Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2017 (Trang 35)

Được chia làm 2 nhóm biến số.

- Nhóm 1: thông tin chung (nhân khẩu học).

- Nhóm 2: Nhận thức của người bệnh về tự chăm sóc BPTNMT ( Các kiến thức chung về bệnh như khái niệm về bệnh, các yếu tố nguy cơ, các biểu hiện của bệnh.

+ Các kiến thức về sử dụng thuốc dự phòng và điều trị.

+ Các kiến thức về phục hồi chức năng hô hấp như: ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh, bài tập thở chúm môi hay thở hoành.)

Bảng 2.7.1. Các biến số nghiên cứu

STT Mã biến Tên biến Định nghĩa Các thu thập Loại biến

1 Nhân khẩu học

Tuổi Thời gian đã qua kể từ khi sinh tính bằng năm đến thời điểm hiện tại.

Tuổi bé nhất, lớn nhất, trung vị, tứ phân vị. Biến định lượng

Cân nặng Là chỉ số khối cơ thể được dùng để theo dõi và đánh giá mức độ phát triển của người bệnh. Chỉ số chiều cao và cân nặng đo được ghi trong hồ sơ bệnh án. Biến định lượng

Nơi sống Là nơi ở hiện tại của đối tượng. Số nhà, tổ, khu, phường, thành phố/huyện. Biến định lượng. Trình độ học vấn Là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người bệnh đã theo học. Được phân theo 4 nhóm: THCS, THPT, Trung cấp/cao đẳng, Đại học/sau đại học. Biến thứ tự

Nghề nghiệp Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho người bệnh và gia đình Tỷ lệ nghề nghiệp của người bệnh : Nội trợ; Công nhân, viên chức; nghề nghiệp khác. Biến định danh. 2 Nhận thức của người bệnh về tự chăm sóc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Khái niệm.

Là sự hiểu biết của nười bệnh về tự chăm sóc BPTNMT Tỷ lệ người có nhận thức đúng về tự chăm sóc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như : Khái niệm về bệnh. Các yếu tố nguy cơ, các biểu hiện của bệnh. +Cách sử dụng thuốc dự phòng và điều trị. + Các kiến thức về phục Biến phụ thuộc.

hồi chức năng hô hấp như: ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh, bài tập thở chúm môi hay thở hoành.

2.8. Các khái niệm thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

2.8.1. Các khái niệm

Tự chăm sóc:

Theo Orem (1995), tự chăm sóc là một chức năng điều tiết của con người mà dựa trên khả năng của bản thân để thực hiện các hoạt động chăm sóc của bản thân. Orem lưu ý rằng tự chăm sóc là hành vi được học và có thể được thực hiện bởi bản thân của họ. Nói cách khác, nếu nhu cầu tồn tại mà không thể được đáp ứng bởi các cá nhân thì có thể được cung cấp ở các mức độ khác nhau của sự hỗ trợ , từ hướng đơn giản đến giảng dạy để hoàn thành chăm sóc. Do đó, tự chăm sóc phụ thuộc vào khả năng của một người hay một cơ quan thực hiện tự chăm sóc, lần lượt là tác dụng của các yếu tố điều kiện cơ bản như nhân khẩu học , gia đình và môi trường. Yếu tố điều kiện cơ bản kết nối con người với môi trường của họ do đó ảnh hưởng tới hành vi tự chăm sóc [34].

Còn theo tổ chức y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa về tự chăm sóc là các hoạt động của cá nhân, gia đình và cộng đồng thực hiện nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế dịch bệnh và phục hồi sức khỏe.

Mặt khác, theo nghiên cứu của Jarrsma và cộng sự (2003) nhận thấy rằng tự chăm sóc có thể được định nghĩa là các hoạt động nhằm duy trì ổn định thể chất, phòng tránh các hành vi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh [35].

Các lĩnh vực của tự chăm sóc bao gồm tăng cường sức khỏe, phòng chống, kiểm soát bệnh tật, tự dùng thuốc và phục hồi chức năng [34].

2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá

- Kiến thức về BPTNMT của người bệnh được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi gồm 18 câu hỏi.

- Mỗi ý người bệnh trả lời phỏng vấn đúng được tính 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết 0 điểm.

