MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hàng dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 110 - 136)

c. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để các giải pháp trên có thể thực hiện được, theo tác giả cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan, cụ thể:

- Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan:

+ Một là, có những có chế đặc thù tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Tổng cục Dự trữ cũng như Cục Dự trữ Nghĩa Bình ngoài mục tiêu quản lý nhà nước về hoạt động quản lý hàng DTQG còn phải thực hiện các nhiệm vụ là công cụ của Nhà nước trong góp phần điều tiết, bình ổn thị trường, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy Chính phủ, Bộ Tài chính nên có những cơ chế đặc thù tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, ổn định của Tổng cục Dự trữ cũng như Cục Dự trữ Nghĩa Bình.

+ Đề nghị Chính phủ, Bộ xem xét thay đổi định mức hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay ở nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc do sự chênh lệch giữa hộ nghèo và cận nghèo hiện nay không lớn nên đề nghị hạ mức hỗ trợ đồng thời mở rộng đối tượng được hưởng chính sách của Chính phủ.

+ Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ sớm ra quyết định việc xuất cấp gạo kịp thời theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh để địa phương có đủ thời gian họp xét theo đề nghị ở cơ sở và phân bổ gạo hỗ trợ các đối tượng hưởng thụ kịp thời

khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra (đối với gạo hỗ trợ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm nên có quyết định từ đầu tháng Chạp; đối với gạo hỗ trợ học sinh nên chia làm 02 đợt vào đầu tháng 9 và đầu tháng 01 để giảm áp lực cho cơ sở thực hiện phân bổ, cấp phát..). Hiện nay lịch học của học sinh là 37 tuần /năm nên đề nghị cấp gạo hỗ trợ học sinh không quá 10 tháng.

- Về phía địa phương

+ Đề nghị tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ, cứu trợ gạo cho nhân dân, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, thời gian giáp hạt và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh.

+ Đề nghị tăng số lượng gạo cấp theo hướng nâng số tháng được hỗ trợ cho nhân dân theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh (1-3 tháng) và triển khai vào thời điểm sớm (tháng 2, 3 dương lịch).

+ Ủy ban Nhân dân tỉnh cần bổ sung đủ kinh phí và chỉ đạo Sở Tài chính hằng năm bố trí kinh phí đủ và kịp thời để địa phương tổ chức tiếp nhận, bốc xếp, vận chuyển… gạo từ trung tâm huyện lỵ đến đối tượng được thụ hưởng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện quy trình cấp phát, tiếp nhận, phân phối gạo DTQG, lập hồ sơ, quản lý hồ sơ thống nhất, lưu trữ chứng từ…theo đúng quy định của Thông tư 211/2013/TT-BTC về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ và các quy định khác của nhà nước nhất là các xã, thôn, đơn vị cơ sở. Sở Giáo dục – Đào tạo, các phòng Giáo dục phải thường xuyên, kịp thời nắm bắt tình hình tiếp nhận, phân bổ, sử dụng gạo DTQG (cũng như sự biến động) tại các trường để điều chỉnh, phân bổ cho chính xác.

- Về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình

+ Một là, để chủ động nguồn lương thực xuất cấp khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN luôn chủ động phương tiện, nhân lực sẵn sàng xuất cấp được ngay khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Dự trữ. Phải có kế hoạch hàng tuần, tháng, quý, năm và phải giao nhiệm vụ trên

cơ sở sở trường chuyên môn của từng người trong hoạt động hàng DTQG chủ yếu giao cho các đơn vị cơ sở.

+ Hai là cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ công chức, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác, theo dõi biểu dương người tốt việc tốt hàng tháng sâu sát, cụ thể, tránh cào bằng thành tích, không xác định được nhân tố tích cực. Xác định nghề DTQG là nghề của thủ kho, “thần giữ cửa”: trung thực, dũng cảm.

+ Ba là tiếp tục hoàn thiện thêm các quy chế phối hợp, quy chế quản lý chất lượng hàng DTQG, quy chế về tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong toàn đơn vị. Khi xây dựng các văn bản chung của Cục Dự trữ Nghĩa Bình, các bộ phận và chi cục trực thuộc có trách nhiệm tham vấn các đại diện đơn vị bạn như: Tham gia đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển DTQG năm 2020, tham gia xây dựng chiến lược DTQG đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Tham gia vào việc ban hành các Thông tư thay thế như Thông tư số 205/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dự trữ Nhà nước đối với gạo; Thông tư số 53/TT-BTC ngày 24/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về DTNN đối với thóc; Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị khoan cắt DTQG. Tham gia xây dựng kế hoạch DTQG 5 năm 2021-2025; Sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Cục Dự trữ Nghĩa Bình; Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể kho DTQG đến năm 2030.

