Tình hình sản xuất dưa chuột tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.2 Tình hình sản xuất dưa chuột tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, dưa chuột đã trở thành một loại rau thông dụng và rất được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người dân. Dưa chuột với hương vị thơm ngon, giàu vitamin và khoáng chất ngoài việc có thể ăn sống, ngâm chua, đóng hộp, sản phẩm làm đẹp thì dưa chuột còn là mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao. Vì vậy trong những năm gần đây, Việt Nam đẩy mạnh tăng diện tích trổng nhằm tăng năng suất và sản lượng dưa chuột.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), năm 2017 diện tích trồng dưa chuột cả nước đạt 41.570 ha; năng suất dưa chuột trung bình của nước ta đạt 212,8 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với trung bình toàn thế giới (422 tạ/ha). Đồng bằng sông Hồng (miền Bắc) và Đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) là 2 vùng có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất cả nước. Đồng bằng sông Hồng đạt năng suất bình quân 240,5 tạ/ha trên diện tích hàng năm là 4.608 ha. Đồng bằng sông Cửu Long đạt năng suất bình quân 217,1 tạ/ha trên diện tích hàng năm là 12.884 ha.

Các giống dưa chuột hiện đang trồng phổ biến tại Việt Nam khá đa dạng và theo xu hướng phát triển chung của thế giới. Phân loại theo kích thước quả gồm có nhóm giống quả nhỏ, nhóm quả trung bình và nhóm quả to. Phân loại theo mục đích sử dụng các giống dưa chuột được chia thành 02 nhóm: nhóm giống ăn tươi và nhóm giống phục vụ chế biến. Phân loại theo thị hiếu vùng miền các giống dưa chuột lại được chia thành 02 nhóm là nhóm giống sử dụng cho các tỉnh phía Nam và nhóm giống sử dụng cho các tỉnh phía Bắc. Nhóm các giống sử dụng cho các tỉnh phía Nam (bao gồm cả miền Trung) gồm các giống: Ninja 179, Amata 765, Trang Nông 20, Hưng Thịnh,...

Nhóm các giống được trồng tập trung ở các tỉnh phía Bắc như các giống Yên Mỹ, CV5, Ninja 179...[9].

1.6. Ảnh hƣởng điều kiện ngoại cảnh đến sinh trƣởng và phát triển của cây dƣa chuột

1.6.1. Nhiệt độ

Dưa chuột cũng như các cây trong họ bầu bí rất mẫn cảm với sương giá, đặc biệt là nhiệt độ thấp dưới 0°

C có tuyết và khi nhiệt độ về ban đêm trong khoảng 3-40C. Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa nhiệt cần khí hậu ấm áp và khô ráo để sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp cho dưa chuột sinh trưởng và phát triển là từ 25-30°C. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ từ 35-40°

C thì cây sẽ chết [8]. Khi gặp nhiệt độ thấp dưới 15°C sẽ khiến các giống sinh trưởng khó khăn, làm mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa. Ở nhiệt độ 5°C hầu hết các giống sẽ bị chết rét, khi nhiệt độ lên tới 40°C cây ngừng sinh trưởng, hoa cái không xuất hiện, lá bị héo [9].

Tùy theo mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển mà dưa chuột sẽ có những phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ. Ở 25°C, dưa chuột có thể nảy mầm trong thời gian 3 ngày sau gieo còn khi nhiệt độ 20°C thì phải mất 6 - 7 ngày. Cây dưa chuột yêu cầu khí hậu ấm áp để nảy mầm, nhiệt độ tối thiểu cần cho sự nảy mầm của hạt từ 15,5°C, nhiệt độ tối đa là 40,5°C và thích hợp nhất là ở 16 - 35°C [10].

Tổng số nhiệt độ không khí trung bình ngày đêm cần cho sinh trưởng, phát triển dưa chuột vào khoảng 1.500-2.500°C, còn để cho quá trình tạo quả thương phẩm là 800-1000°

C ( Beltxkix A., 1975)

Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Nhiệt độ thích hợp cây sẽ ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nảy mầm. Nhiệt độ càng thấp thời gian này càng kéo dài [31].

