3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.6.3. ẩm không khí và nước
Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng ven rừng ẩm ướt nên bộ rễ kém phát triển và khả năng chịu hạn, chịu úng kém hơn các cây khác trong họ Bầu bí. Trong thân cây dưa chuột nước chiếm 91,3%, trong quả chứa tới 95% nước, bộ lá to kéo theo hệ số thoát hơi nước lớn nên dưa chuột yêu cầu độ ẩm cao, độ ẩm đất thích hợp là 85 – 90%, độ ẩm không khí từ 90 – 95% [13]. Trong giai đoạn ra quả phải giữ ẩm thường xuyên từ 90-100% độ ẩm đồng ruộng. Dưa chuột kém chịu hạn, nếu thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy chất cucurbitacin gây đắng trong quả. Chất này thường tập trung nhiều ở phần cuối thân và dưới lớp vỏ cây. Khi đất khô hạn hạt mọc chậm, sinh trưởng thân, lá kém, đồng thời trong cây có sự tích lũy chất cucurbitacin gây đắng quả [29]. Khi thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả
dị hình, quả bị đắng và cây dễ bị nhiễm virus. Thời kỳ cây ra hoa tạo quả yêu cầu lượng nước cao nhất. Hạt nảy mầm yêu cầu lượng nước bằng 50% khối lượng hạt [10].
Khi hạt nảy mầm cần lượng nước bằng 50% khối lượng hạt. Thời điểm thân lá sinh trưởng mạnh mẽ cho đến khi ra hoa cái đầu cần độ ẩm của đất từ 70 – 80%. Thời điểm ra quả rộ và quả phát triển yêu cầu độ ẩm cao từ 80 – 90% [8]. Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, dưa chuột yêu cầu một lượng nước khá lớn vì vậy cần cung cấp đủ và kịp thời nước cho cây đặc biệt là giai đoạn cây con và khi cây ra hoa hình thành quả, quả rộ.