Đặc điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2017 (Trang 56 - 64)

4.1.1. Tuổi và giới

Qua nghiên cứu trên 60 đối tượng ta thấy có tới 52 ĐTNC là nam giới chiếm 86,7% còn nữ giới là 8 người chiếm 13,3%. Như vậy tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với nữ giới. Kết quả này tương tự so với các nghiên cứu trước đây.

Theo báo cáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự [14] trong hội nghị Lao và Bệnh phổi năm 2010 cho biết tỉ lệ COPD trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9%.

Ở nam giới, tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn nên dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, nam giới thường là lao động chính, làm những công việc tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc độc hại đặc biệt là làm trong các khu vực hầm lò, khai thác than đá nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới tăng lên liên quan đến việc hút thuốc lá thụ động.

Qua nghiên cứu ta thấy phần lớn ĐTNC có độ tuổi trên 60 tuổi là 43 ĐTNC (chiếm 71,7%) trong đó người cao tuổi nhất là 85 tuổi và người ít tuổi nhất là 41 tuổi.

Theo Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung và CS, tỷ lệ mắc bệnh BPTNMT ở người trên 40 tuổi cao hơn gấp 10 lần người dưới 40 tuổi (4,2% so với 0,4%) [14].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây [9],[18].

Những tổn thương của phổi ở BPTNMT thường diễn biến từ từ. Do vậy, kể từ thời điểm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ để dẫn tới triệu chứng của bệnh là một khoảng thời gian rất dài. Đó cũng chính là nguyên nhân tại sao triệu

chứng của bệnh thường bắt đầu khi bệnh nhân ngoài 40 tuổi. Những bệnh nhân bị BPTNMT thường tuổi đã cao, khả năng nhận thức hạn chế, khả năng tự chăm sóc bản thân giảm nên cần có sự tư vấn của bác sỹ, có sự giúp đỡ, hỗ trợ của gia đình, tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe qua tivi, báo, đài, để nâng cao hiểu biết về bệnh, có các biện pháp dự phòng và tuân thủ điều trị.

4.1.2. Trình độ học vấn

Trong 60 ĐTNC thì trình độ tiểu học chiếm 6,7%, trình độ trung học cơ sở chiếm 30%, trình độ phổ thông trung học chiếm 58,3%, trung cấp chiếm 5% và trên trung cấp chuyên nghiệp chiếm 3,3%. Từ kết quả trên cho ta thấy, những ĐTNC có trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn sẽ mắc BPTNMT cao và hạn chế về nhận thức cũng như khăn về sự tiếp thu, giáo dục sức khỏe cũng như cách hạn chế hoặc phòng tránh tái phát bệnh. Đối với những người có trình độ phổ thông trung học trở nên do thái độ chủ quan với bệnh tật cũng như chưa hiểu biết hết tầm quan trọng và mức độ nguy hiểm của BPTNMT do vậy mà tỷ lệ mắc bệnh vẫn rất cao.

4.1.3 Nghề nghiệp và nơi ở

Trong nhóm ĐTNC của chúng tôi có rất nhiều nghề khác nhau như cán bộ, công chức 18,3%, buôn bán, lao động tự do 15%, cán bộ hưu trí chiếm 60%, ngành nghề khác chiếm 6,7%. Như vậy đối tượng cán bộ hưu trí là chủ yếu trong đó có một số đối tượng đang làm việc trong các môi tường khác nhau.

Nơi ở: các đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu sống trên địa bàn thành phố Hạ Long 36 ĐTNC chiếm 60% tổng số ĐTNC. Số còn lại nằm ở các địa bàn khác trong tỉnh phần lớn là nông thôn và miền núi điều kiện kinh tế, đi lại khó khăn.

Các ĐTNC chủ yếu sống ở khu vực thành thị và chủ yếu là cán bộ hưu trí, tuy trình độ học thức cao, tiếp cận thông tin y tế dễ dàng nhưng nguy cơ phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ cao như môi trường sống ô nhiễm, môi trường làm việc

độc hại, hút thuốc lá và đặc biệt tỉnh Quảng Ninh với đặc trưng là nghề khai thác mỏ, hầm lò nên tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao. Các ĐTNC còn lại sống ở nông thôn và miền núi nghề nghiệp chủ yếu là làm nghề lao động chân tay nên vất vả, trình độ nhận thức còn hạn chế, không có điều kiện để tìm hiểu các thông tin về sức khỏe, nên việc chẩn đoán, điều trị còn khó khăn. Bệnh nhân không được hướng dẫn, cũng như tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ của bệnh do đó chưa biết được cách phòng bệnh.