C7 Trả lời ý A cho 1 điểm

Trả lời ý B, C không cho điểm

Tối đa: 1 điểm

C8 Trả lời ý A, B, C mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý D, E, F không cho điểm

Tối đa: 3 điểm

C9 Trả lời ý B cho 1 điểm

Trả lời ý A, C không cho điểm

Tối đa: 1 điểm

C10 Trả lời ý A cho 1 điểm

Trả lời ý B, C, D không cho điểm

Tối đa: 1 điểm

C11 Trả lời ý A,B,C,D,E,F mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý G không cho điểm

Tối đa: 6 điểm

C12 Trả lời ý A,B,C, mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý D,E không cho điểm

Tối đa : 3 điểm

C13 Trả lời ý B cho 1 điểm

Trả lời ý A,C không cho điểm

Tối đa : 1 điểm

C14 Trả lời ý A cho 1 điểm

Trả lời ý B,C không cho điểm

Tối đa : 1 điểm

C15 Trả lời ý B cho 1 điểm

Trả lời ý A, C không cho điểm

Tối đa : 1 điểm

C16 Trả lời ý A,B,C,D mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý E không cho điểm

C17 Trả lời ý A cho 1 điểm

Trả lời ý B,C,D không cho điểm

Tối đa : 1 điểm

C18 Trả lời ý B cho 1 điểm

Trả lời ý A,C,D,E,F không cho điểm

Tối đa: 1 điểm

C19 Trả lời ý A cho 1 điểm

Trả lời ý B,C,D không cho điểm

Tối đa: 1 điểm

C20 Trả lời ý A,B,C,D,F,I,K mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý L không cho điểm

Tối đa: 7 điểm

C21 Trả lời ý A,B,C,D mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý F không cho điểm

Tối đa: 4 điểm

C22 Trả lời ý A,B,C,D,E mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý F không cho điểm

Tối đa: 5 điểm

C23 Trả lời ý A,B,C,D mỗi ý cho 1 điểm Trả lời ý F không cho điểm

Tối đa: 4 điểm

C24 Trả lời ý B cho 1 điểm

Trả lời ý A,C không cho điểm

Tối đa: 1 điểm

- Như vậy, điểm kiến thức của người bệnh thấp nhất là 0 điểm cao nhất là 46 điểm, điểm càng cao thì kiến thức càng đạt.

- Người bệnh tham gia trả lời phỏng vấn với mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không biết 0 điểm.

- Xác định đúng/sai dựa trên tài liệu chuyên môn: ‘‘Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” do Bộ Y tế ban hành và tài liệu Bệnh học nội khoa tập 1, nhà xuất bản y học Hà Nội năm 2012.

- Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dựa trên sự chênh lệch về tỷ lệ trả lời đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.

2.9. Thử nghiệm trước bộ công cụ nghiên cứu

đầu thu thập dữ liệu. Sẽ tiến hành điều tra thử đối tượng phù hợp tiêu chuẩn lựa chọn (những đối tượng này sẽ không tham gia vào đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra sau đó) để xác định tính khả thi của bộ thu thập dữ liệu, khả năng áp dụng của quá trình lấy mẫu và để đánh giá sự hiểu biết, độ dài, khả năng được chấp nhận của bộ công cụ. Các kết quả sẽ được sử dụng để chỉnh sửa và cập nhật bộ công cụ cho phù hợp bằng cách điều chỉnh các câu hỏi và những lựa chọn của câu trả lời mà ban đầu không rõ ràng trong bộ công cụ.

2.10. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu sau khi được làm sạch, nhập 2 lần độc lập và phân tích trên phần mềm thống kê SPSS 16.0

- Đối với các biến số định lượng liên tục:

 Nếu biến số là hàm phân phối chuẩn, mô tả bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

 Nếu biến số là hàm phân phối không chuẩn, mô tả bằng trung vị, tứ phân vị.

- Đối với các biến số định tính (biến nhị phân, biến định danh, biến thứ tự): mô tả bằng tần suất và tỷ lệ.