+ Bốn là tham gia hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn cơ chế, chính sách nội ngành trong đó trọng điểm là xây dựng các văn bản hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Tổng cục Dự trữ theo Quyết định thay thế Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ thuộc Bộ Tài chính; tăng cường quản lý, giám sát tài chính, tăng cường tính công khai, minh bạch các quy trình nghiệp vụ, quy trình giải quyết công việc….

+ Năm là tăng cường hệ thống giám sát tài chính, kỹ thuật bảo quản, kho tàng của Cục Dự trữ Nghĩa Bình với các bộ phận, chi cục, thiết lập cơ chế quản lý hàng DTQG thưởng, phạt rõ ràng đối với toàn đơn vị trong việc thực hiện các quy định về quản lý hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nghĩa Bình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện KSNB hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nghĩa Bình có ý nghĩa quan trọng giúp các bộ phận, chi cục trực thuộc trong Cục vượt qua khó khăn, hướng đến thực hiện thành công đề án quản lý hàng chất lượng. Để đảm bảo các nội dụng hoàn thiện là thiết thực và hữu ích, tác giả đã đưa ra những quan điểm, phương hướng, nguyên tắc tuân thủ khi xây dựng các giải pháp để định hướng cho các nội dung hoàn thiện. Các giải pháp hoàn thiện KSNB hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nghĩa Bình được đề cập trong luận văn gồm:

Hoàn thiện môi trường kiểm soát: giải pháp này bao quát tấc cả các yếu tố của môi trường kiểm soát bao gồm đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ phận kiểm soát. Trong đó, giải pháp then chốt là nâng cao nhận thức, quan điểm của các nhà quản lý về mục tiêu, vai trò, và các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB.

Hoàn thiện đánh giá rủi ro: bao gồm các giải pháp nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò kiểm soát phù hợp với đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý hoạt động hàng DTQG. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến các đề xuất với Cục Dự trữ Nghĩa Bình nhằm thống nhất các văn bản ban hành, tiêu chí giám sát tình hình hoạt động hàng DTQG.

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát: giải pháp hoàn thiện đề cập đến việc quán triệt các nguyên tắc kiểm soát cơ bản trong xây dựng hệ thống quy chế quản lý nội bộ và các thủ tục kiểm soát rủi ro trọng yếu tại các chi cục.

Hoàn thiện thông tin và truyền thông: bao gồm các giải pháp phương thức báo cáo điện tử, triển khai phầm mềm Quản lý nghiệp vụ hàng DTQG, đổi mới quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia, giảm gánh nặng hành chính và tiết kiệm hơn.

Hoàn thiện công tác giám sát: giải pháp này bao gồm lồng ghép, kết hợp với các hoạt động kiểm tra cũng như theo dõi, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và thực hiện việc niêm yết, công khai các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý hàng

DTQG tại Cục Dự trữ Nghĩa Bình.

Để tạo điều kiện thực hiện các giải pháp, tác giả đã đưa ra các kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ, Bộ và cơ quan địa phương và đối với chính Cục Dự trữ Nghĩa Bình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận, chi cục Dự trữ Nhà nước trong quá trình hoạt động, xây dựng và hoàn thiện KSNB trong quản lý hàng dự trữ quốc gia.

KẾT LUẬN CHUNG

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của KSNB. Trên cơ sở đó làm rõ những đặc điểm cơ bản của KSNB hàng DTQG trong đơn vị theo mô hình tổ chức của Cục Dự trữ Nghĩa Bình với các yếu tố cấu thành là: môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát. Tác giả đã tập trung trình bày kinh nghiệm quốc tế, bài học Việt Nam hiện nay.

Luận văn đã chỉ rõ những đặc điểm chính trong quản lý hàng DTQG của Cục Dự trữ Nghĩa Bình và ảnh hưởng đến KSNB. Đồng thời, tác giả đã đưa ra và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu đến mục tiêu của KSNB của các bộ phận, chi cục thuộc Cục Dự trữ Nghĩa Bình. Luận văn đã trình bày thông qua các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, đó là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông; giám sát. Từ đó phân tích, đánh giá rút ra những ưu điểm và những hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện đảm bảo đạt được các mục tiêu của KSNB hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nghĩa Bình. Để đảm bảo các nội dung hoàn thiện là xác đáng và có tính khả thi, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trong việc thiết lập và vận hành KSNB tại các bộ phận, chi cục trực thuộc trong Cục Dự trữ Nghĩa Bình làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

Mặc dù những vấn đề được đưa ra sẽ góp phần không nhỏ để các bộ phận, chi cục trong Cục Dự trữ Nghĩa Bình có thể hoàn thiện KSNB của mình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu do nhiều điều kiện hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Tác giả rất mong muốn được nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp, các nhà quản lý tại các bộ phận, chi cục thuộc Cục Dự trữ Nghĩa Bình để luận văn được hoàn thiện hơn, có giá trị lý luận và thực tiễn cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 2446/QĐ-BTC ngày 05/10/2009 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ nhà nước.