4.1.4 Nguồn thông tin về bệnh

Qua các kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nguồn cung cấp thông tin về tự chăm sóc BPTNMT cho các ĐTNC chủ yếu qua hai nguồn chính đó là nhân viên y tế 100% và qua sách báo, ti vi chiếm 11,7%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nhân viên y tế đối với sức khỏe của người bệnh. Nhân viên y tế là người tiếp xúc với người bệnh từ khi người bệnh nhập viện, điều trị rồi đến khi ra viện và thậm chí đến lúc bệnh nhân tái khám hàng tháng. Ngoài ra hiện nay phương tiện truyền thông khác như ti vi sách báo cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong việc truyền thông các kiến thức về bệnh tuy nhiên nghiên cứu cho thấy chỉ 1 số ít ĐTNC có tham khảo qua sách báo và ti vi.

4.2.Kiến thức của người bệnh

4.2.1. Kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

4.2.1.1 Kiến thức về tên bệnh

Trong số các ĐTNC thì có 32 người bệnh trả lời đúng tên bệnh chiếm 60% tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu và vẫn còn tới 28 người bệnh trả lời chưa đúng hoặc không biết. Điều này có thể hiểu do ĐTNC đa phần là người già nên trí nhớ có thể giảm sút và không nhớ rõ tên gọi của bệnh. Tuy nhiên kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương là 67,9 % [9] và cao hơn so với nghiên cứu của Trần Thị Thanh tại bệnh viện Bạch Mai là 42,8% [18]. Điều này có thể lý giải do ĐTNC của Nguyễn Thị Mai Hương phần lớn ở trên địa bàn Hà Nội và các ĐTNC này thường xuyên tham gia sinh hoạt tại các

câu lạc bộ về Hen và BPTNMT được nhắc thường xuyên hơn nên người bệnh nhớ rõ hơn còn tại Hạ Long thì chưa có các câu lạc bộ sinh hoạt về Hen và BPTNMT nên người bệnh vẫn chưa nhớ rõ được. Còn các ĐTNC của Trần Thị Thanh tại bệnh viện Bạch Mai thì đa dạng hơn đến từ các vùng miền khác nhau và chủ yếu là khu vực nong thôn khó khăn do vậy tiếp xúc với bệnh ít hơn nên không nhớ được chính xác tên bệnh. Do đó để người bệnh có thể nhớ và biết chính xác tên bệnh thì người bệnh cần được các nhân viên y tế giải thích rõ ràng và đầy đủ chi tiết để bệnh nhân ý thức được mức độ nguy hiểm và tầm quan trọng của BPTNMT. Sau khi tiến hành can thiệp giáo dục sức khoe cho người bệnh thì 100% người bệnh biết và gọi đúng tên bệnh.

4.2.1.2. Kiến thức về khái niệm bệnh

Phần lớn người bệnh hiểu được thế nào là BPTNMT tuy nhiên chưa ai hiểu rõ ràng và đầy đủ về bệnh và có một số ít người bệnh không biết gì về bệnh có thể những người bệnh này là lần đàu tiên nhập viện. sau khi can thiệp giáo dục cho người bệnh thì đại đa số đã hiểu khá đầy đủ về BPTNMT. Đây cũng là ưu điểm mà hai đề tài trong nước của Nguyễn Thị Mai Hương [9] và của Trần Thị Thanh [18] chưa nói được.

4.2.1.3 Kiến thức về nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trong tổng số 60 đối tượng tham gia nghiên cứu thì chỉ có 21 người bệnh chiếm 35% số người bệnh biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh là do hút thuốc lá và có tới 65% người bệnh cho rằng nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân khác như tuổi, giới. Việc biết chính xác đâu là nguyên nhân chính gây ra bệnh giúp cho người bệnh có thể phòng tránh để không mắc bệnh hoặc hạn chế tiến triển của bệnh. Tuy nhiên sau can thiệp giáo dục sức khỏe 100% người bệnh đã hiểu được nguyên nhân chính gây ra BPTNMT là hút thuốc lá từ đó có những biện pháp thay đổi và từ bỏ dần việc hút thuốc lá.

