Các nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2017 (Trang 28 - 32)

1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới. BPTNMT làm gia tăng đáng kể gánh nặng kinh tế xã hội. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT [5],[17].Mỗi năm có khoảng hơn 3 triệu người chết vì BPTNMT, chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp tử vong trên toàn cầu [8], [17].

Một số báo cáo gần đây cho thấy phương pháp điều trị chất lượng cao hơn làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do BPTNMT và tự chăm sóc được tìm thấy để góp phần điều trị chất lượng cao hơn, hành vi tự chăm sóc có thể làm giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng và tăng cường kết quả lâm sàng và cũng làm giảm nhập viện [36], [37].

Theo Lisa C. Cicutto, Dina Brooks (2006) qua việc nghiên cứu về kiến thức tự chăm sóc của 353 đối tượng cho thấy hầu hết người bệnh có kiến thức về sử dụng thuốc dự phòng và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ như hạn chế hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường, tiêm phòng cúm tuy nhiên chỉ có một số rất ít khoảng 20% người bệnh nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của các bài tập phục hồi chức năng. Nguyên nhân chính là do người bệnh thiếu kiến thức về phục hồi chức năng hô hấp và họ không biết phải thực hiện như thế nào [38]

Một nghiên cứu khác của Paul Hernandez và cộng sự (2009) Qua việc nghiên cứu 437 đối tượng tham gia nghiên cứu đã đưa ra kết luận về kiến thức về nguyên nhân gây ra đợt cấp COPD: Có 44% báo cáo rằng họ các hoạt động của họ và yếu tố sinh lý gây ra đợt cấp của COPD , 34% cảm thấy là do yếu tố môi trường. Mặt khác, 26% cho rằng các hoạt động nặng là nguyên nhân gây ra đợt cấp COPD, 21% là do các yếu tố tâm lý căng thẳng , 17% do dị ứng , 15% do

hút thuốc lá, cúm là 5%, 16% không biết nguyên nhân gây ra đợt cấp COPD. Kiến thức về phòng bệnh : 21% cho rằng hoạt động phòng ngừa hiệu quả nhất là sử dụng thuôc theo y lệnh của bác sỹ , 20% được hướng dẫn cai thuốc , 15% nói tránh hoạt động gắng sức , 10% tin rằng tránh căng thẳng, 17% nói rằng họ không biết làm thế nào để ngăn chặn. Kiến thức về xử trí: 80% trả lời có dùng thuốc khi có đợt cấp , 41% đến gặp bác sỹ của họ , 26% nói chuyện với bác sỹ của họ qua điện thoại, 19% đến khoa cấp cứu , có tới 48% người trì hoãn việc liên hệ với bác sỹ lâu hơn 1 ngày sau khi đợt cấp bùng phát. Kiến thức về giáo dục sức khỏe: Có 50% tìm hiểu trên phương tiện truyền thông, 63% được giáo dục bởi các chuyên ra chăm sóc sức khỏe nhưng chỉ có 5% được giáo dục bởi chuyên gia về phổi, 23% được giáo dục từ bệnh viện , phòng khám ,6% dựa vào kinh nghiệm bản thân và 4% dựa vào bạn bè, người thân , đồng nghiệp [29] Nghiên cứu can thiệp khác của Thomas Reema và cộng sự (2010) trên 30 bệnh nhân cho thấy kiến thức tự chăm sóc trước giáo dục là tương đối thấp. Cụ thể kiến thức về các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 20% người bệnh có kiến thức, kiến thức về sử dụng thuốc và kiến thức về phục hồi chức năng tương đối thấp < 20% [39].

Cũng theo nghiên cứu của R. Graham Barr và các cộng sự (2010) qua khảo sát 1003 người bệnh cho thấy:Kiến thức về triệu chứng : 61% báo cáo khó thở vừa và nặng khi gắng sức, 63% mô tả ho mãn tính, 55 % cho thấy khạc đờm mạn tính, 55% ít nhất có 1 đợt viêm phổi. Kiến thức về phòng bệnh : 26% chỉ ra rằng có sử dụng Kết hợp thuốc tác dụng kéo dài beta2 -agonists + corticosteroids trong một ống hít, 15% dùng 1 thuốc Kháng Cholinergic tác dụng kéo dài, 40% sử dụng máy khí dung, 65% báo cáo tiêm phòng ngừa cúm. Kiến thức về xử trí: 41% báo nhập viện vì đợt cấp COPD, 30% đến bác sỹ của họ từ 3-5 lần, 22% đến từ 6-10 lần và 33% gặp bác sỹ trên 10 lần [24].

Nghiên cứu của Raksha Thakrar và các cộng sự (2014) đã đưa ra kết luận về kiến thức về bệnh: nói đúng tên bệnh: chiếm 47,84%. Kiến thức về nguyên

nhân và các yếu tố nguy cơ: 34,8% chỉ rõ được nguyên nhân gây bệnh, 46,5% cho rằng hút thuốc lá là 1 yếu tố nguy cơ gây ra BPTNMT. Kiến thức về triệu chứng: 56,7% biết được ý nghĩa của “ khó thở”, 36,9% tin rằng sau bữa ăn nặng có thể làm nặng thêm tình trạng khó thở, 34% biết được ý nghĩa màu sắc đờm. Kiến thức phòng bệnh: trong khi 25,5% (n = 72) tin rằng bất kỳ hình thức tập thể dục có thể làm tăng khó thở, có đến 81,2% (n = 229) của các đối tượng tin rằng các bài tập thở có thể làm nặng thêm khó thở. Chỉ có 16,3% (n = 46) coi như tập thể dục thư giãn có liên quan đến tình trạng của bệnh nhân [31].