2.11. Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu này được thực hiện sau khi được sự cho phép của hội đồng đạo đức trường đại học điều dưỡng Nam Định, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

- Nghiên cứu không gây bất cứ thiệt hại gì về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh.

- Người bệnh tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của nghiên cứu và nếu đồng ý tham gia, sẽ ký vào bản đồng thuận. Người bệnh có quyền từ chối không tham gia phỏng vấn bất cứ lúc nào.

- Các thông tin nhạy cảm về bệnh tật được giữ bí mật, mọi thông tin thu thập được do sự hợp tác của người tham gia và người làm đề tài.

2.12. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

2.12.1. Hạn chế của nghiên cứu

- Có thể gặp sự không hợp tác của đối tượng nghiên cứu, vì vậy có thể làm ảnh hưởng tới tính đại diện của kết quả thu được.

- Việc thu thập số liệu có thể gặp khó khăn do hạn chế nhân lực tham gia nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu không tập trung cùng một thời điểm.

- Đối tượng nghiên cứu có thể trả lời không hoàn toàn theo kiến thức cá nhân họ mà có sự ám thị, tâm lý đám đông.

2.12.2. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

- Hạn chế sai số

Để các thông tin thu thập được có chất lượng tốt nhất, bộ câu hỏi được thiết kế logic với những ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu để đối tượng có thể dễ dàng trả lời. Và đã được sự tư vấn và chỉnh sửa của các chuyên gia nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu. Số liệu thu thập được nhập 2 lần độc lập.

- Biện pháp khắc phục:

+ Các khái niệm, thuật ngữ rõ ràng.

+ Thiết kế bộ câu hỏi dễ hiểu để đối tượng dễ trả lời. + Tiến hành phỏng vấn thử để hoàn thiện bộ câu hỏi.

+ Trước khi phỏng vấn điều tra viên phải giải thích rõ mục đích và ý nghĩa để đối tượng hợp tác đảm bảo được tính trung thực.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới

Giới tính Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng số Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ ≤ 60 15 25,4 2 3,3 17 28,3 > 60 37 61,7 6 10,0 43 71,7 Tổng 52 86,7 8 13,3 60 100 Nhận xét:

Dựa vào bảng 3.1 ta thấy: đa số đối tượng nghiên cứu là trên 60 tuổi chiếm 71,7%, nhóm tuổi dưới 60 tuổi chiếm 28,3 %. Trong đó người lớn tuổi nhất năm nay 85 tuổi và người thấp tuổi nhất là 41 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu là nam giới chiếm 86,7%.

60 18.3

15 6.7

Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp

cán bộ hưu trí cán bộ, công chức buôn bán, lao động tự do khác

Nhận xét:

Biểu đồ 1 cho ta thấy nghề nghiệp chính của đối tượng nghiên cứu là cán

bộ hưu trí chiếm 60%, tiếp theo là đối tượng làm cán bộ, công chức chiếm 18,3%.

Biểu đồ 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn

Biểu đồ 2 cho ta thấy phần lớn đối tượng có trình độ trung học phổ thông chiếm 58,3%. Trình độ trung học cơ sở chiếm 30%. Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được đi học đầy đủ.

Bảng 3.2. Yếu tố truyền thông của đối tượng nghiên cứu về tự chăm sóc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nguồn phát thông tin Số lượng Tỷ lệ

Nhân viên y tế 60 100

Phát thanh công cộng 0 0

Người thân 0 0

Sách báo, tivi 7 11,7

Nhận xét:

Bảng 3.2 cho ta thấy 100% đối tượng nghiên cứu được cung cấp kiến thức về tự chăm sóc BPTNMT là từ nhân viên y tế và 11,7% từ sách báo, ti vi.

3.2. Đặc điểm kiến thức tự chăm sóc của người BPTNMT

3.2.1. Kiến thức chung về bệnh

Bảng 3.3. Kiến thức về tên bệnh

Kiến thức về gọi tên bệnh

Trước can thiệp (n=60)

Sau can thiệp (n=60) p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Gọi đúng 32 60 60 100 <0,05 Gọi không đúng 21 12,6 0 0 Không biết 11 6,6 0 0 Tổng 60 100 60 100 Nhận xét:

Bảng 3.3 cho ta thấy trước khi can thiệp chỉ có 32 trong tổng số 60 đối tượng nghiên cứu gọi đúng tên bệnh PTNMT chiếm 60% tổng số, còn lại 28 đối tượng gọi không đúng và không biết tên bệnh mà mình mắc phải. Sau khi can thiệp thì 100% đối tượng đã biết và gọi đúng tên bệnh mà mình mắc phải.

