắt đầu phân nhánh cờ trong giai đoạn ngô trổ cờ và chín sữa.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao: H (cm/cây/ngày) = (H2 - H1)/T. Trong đó: H là tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

H1 là chiều cao cây đo lần trước (cm) H2 là chiều cao cây đo lần sau (cm) T lá thời gian giữa 2 lần đo (ngày)

- Số lá trên cây: Theo dõi 5 lần ở các thời điểm 15 NSG, 25 NSG, 35 NSG, 45 NSG, 56 NSG. Lá được tính khi có đủ phiến lá và cổ lá. Mỗi lần đếm có đánh dấu bằng cách cắt hình chữ V trên mép lá để tiện cho việc theo dõi lần sau.

- Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày): SL = (SL2 - SL1)/T . Trong đó: SL là tốc độ ra lá.

SL1. Số lá đếm được lần trước (lá). SL2. Số lá đếm được lần sau (lá). T: Thời gian giữa 2 lần đo.

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất):

+ Theo dõi 5 lần ở các thời điểm 10, 28, 42, 56 và 75 NSG. + Chỉ số diện tích lá = Diện tích lá/cây x mật độ cây/m2

Diện tích lá (dm2/cây) đo bằng phương pháp Ivanor S = A x B x K Trong đó: A là chiều dài lá (dm)

B là phần rộng nhất của phiến lá (dm) K là hệ số điều chỉnh diện tích lá K = 0,7

+ Đổ gãy thân (Điểm): Đếm cây bị gãy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch.

Tỷ lệ cây gãy Điểm

Tốt: <5 % cây gãy: Khá: 5-15% cây gãy:

Trung bình: 15-30% cây gãy: Kém: 30-50% cây gãy:

Rất kém: >50% cây gãy:

1 2 3 4 5 + Bệnh đốm lá lớn (Helminthosprium turcicum)

Tỷ lệ cây bị bệnh Điểm Không bị bệnh Rất nhẹ (1-<25%). Nhiễm nhẹ (11-25%). Nhiễm vừa ( 26- 50%). Nhiễm nặng (51-75%). Nhiễm rất nặng >75%). 0 1 2 3 4 5 + Sâu đục thân gây hại (Chilo partellus)

Tỷ lệ cây, bắp bị sâu Điểm < 5%

5-<15% số cây, bắp bị sâu: 15-<25% số cây, bắp bị sâu: 25-<35% số cây, bắp bị sâu: 35-<50% số cây, bắp bị sâu:

1 2 3 4 5

- Năng suất sinh khối tươi thực tế được tính theo công thức: Năng suất sinh khối xanh tươi

thực thu (tấn/ha) =

Khối lượng cây của ô (kg) x 10 Diện tích ô (m2)

- Hiệu quả kinh tế:

+ Hiệu quả kinh tế (đồng/ha) = Tổng thu (đ/ha) - tổng chi (đ/ha) + Tỷ suất lợi nhuận = Lãi ròng/Tổng chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất của bốn giống ngô thu sinh khối xanh trồng tại thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)