[2] Bộ Tài chính (2013), thông tư số 108/2013/TT-BTC ngày 13/8/2013 quy định về quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng DTQG.

[3] Bộ Tài chính (2013), thông tư số 182/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 hướng dẫn xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng DTQG.

[4] Bộ Tài chính chính (2013), thông tư số 145/2013/TT-BTC ngày 21/10/2013 hướng dẫn về kế hoạch DTQG và ngân sách nhà nước chi cho DTQG.

[5] Bộ Tài chính (2013), thông tư số 211/2013/TT-BTC ngày 30/12/2013 về quy trình xuất cấp, giao nhận, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng DTQG xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ.

[6] Bộ Tài chính (2014), thông tư số 53/2014/TT-BTC ngày 24/4/2014 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thóc DTQG.

[7] Bộ Tài chính (2014), thông tư số 130/2014/TT-BTC ngày 09/9/2014 quy định về quản lý chất lượng hàng DTQG.

[8] Bộ Tài chính (2015), thông tư số 89/2015/TT-BTC ngày 11/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nhập, xuất, mua bán DTQG.

[9] Bộ Tài chính (2015), thông tư số 160/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 quy định về định mức chi phí nhập, xuất hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý.

[10] Bộ Tài chính (2015), thông tư số 161/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 quy định về định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý.

[11] Bộ Tài chính (2016), thông tư số 04/2016/TT-BTC ngày 12/01/2016 quy định về định mức thu hồi xay xát thóc DTQG thành gạo DTQG để thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

[12] Bộ Tài chính (2016), thông tư số 82/2016/TT-BTC ngày 16/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 211/2013/TT-BTC.

[13] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2017), Quyết định số 285/QĐ- CDTNB ngày 31/7/2017 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ Văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.

[14] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2017), Quyết định số 285/QĐ- CDTNB ngày 31/7/2017 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ Văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.

[15] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2017), Quy chế công tác văn thư lưu trữ của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.

[16] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2018), Quyết định số 106/QĐ- CDTNB ngày 19/3/2018 về quy chế làm việc của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình.

[17] Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình (2018), Báo cáo tổng kết năm 2018.

[18] Chính phủ (2013), Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 quy định chi tiết thi hành Luật DTQG.

[19] Chính phủ (2015), Nghị định số 128/2015/NĐ-CP ngày 15/12/2015 về sửa đổi, bổ sung Danh mục chi tiết hàng DTQG và phân công cơ quan quản lý hàng DTQG ban hành kèm theo Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ.

[20] Chính phủ (2016), Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thông đặc biệt khó. [21] Phạm Phan Dũng (2009), “Vai trò của dự trữ quốc gia trong việc bảo đảm an

sinh xã hội” trên Tạp chí cộng sản, Địa chỉ: http://www.tapchicongsan.org.vn

[ truy cập ngày 01/03/2019].

[22] Lê Văn Dương (2012), Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về hàng dự trữ quốc gia, Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc Gia, Hà Nội.

[23] Diệp Quang Huy (2014), Tăng cường kiểm soát nội bộ các khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.

[24] Lê Thị Thanh Mỹ (chủ biên) (2018) Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao,

Trường Đại học Quy Nhơn.

[25] Hồ Văn Ngô (2014), Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình 30 năm xây dựng – phát triển – trưởng thành (26/11/1984 – 26/11/2014), NXB Công ty In nhân dân Bình Định.

[26] Ngô Lê Mai Phương (2018), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn. [27] Trần Thị Giang Tân (chủ biên) (2012), Kiểm soát nội bộ, Nxb Phương Đông,

Cà Mau.

[28] Sử Đình Thành (chủ biên) (2015), Giáo trình lý thuyết khu vực công và tài chính công, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[29] Nghị định số 94/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật DTQG.

[30] Nghị định số 192/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 về quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; DTQG; kho bạc nhà nước.

[31] Quốc hội (2012), Luật số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 về Luật DTQG.

[32] Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020.

[33] Tổng cục Dự trữ nhà nước (2009), Quyết định số 172/QĐ-TCDT ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hàng dự trữ quốc gia tại cục dự trữ nhà nước khu vực nghĩa bình (Trang 110 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)