Bảng 3.4. Kiến thức về khái niệm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Khái niệm về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Trước can thiệp (n=60)

Sau can thiệp (n=60) p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Là bệnh lý hô hấp mạn tính có đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra 55 91,7 60 100 p>0,05 Bệnh liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi. 20 33,3 60 100 p<0,05 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể dự phòng và điều trị được 4 6,7 10 16,7 Là một bệnh không nguy hiểm

0 0 0 0

Không biết 4 6,7 0 0

Nhận xét:

Bảng 3.4 cho ta thấy đa số đối tượng nghiên cứu (55) hiểu được BPTNMT là bệnh lý hô hấp mạn tính có đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra chiếm 91,7% tổng số đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên phần lớn ĐTNC lại chưa hiểu đầy đủ về thế nào là BPTNMT trong đó có 4 ĐTNC chiếm 6,7% là không biết BPTNMT là thế nào. Sau can thiệp giáo dục sức khỏe thì đại đa số là

Bảng 3.5. Kiến thức về dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Kiến thức về dịch tễ

Trước can thiệp (n=60)

Sau can thiệp (n=60)

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Có lây nhiễm 2 3,3 0 0

Không lây nhiễm 56 93,3 60 100

Không biết 2 3,3 0 0

Tổng 60 100 60 100

Nhận xét:

Dựa vào bảng trên ta thấy trước khi can thiệp giáo dục sức khỏe cho ĐTNC thì đa số ĐTNC(56) đều biết BPTNMT là bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên một số ít ĐTNC không biết hoặc có kiến thức sai về dịch tễ BPTNMT chiếm 6,6% tổng số ĐTNC. Sau can thiệp giáo dục sức khỏe thì 100% ĐTNC có kiến thức đúng về dịch tễ BPTNMT.

Bảng 3.6. Kiến thức về nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Kiến thức về nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn

mạn tính

Trước can thiệp (n=60)

Sau can thiệp (n=60) p Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Hút thuốc lá 21 35,0 60 100 <0,05 Tuổi 3 5,0 0 0 Giới 1 1,7 0 0 Các yếu tố môi trường 35 58,3 0 0 Tổng 60 100 60 100

Nhận xét:

Bảng kết quả trên cho ta thấy trước can thiệp giáo dục sức khỏe kiến thức về nguyên nhân chính gây BPTNMT có tới 39 ĐTNC chiếm 65% tổng số ĐTNC có hiểu biết sai về nguyên nhân chính gây BPTNMT. Sau khi can thiệp thì 100% ĐTNC hiểu đúng về nhân chính gây BPTNMT.

Bảng 3.7. Kiến thức về các yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Kiến thức về các yếu tố nguy cơ

Trước can thiệp (n=60)

Sau can thiệp

(n=60) p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Hút thuốc lá 50 83,3 60 100

p>0,05 Ô nhiễm môi trường 57 95,0 60 100

Nhiễm trùng đường hô hấp 12 20 54 90 Yếu tố di truyền 1 1,7 1 1,7 Tuổi 24 40 36 60 p>0,05 Giới tính 1 1,7 1 1,7 Nhận xét:

Bảng 3.7 cho ta thấy trước khi can thiệp kiến thức của ĐTNC về các yếu tố nguy cơ của BPTNMT đa số ĐTNC có hiểu các yếu tố nguy chính của bệnh là hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường lần lượt là 83,3 %và 95%. Tuy nhiên các yếu tố nguy cơ khác như nhiễm trùng đường hô hấp, yếu tố di truyền, tuổi , giới tính thì có rất ít ĐTNC biết đến. Sau can thiệp giáo dục sức khỏe thì đại đa số ĐTNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa nội hô hấp bệnh viện đa khoa tỉnh quảng ninh năm 2017 (Trang 35)