4.2.1.4 Kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các yếu tố nguy cơ của BPTNMT là: khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường sống, môi trường làm việc độc hại, nhiễm trùng đường hô hấp, yếu tố gen, tình trạng tăng đáp ứng đường thở và giới tính, tuổi. Sự hiểu biết tốt về các yếu tố nguy cơ của bệnh là cơ sở giúp cho bệnh nhân kiểm soát được các đợt bùng phát và tiến triển của bệnh do vậy đây là một trong những nội dung quan trọng mà nhân viên y tế cần hướng dẫn người bệnh chi tiết và cụ thể. Trong số 60 đối tượng tham gia nghiên cứu có 50 người trả lời được yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá (chiếm 83,3%), 57 người nêu được yếu tố nguy cơ là ô nhiễm môi trường (chiếm 95%), 12 người nêu được yếu tố nguy cơ là nhiễm tùng đường hô hấp (chiếm 20%) và một số ít người nêu được yếu tố nguy cơ là yếu tố di truyền , tuổi và giới. Đa số ĐTNC đều biết được các yếu tố nguy cơ chính là hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường, Tuy nhiên các ĐTNC chưa nêu được đầy đủ các yếu tố của bệnh. Vì vậy, khi bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc BPTNMT, bác sỹ nên giải thích các yếu tố nguy cơ của bệnh để bệnh nhân có các biện pháp phòng tránh, hạn chế tiếp xúc để ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Tỷ lệ này so sánh với nghiên cứu của Trần Thị Thanh [18] thì cao hơn rất nhiều có thể do ĐTNC của chúng tôi là những người bệnh tái nhập viện nhiều lần và được tư vấn cũng như tìm hiểu về bệnh đầy đủ hơn. Sau khi can thiệp, đa số người bệnh đã nêu khá đầy đủ về các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh để từ đó có thể kiểm soát và hạn chế tiến triển của bệnh.

4.2.1.5 Kiến thức về biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đa số ĐTNC đều nêu được hai biểu hiện chính của bệnh là khó thở khi gắng sức và ho ( thường có đờm) tuy nhiên phần lớn người bệnh chưa nêu được một số biểu hiện khác của bệnh như là gầy sút cân, ăn kém, suy nhược cơ thể. Đây cũng là những biểu hiện quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua. Tuy nhiên sau khi can thiệp giáo dục sức khẻo đa số người bệnh đã nêu được đầy đủ các biểu hiện của bệnh PTNMT.

4.2.2. Kiến thức về sử dụng thuốc dự phòng và điều trị

4.2.2.1 Kiến thức về sử dụng thuốc dùng thuốc dự phòng để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Phần lớn người bệnh đều cho rằng cần phải sử dụng thuốc dự phòng và điều trị để kiểm soát sự tiến triển của bệnh nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số ít người bệnh cho rằng không cần hoặc không biết. Như vậy đa số người bệnh đều hiểu được tầm quan trọng của việc dùng thuốc dự phòng ngay cả khi các triệu chứng đã giảm hoặc không còn. Sau can thiệp thì 100% người bệnh có kiến thức đúng về việc sử dụng thuốc dự phòng và điều trị để kiểm soát BPTNMT.