1.6.2. Ánh sáng

Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày ngắn, cây sinh trưởng và phát dục thích hợp ở độ dài chiếu sáng là 10 – 12 giờ/ngày [8]. Tùy vào giống và thời vụ gieo trồng mà dưa chuột phản ứng với ánh sáng khác nhau. Rút ngắn thời gian chiếu sáng góp phần thúc đẩy quá trình ra hoa, tăng số lượng hoa cái trên cây, từ đó giúp tăng năng suất. Cường độ chiếu sáng thích hợp cho cây dưa chuột là 15000 – 17000 lux [11].

Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng phát triển yếu và thậm chí rất khó phục hồi mặc dù sau đã được cung cấp đầy đủ ánh sáng. Trong điều kiện thiếu ánh sáng cây sinh trưởng và phát triển kém, ra hoa cái muộn, màu sắc hoa nhạt, vàng úa, hoa cái dễ bị rụng, năng suất quả thấp, chất lượng quả giảm, hương vị kém [1]. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao (t >30°C) sẽ thúc đẩy phát triển thân lá, hoa cái xuất hiện muộn. Hoa cái hình thành nhiều hơn trong điều kiện ngày ngắn còn hoa đực ngược lại hình thành trong điều kiện ngày dài [24]. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, mập, chất lượng quả tốt. Trong điều kiện ngày ngắn thường có nhiều lá và sai quả [12].

1.6.3. Độ ẩm không khí và nước

Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng ven rừng ẩm ướt nên bộ rễ kém phát triển và khả năng chịu hạn, chịu úng kém hơn các cây khác trong họ Bầu bí. Trong thân cây dưa chuột nước chiếm 91,3%, trong quả chứa tới 95% nước, bộ lá to kéo theo hệ số thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao, độ ẩm đất thích hợp là 85 – 90%, độ ẩm không khí từ 90 – 95% [13]. Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên từ 90-100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột kém chịu hạn, nếu thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy chất cucurbitacin gây đắng trong quả. Chất này thường tập trung nhiều ở phần cuối thân và dưới lớp vỏ cây. Khi đất khô hạn hạt mọc chậm, sinh trưởng thân, lá kém, đồng thời trong cây có sự tích lũy chất cucurbitacin gây đắng quả [29]. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả

dị hình, quả bị đắng và cây dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra hoa tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt [10].

Khi hạt nảy mầm cần lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời điểm thân lá sinh trưởng mạnh mẽ cho đến khi ra hoa cái đầu cần độ ẩm của đất từ 70 – 80%. Thời điểm ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao từ 80 – 90% [8]. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một lượng nước khá lớn vì vậy cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây đặc biệt là giai đoạn cây con và khi cây ra hoa hình thành quả, quả rộ.

1.6.4. Đất trồng và dinh dưỡng khoáng

Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha hay đất thịt nhẹ, độ pH từ 5,5 – 6,8 và tốt nhất từ 6,0 – 6,5. Dưa chuột sử dụng phân kali có hiệu quả nhất, sau đó đến phân đạm và cuối cùng là phân lân. Để cho ra 1 tấn sản phẩm, dưa chuột lấy từ đất khoảng 0,8-1,36 kg đạm, 0,27-0,9 kg P2O5 và 1,36-2,3 kg K2O. Theo trạm nghiên cứu Ucraina cho biết nếu phân bón 60 kg N: 60kg K2O: 60kg P2O5 thì dưa chuột sử dụng 92% N, 33% P2O5 và 100% K2O [8]. Bên cạnh các nguyên tố đa lượng thì các nguyên tố vi lượng đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi bổ sung các nguyên tố vi lượng vào dung dịch phân đa lượng bón cho cây sẽ thu được quả có chất lượng cao, đặc biệt trộn hạt dưa chuột với phân vi lượng trước khi gieo sẽ làm tăng năng suất từ 50-60 tạ/ha (Crlova V. và Cranollen M, 1975).

Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng từ phân hữu cơ, phân chuồng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp cho cây dưa chuột tăng năng suất. Theo khuyến nghị của nhiều nghiên cứu thì lượng phân chuồng bón từ 20 – 40 tấn/ha là phù hợp.

1.7. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.7.1. Vị trí địa lý

kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định. Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Định, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp huyện Tuy Phước, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ độ Bắc, từ 109°06' đến 109°22' kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cáchThành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía Nam, cách thành phố Pleiku (Gia Lai) 165 km và cách Đà Nẵng 322 km.

1.7.2. Địa hình

Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi (Như núi Đen cao 361m), rừng nguyên sinh (Khu vực đèo Cù Mông), gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, bãi, đầm (Đầm Thị Nại), hồ (Hồ Phú Hòa (Phường Nhơn Phú và phường Quang Trung), Bầu Lác (Phường Trần Quang Diệu), Bầu Sen (Phường Lê Hồng Phong), hồ Sinh Thái (Phường Thị Nại), sông ngòi (Sông Hà Thanh), biển, bán đảo (Bán đảo Phương Mai) và đảo (Đảo Nhơn Châu – Cù lao xanh). Quy Nhơn có bờ biển dài 72 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quý, có giá trị kinh tế cao. Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch [29].

Quy Nhơn có diện tích tự nhiên 216 km2

, có 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

1.7.3. Tình hình thời tiết khu vực nghiên cứu

Quy Nhơn có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 - 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5°C, tổng lượng mưa năm dưới 2000 mm, tổng dòng chảy năm từ 1000- 2200 mm.

Nhìn chung thời tiết các tháng 5,6,7 năm 2020 có nhiệt độ trung bình ít dao động đạt 29,5-29,9 °C, độ ẩm cao (78-80%), số giờ nắng cao (287-318

giờ) tạo điều kiện thuận lợi cho cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển tốt.

Bảng 1.4. Số liệu khí tƣợng tháng 5, 6,7 năm 2020 [56]

(Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, [56])

1.8. Một số hƣớng canh tác trong định hƣớng nông nghiệp công nghệ cao

1.8.1. Công nghệ trồng cây trong nhà kính

Hiện nay, sản xuất rau an toàn là một xu thế tất yếu của thế giới nhằm đem lại những sản phẩm chất lượng và năng suất cao. Sản xuất nông nghiệp sạch không sử dụng đất trong nhà kính và nhà màng đã trở nên phổ biến. Các công nghệ ứng dụng trong nhà kính, nhà màng ngày cành hiện đại với hệ thống điều khiển tự động được lập trình và xử lý qua hệ thống máy tính thông qua các cảm biến về nhiệt độ, ẩm độ, EC, pH… Các quốc gia đi đầu lĩnh vực này như Hoa Kỳ, Canada, Hà Lan, Israel, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và gần đây có các quốc gia Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Việc trồng cây trong nhà kính với ưu điểm không bị tác động bởi yếu tố thời tiết như mưa to, gió, hạn hán và các loại côn trùng gây hại từ đó hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác. Sản phẩm thu được sẽ đảm bảo an toàn so với trồng cây truyền thống. Tuy nhiên, việc trồng cây trong nhà kính/nhà lưới về lâu dài sẽ khiến cho cây trồng dần mất đi khả năng chống chịu với điều kiện môi trường làm giảm sức đề kháng của cây. Mặc khác, việc xây dựng ồ ạt các nhà kính hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện khí hậu của các địa phương, là một trong những tác nhân gây nóng lên toàn cầu.

