Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất trong cây Lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thăm dò khả năng ức chế protein gây ung thư của chất trong cây lá đắng (veronia amygdalina) bằng phương pháp docking phân tử (Trang 41 - 43)

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất trong cây Lá

nhiều nơi ở cả châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam, cây Lá đắng đƣợc trồng chủ yếu ở miền Nam, sau lan rộng ra miền Trung và miền Bắc.

Lá đắng thuộc loại cây thân gỗ, mọc thẳng, tiết diện tròn, cao 1-3m. Khi còn non, thân cành có nhiều long bao phủ bên ngoài, có màu xanh. Khi già không có lông, có màu xám, nốt sần. Lá đơn, mọc so le và không có lá kèm. Cuống lá màu xanh, dài khoảng 1-4 cm. Phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, kích thƣớc 3,0-22,0 cm x 1,5-9,5 cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rõ. Lông mềm, ngắn và trắng. Hoa lƣỡng tính, màu trắng ngà, mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn cành. Tràng hoa phía dƣới dính với nhau tạo thành ống, dài khoảng 5-6 mm, phía trên hơi loe ra và chia thành 5 thùy, hình tam giác, dài khoảng 3 mm. Bộ nhị gồm 5 nhị đều, bộ nhị một bó. Bầu nhụy màu trắng, hình trụ dài khoảng 2-4 mm. Trên đỉnh bầu có đĩa mật hình mâm màu vàng nhạt. Vòi nhụy dạng sợi, màu trắng, dài 8 mm [38]

2.1.3. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất trong cây Lá đắng cây Lá đắng

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hoạt tính sinh học của cây Lá đắng. Trong đánh giá về hoạt tính sinh học của Vernonia amygdalina năm 2012, Audu và cộng sự đã chỉ ra những hoạt tính sinh học

đáng quý ở cây VA nhƣ: kháng ung thƣ, giảm huyết áp, chống sốt rét, chống đái tháo đƣờng [39].

Năm 2017, trong một báo cáo tổng kết về các tác dụng của cây VA trong y học dân gian, Oyeyemi và các cộng sự đến từ khoa y dƣợc, Đại học Ondo, Nigeria đã cho thấy tác dụng của VA trong quá trình ức chế sự phát triển của giun sán và tiềm năng sử dụng các chiết xuất từ VA để điều trị các bệnh liên quan đến giun sán thay thế các thuốc tổng hợp hiện nay, vì chiết xuất từ cây VA lành tính và ít tác dụng phụ hơn các thuốc trị giun sán trên thị trƣờng hiện nay [40]

Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu phân lập các thành phần cũng nhƣ công dụng của VA trong điều trị bệnh lí hiện nay. Có thể kể đến nhƣ nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc phân tử của 2 sterol và một flavonoid từ chiết xuất của cây VA trồng ở Thừa Thiên Huế năm 2018 của nhóm nghiên cứu Hoàng Lê Tuấn Anh từ Viện nghiên cứu khoa học miền Trung. Nghiên cứu này cũng đã giới thiệu những hoạt tính sinh học đáng quý của VA, nổi bật trong đó là hoạt tính kháng khuẩn và kháng ung thƣ [41]

Năm 2018, nhóm nghiên cứu gồm các tác giả Nguyễn Thị Chi, Phạm Việt Trang, Lê Xuân Tiến và Nguyễn Văn Thanh thuộc trƣờng đại học Nguyễn Tất Thành đã nghiên cứu khả năng kháng oxy hóa và ức chế enzym α-glucosidase của cao chiết từ lá cây Lá đắng. Ức chế enzym α- glucosidase làm giảm tỉ lệ tiêu hóa carbohydrate, ít đƣờng đƣợc tiêu thụ vì carbobydrate không bị phân hủy thành glucose. Ở những bệnh nhân tiểu đƣờng, cao chiết này có tác dụng giảm mức đƣờng huyết [42]

Vì những đặc tính dễ trồng, phân bố nhiều nơi và có các hoạt tính sinh học nổi trội nên cây Lá đắng đang đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm và là chủ đề của nhiều nghiên cứu có giá trị thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thăm dò khả năng ức chế protein gây ung thư của chất trong cây lá đắng (veronia amygdalina) bằng phương pháp docking phân tử (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)