Cũng theo Maria Conceição de Castro Antonelli Monteiro de Queiroz và các cộng sự (2015). Qua nghiên cứu 692 đối tượng tham gia đã đưa ra kết luận về kiến thức về bệnh: 9,2% dân số được nghiên cứu công nhận thuật ngữ BPTNMT, kiến thức về triệu cứng của bệnh: có 70,6% người biết được triệu chứng của BPTNMT là khó thở, 2,7% cho là ho, 2,3% cho là khạc đờm. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ : hầu hết số người được hỏi (87,5% biết rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của BPTNMT, 4,9% cho biết rằng tiếp xúc với khói bụi cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh. Kiến thức về giáo dục sức khỏe: 43,1% tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng, 36,4% có người thân bị mắc bệnh, 28,5% qua bạn bè, 23,1% qua bác sỹ , qua dược sỹ chiếm 2,6%.

Một hạn chế của nghiên cứu này là không đánh giá một nhóm các bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định BPTNMT trong mẫu nghiên cứu. Mà trọng tâm chính của nghiên cứu là người dân nói chung, đó là một mục tiêu quan trọng đối với giáo dục sức khỏe [28].

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay đề tài nghiên cứu trong nước liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của người BPTNMT còn rất ít.

Trong đó, có nghiên cứu của Trần Thị Thanh (2013). Qua nghiên cứu 154 người bệnh kết quả cho thấy: Kiến thức của bệnh nhân về bệnh: có 66 người gọi đúng tên bệnh (chiếm 42,8%), có 44 người gọi gần đúng tên bệnh và 44 người

không biết mình bị bệnh gì (chiếm 28,6%). Có 127 bệnh nhân biết được bệnh không chữa khỏi hoàn toàn (chiếm 82,5%) và 27 bệnh nhân (chiếm 17,5%) cho rằng bệnh có thể chữa khỏi được. Có 87 bệnh nhân (chiếm 56,5%) cho rằng khi dùng hết đơn thuốc cần phải đi khám lại, có 67 bệnh nhân (chiếm 43,5%) cho rằng khi dùng hết đơn thuốc không cần phải đi khám lại. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh: có 13 bệnh nhân nêu được yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá (chiếm 8,4%), có 14 bệnh nhân nêu được yếu tố nguy cơ là môi trường làm việc độc hại (chiếm 9,1%), có 22 bệnh nhân nêu được yếu tố nguy cơ là môi trường sống ô nhiễm (chiếm 14,3%).Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, có 10 bệnh nhân được bác sỹ giải thích các yếu tố nguy cơ, còn 144 bệnh nhân không được giải thích các yếu tố nguy cơ của bệnh. Kiến thức của bệnh nhân trong việc sử dụng thuốc: có 133 bệnh nhân đã dùng thuốc, có 21 bệnh nhân chưa từng dùng các loại thuốc: máy khí dung, bình xịt định liều, Accuhaler, Tubuhaler và Spiriva. Trong 133 bệnh nhân đã dùng thuốc, có104 bệnh nhân đã dùng máy khí dung (chiếm 67,5%), 103 bệnh nhân dùng bình xịt định liều (chiếm 66,9%), có 13 bệnh nhân sử dụng Accuhaler (chiếm 8,4%), 9 bệnh nhân sử dụng Tubuhaler (chiếm 5,8%) và 4 bệnh nhân sử dụng viên hít Spiriva (chiếm 2,6%) [18].

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Mai Hương (2015) qua khảo sát 56 người bệnh tham gia nghiên cứu đã đưa ra kết quả kiến thức về tên bệnh: có 67,9% người bệnh gọi đúng tên bệnh, 92,9% biết về bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn . Kiến thức về hạn chế tiến triển: 100% dùng thuốc theo chỉ định, 92,9% không hút thuốc lá , 60,7% biết tập thở có hiệu quả, 71,4% biết tránh gắng sức, tuy nhiên chỉ có 10,7% người bệnh biết về việc tiêm phòng cúm là điều đã được khuyến cáo từ lâu. Kiến thức tái khám theo hẹn: 92,9% biết phải tái khám theo hẹn,7,1% cho rằng không cần tái khám theo hẹn nếu bệnh không đỡ. Kiến thức về sử dụng thuốc dự phòng bình xịt: 3,6% người bệnh không được hướng dẫn sử dụng bình xịt, 3,6% được hướng dẫn sơ sài, 92,8% được hướng dẫn kỹ càng.

- Hạn chế của nghiên cứu: do hạn chế về mặt thời gian , nguồn lực nên chỉ tiến hành thu thập qua phát vấn và chưa đánh giá được thực hành sử dụng bình xịt của bệnh nhân đến khám không mang theo bình xịt [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2017 (Trang 28 - 32)