Quy trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.2. Quy trình thí nghiệm

Quy trình thí nghiệm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (QCVN 01-87:2012 /BNNPTNT). Thí nghiệm tiến hành trồng 6 giống dưa chuột đơn tính cái trong bịch nhựa nilong đen, tưới dung dịch dinh dưỡng bằng hệ thống nhỏ giọt có sử dụng đồng hồ đếm giờ (timer).

- Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng dưa chuột là hỗn hợp gồm 70% xơ dừa, 20% trấu hun, 10% phân hữu cơ vi sinh sông Gianh tính theo thể tích. Xơ dừa thương mại được cho vào thùng 1000 lít chứa nước đã trộn 5kg vôi bột, ngâm từ 1 đến 3 ngày sau đó xả rửa. Thực hiện ngâm xả 3 lần trước khi phối trộn nhằm loại bỏ tanin và lignin. Xơ dừa sau khi xử lý được phối trộn với trấu hun và phân hữu cơ vi sinh ủ trong 5 ngày. Trước khi cho vào túi bầu nilong màu đen kích thước 20x40cm, tiến hành tưới dung dịch chế phẩm Trichoderma nhằm kháng nấm cho giá thể. Các túi bầu được đặt trên 1 lớp

Bảo vệ

Bảo vệ Bảo vệ

gạch lỗ giúp thoát nước, hạn chế nước ứ đọng gây ảnh hưởng đến hệ rễ và sâu bệnh phát sinh.

Gieo trồng: hạt giống được rửa sạch và ngâm trong nước ấm sạch ở 400C từ 1 đến 2 giờ, ủ trong vải ẩm đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo trong khay nhựa có chứa hỗn hợp đất sạch Tribat giàu dinh dưỡng đã được xử lý phòng trừ sâu bệnh. Gieo 1 hạt vào 1 ô của khay, gieo xong phủ kín hạt bằng hỗn hợp đất trộn, tưới nước đủ ẩm cho hạt nẩy mầm. Khi cây con có từ 2 đến 3 lá thật (sau khi gieo 9 ngày) thì đem trồng. Trồng vào buổi chiều mát, mỗi cây vào một túi bầu, không nén giá thể quá chặt làm tổn tương rễ cây giống. Sau khi trồng cần tưới nước ngay để cây không bị héo.

Tưới nước và phân bón: Nước và phân bón được cung cấp cho cây theo hệ thống tưới nhỏ giọt. Nước tưới sử dụng từ giếng khoan có pH dao động trong khoảng 6 đến 7, nước không mặn, không phèn. Dung dịch dinh dưỡng sử dụng phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố đa lượng (K, N, P, S, Ca, Mg…) cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây và bổ sung các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Bo, Zn, Mn, Mo... trong quá trình chăm sóc.

Dung dịch dinh dưỡng mẹ được pha thành 2 hỗn hợp riêng lẻ để hạn chế các phản ứng kết tủa của các thành phần hóa học. Chúng tôi tiến hành pha dung dịch A gồm 22,2 g Chelated sắt [Fe – EDTA] và 393,3g Calcium nitrate [Ca(NO3)2.4H2O]; dung dịch B gồm : 336,7g Potassium nitrate [KNO3], 205g Magnesium sulfate [MgSO4.7H2O], 63,3g Monoamonium phosphate [NH4H2PO4], 3,08g Manganese sulfate [MnCl2.4H2O], 2,23g Solubor [H3B3], 0.065g Zinc sulfate [ZnSO4], 0.026g Copper sulfate [CuSO4.5H2O] và 0,0578g Ammonium molybdate. Mỗi dung dịch A và B pha trong 5 lít nước và chứa trong can nhựa có màu tối và để nơi không có ánh sáng.

Khi sử dụng, tiến hành pha dung dịch A và dung dịch B vào thùng chứa 200 lít cho đến khi EC đạt yêu cầu (lượng dung dịch dinh dưỡng mẹ A và B tương ứng được trình bày ở bảng 2.2). Áp dụng kỹ thuật tưới phân gián đoạn

30 phút tưới và 30 phút nghỉ. Chúng tôi tưới dung dịch dinh dưỡng vào buổi tối (từ 17 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau), còn từ 8 giờ sáng đến 17 giờ tưới nước cho cây.

Dưa chuột ở các giai đoạn khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, sự trao đổi nước cũng khác nhau nên chúng tôi bón phân và tưới nước với lượng khác nhau theo từng giai đoạn. Chế độ tưới dung dịch dinh dưỡng ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của dưa chuột nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Chế độ tƣới dung dịch dinh dƣỡng và nƣớc cho cây dƣa chuột Chỉ số 1-10 ngày SKT 10-20 ngày SKT 20 ngày đến khi

thu hoạch EC 1,3 – 1,7 1,9 – 2,3 2,3 – 2,4 pH 5,8 – 6,4 5,8 – 6,5 6,0 – 6,5 Số lần tƣới/ngày 4 (800 lít) 6 (1200 lít) 5 (1000 lít) Lƣợng dung dịch A và B/lần tƣới 380 – 600 ml 800 – 1500 ml 1800 – 2500 ml

Để có chế độ dinh dưỡng và nước phù hợp, chúng tôi tiến hành điều chỉnh số lần tưới, lưu lượng tưới, lượng tưới/ngày của dung dịch dinh dưỡng và nước, khoảng cách giữa các lần tưới và nghỉ tùy vào giai đoạn sinh trưởng của cây. Đồng thời tùy vào tình hình hình thời tiết sẽ điều chỉnh lượng nước tưới cho cây, nhằm hạn chế tổn thất dinh dưỡng và gây úng cho cây.

Treo dây: Khi cây bắt đầu phát triển mạnh (khoảng 9 – 10 NST), tiến hành quấn ngọn và dây treo để cố định thân dưa, giúp dưa chuột bò lên giàn.

Tỉa nhánh, tỉa lá: Khi cây dưa chuột bắt đầu ra nhánh (nhánh cấp 1), tiến hành tỉa bỏ sớm toàn bộ nhánh trên thân chính cũng như các hoa ở nách lá phía dưới lá thứ 5 để giúp cây tập trung phát triển thân chính. Trong quá trình chăm sóc, tiến hành tỉa bỏ toàn bộ lá già, lá dưới lá thứ 5 để tạo độ thông

thoáng giúp hạn chế sâu bệnh hại.

Thu hoạch: khi quả dưa chuột đạt độ chín thương phẩm (quả căng mọng, có màu xanh sáng) thì tiến hành thu hoạch vào buổi sáng sẽ cho quả có chất lượng cao nhất.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây dưa chuột như bọ trĩ, bọ phấn trắng truyền bệnh virus, nhện đỏ, bệnh giả sương mai, nứt thân chảy nhựa… Do đó chúng tôi thường xuyên theo dõi và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Chúng tôi phun Confidor (Bayer) 1 lần sau khi cây bén rễ (7 ngày sau khi trồng) và phun Radiant (Down) sau đó 7 ngày để phòng trừ bọ trĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 6 giống dưa chuột đơn tính cái trồng trong nhà lưới tại thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 38 - 41)