4.2.2.1. Kiến thức về tái khám và thời điểm cần tái khám

Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng người bệnh tái khám theo hẹn của bác sỹ còn khá thấp khoảng 63,3% tổng số ĐTNC. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương 92,9% [9] và cao hơn của Trần Thị Thanh là 56,5% [18]. Điều này có thể hiểu các ĐTNC của Nguyễn Thị Mai Hương phần lớn nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng thời các ĐTNC còn được tham gia các câu lạc bộ về Hen và BPTNMT do vậy họ được giáo dục và tiếp cận thường xuyên hơn nên họ ý thức được tầm quan trọng hơn. Còn nghiên cứu của chúng tôi một số người bệnh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của bệnh, nên cho rằng khi bệnh ổn định rồi thì không cần đi khám lại nữa.Có một số bệnh nhân được bác sỹ hướng dẫn đi khám lại hàng tháng và bệnh nhân cũng biết là nên đi khám lại nhưng do hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế khó khăn, chỉ lúc nào có đợt cấp của bệnh thì bệnh nhân mới vào viện. Do vậy, cần phải hướng dẫn bệnh nhân đi khám lại hàng tháng, ngay cả khi không còn triệu chứng của bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên sau khi được can thiệp giáo dục sức khỏe thì phần lớn người bệnh đã hiểu được tầm quan trọng của việc tái khám và cam kết thực hiện nghiêm túc trong những lần tái khám tiếp theo.

Cũng như kiến thức về thời điểm cần tái khám trước hẹn, 100% người bệnh tham gia đều đến khám trước hẹn khi có dấu hiệu khó thở xảy ra tuy nhiên

một số dấu hiệu khác mà chỉ ít người bệnh để ý đến đó là đi lại thấy nhanh mệt hơn, nhịp tim nhanh bất thường, sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ không đỡ. Có thể dấu hiệu khó thở là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý hô hấp nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nên được chú ý nhiều hơn. Tuy nhiên cán bộ y tế cần giải thích rõ ràng cho người bệnh khi thấy một trong bốn dấu hiệu trên chúng ta cần phải tới cơ sở y tế để khám và kiểm tra từ đó hạn chế được mức độ trầm trọng của bệnh và sẽ giảm chi phí trong quá trình điều trị. Sau can thiệp, đa số người bệnh đã có kiến thức khi nào cần phải tái khám để hạn chế tiến triển của bệnh.

4.2.2.3 Kiến thức về xử trí khi thấy bệnh nặng lên

Trong số 60 ĐTNC chúng ta thấy chỉ một số ít người bệnh tuân thủ khi thấy tình trạng của bệnh nặng hơn thì phải đến bác sỹ khám lại để quyết định (chiếm 21,7%) trong khi đó thì đa phần người bệnh đều tự ý tự tăng nhát xịt hoặc số lần xịt thuốc dự phòng nếu bệnh không đỡ thì mới đi khám lại (chiếm 76,7%) và 1 người bệnh cho rằng ra hiệu mua thuốc khác thay thế. Ta thấy tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương (chiếm 85,8%) [9]. Điều này có thể do ĐTNC của Nguyễn Thị Mai Hương được tham gia tập huấn tại các câu lạc bộ về hen và BPTNMT do vậy mà các đối tượng thường xuyên được nhắc nhở tuân thủ đúng đắn chế độ điều trị của bác sỹ. Trong khi đó các ĐTNC trong nghiên cứu của chúng tôi không được tham gia các câu lạc bộ nên chưa hiểu hết mức độ nguy hiểm và tầm quan trọng của bệnh đồng thời còn chủ quan hoặc có thể do điều kiện kinh tế khó khăn không có điều kiện khám lại nên tỷ lệ tuân thủ điều trị còn chưa cao. Tuy nhiên sau khi can thiệp thì 100% người bệnh biết được mức độ nguy hiểm của việc tự ý tăng lần xịt thuốc dự phòng và đều quyết định khám lại để bác sỹ quyết định.

4.2.2.4 Kiến thức về phòng bệnh hoặc tránh tái phát bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi được hỏi về các biện pháp phòng tránh hoặc hạn chế tái phát của bệnh thì đa số người bệnh đã trả lời được một số

biện pháp như : dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ (100%), không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc (95%), tránh tiếp xúc với người bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (36,7%) hay tập thở, tập ho hiệu quả (83,3%), tránh gắng sức (95%) tuy nhiên việc phòng tránh cúm thì chưa được người bệnh quan tâm chỉ một số ít người bệnh biết được nên tiêm phòng cúm (6,7%) kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương (10%) [9]. Ngoài ra thì một số người bệnh đã có những biện pháp để phòng tránh hoặc hạn chế tái phát không đúng như dùng bình xịt càng thường xuyên càng tốt (36,7%). Việc người bệnh cho rằng việc sử dụng bình xịt ( thuốc giãn phế quản) càng thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2017 (Trang 56 - 64)