Trạm Quy Nhơn Nhiệt độ (0C ) Độ ẩm trung bình (%) Độ ẩm thấp nhất (%) Tổng lượng bốc hơi (mm) Tổng số giờ nắng (giờ) Tổng lượng mưa (mm) Số ngày mưa Lượng mưa ngày lớn nhất Trung bình Cao nhất Thấp nhất Lượng (mm) Ngày Tháng 5 29,5 33,8 26,0 80 59 91,6 318,0 10,5 4 4,8 21 Tháng 6 29,9 35,0 27,0 78 45 101,1 287,0 3,0 5 1,5 14 Tháng 7 29,6 37,0 26,0 80 48 110,7 298,0 3,5 3 2,8 24

1.8.2. Công nghệ trồng cây không sử dụng đất

Công nghệ trồng cây không sử dụng đất đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới và nay đã phổ biến ở rất nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, một số nước như Thái Lan, Singapore, Israel… đã phát triển mạnh công nghệ sản xuất rau sạch và hoa để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu bằng công nghệ này. Trong thủy canh có các hệ thống trồng cây như sau: trồng cây trong dung dịch, hệ thống ngập chìm tạm thời, màng dinh dưỡng, khí canh [18].

1.8.3. Công nghệ tưới nhỏ giọt

Tưới nhỏ giọt là một phương pháp hiện đang được sử dụng rộng rãi không chỉ trong các vườn ươm, nhà kính, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao mà còn được các hộ nông dân sử dụng trong sản xuất nông nghiệp địa phương.

Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có hệ thống điều áp, có thể sử dụng trên những địa hình khác nhau đã làm cho công tác tưới nước trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Phương pháp tưới nhỏ giọt mang lại hơn 90% hiệu quả sử dụng nước cho cây, cấp nước chính xác vào vùng rễ của cây mà không phung phí ra vị trí khác. Thông thường hệ thống tưới nhỏ giọt thường được gắn với bộ điều khiển lưu lượng và cung cấp phân bón phù hợp cho từng loại cây trồng, nhờ đó tiết kiệm nước và phân bón, giảm công lao động.

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm 06 giống dưa chuột đơn tính cái do Công ty TNHH XNK NN Đồng Tâm (http://hatgiongdongtam.com) cung cấp. Các đặc điểm chính của các giống được mô tả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Bảng mô tả các giống dưa chuột đơn tính cái nghiên cứu

TT Tên giống Mô tả

1 AIKO 65

Cây khỏe, kháng bệnh rất tốt; mỗi nách 1 trái, trung bình 1kg khoảng 6 trái; trái giòn, ngọt, thơm; trái dài 20- 21cm; thu hoạch 30 ngày sau gieo.

2 LUCAS 603

Cây khỏe, kháng bệnh tốt; một nách mang nhiều trái; trái giòn, cùi dày, vị ngọt, thơm; trái dài 8-10cm; thu hoạch 32 ngày sau gieo.

3 KICHI 207

Cây phát triển rất khỏe; kháng phấn trắng, sương mai; một nách nhiều quả; trái dài 14-16 cm, đường kính trái 2-2.5cm; trái ngọt, thơm và giòn; năng suất trung bình 5- 6 kg/cây; bảo quản sau thu hoạch rất tốt; thu hoạch sau gieo 30 ngày.

4 TROY 666

Cây khỏe, kháng bệnh rất tốt; một nách mang nhiều trái; trái giòn, ngọt, thơm; trái dài 8-10cm; thu hoạch từ 30 – 32 ngày sau gieo.

5 NAPALI 64

Cây khỏe, kháng bệnh rất tốt; mỗi nách một trái, năng suất cao; trái giòn, ngọt, thơm; trái dài 27-33cm; thu hoạch 30 ngày sau gieo.

6 DOTA 601

Cây khỏe, kháng bệnh rất tốt; một nách mang nhiều trái, trái ăn giòn, ngọt, thơm; trái dài 5-7cm; thu hoạch 32 ngày sau gieo.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè-Thu năm 2020, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2020.

- Địa điểm nghiên cứu: Khu nhà lưới tại Vườn Nghiên cứu và thực nghiệm Sinh học - Nông nghiệp, Đại học Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Các chỉ tiêu hoá sinh được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh học ứng dụng và Nông nghiệp, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn và Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng và phát triển của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong vụ Hè - Thu năm 2020 ở Nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Đánh giá năng suất và chất lượng và tình hình sâu bệnh hại của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong vụ Hè Thu năm 2020 ở Nhà lưới tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 29)