c. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.1. Nhận diện một số rủi ro đối với hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nhà nước
DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC NGHĨA BÌNH
2.3.1. Nhận diện một số rủi ro đối với hàng DTQG tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình khu vực Nghĩa Bình
Qua khảo sát thực tế tại đơn vị, bản thân tác giả đã nhận diện được một số rủi ro đối với hàng DTQG như sau:
- Trước hết, đối với mặt hàng lương thực là mặt hàng chính của Cục cho nên sự biến động về yếu tố môi trường xã hội, kinh tế, văn hóa cũng tác động đến hoạt động hàng DTQG. Với đặc điểm thực hiện công tác nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG hàng năm có giá trị lớn, cường độ làm việc cao, cũng như thời gian bảo quản lưu trữ trong khoảng 12 tháng đến 36 tháng đối với mặt hàng này, có ảnh hưởng không chỉ đối với mỗi khách hàng khi xuất bán đổi hạt, đối với nhân dân khi
xuất hàng DTQG cứu trợ, hỗ trợ mà còn tác động đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội khi thực hiện mua hàng lương thực dự trữ. Mặt khác, với đặc điểm hoạt động phân tán rộng ở 2 tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, dẫn đến đơn vị khi thực hiện hoạt động hàng DTQG còn phải chịu sự chi phối, điều chỉnh rất lớn của các chính sách, quy định, thông tư, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Do phải triển khai công việc trong thời gian ngắn, khối lượng lương thực giao, nhận lớn, cường độ lao động cao, điều kiện địa lý, mức độ thiệt hại về cơ sở hạ tầng sau bão, lụt ở các địa phương khá nghiêm trọng, thời tiết đôi khi không thuận lợi; sự phối hợp của chính quyền địa phương có trường hợp chưa đồng bộ; nhất là việc giao, nhận gạo giúp người nghèo đỏ lửa dịp Tết Nguyên đán thường diễn ra trong thời điểm giáp Tết nên gặp rất nhiều khó khăn, công chức làm xong nhiệm vụ có năm khi về đến nhà đã là 30 Tết. Mặt khác, quá trình vận chuyển hàng cứu trợ cho các vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra cũng gặp rất nhiều bất lợi, do thời gian tác nghiệp xảy ra trong mùa mưa bão hoặc hạn hán, đối tượng chủ yếu là đồng bào ở các huyện miền núi và hải đảo xa xôi, thiếu phương tiện vận chuyển, tình trạng tắc đường vận chuyển lương thực do sạc lở núi thường xuyên xảy ra, tình trạng biển động cũng làm ảnh hưởng đến công tác cứu trợ, hỗ trợ các vùng hải đảo xa xôi, phương thức giao, nhận của từng địa phương không nhất quán, thiếu nhân công bốc vác tại các điểm nhận hàng… cũng làm ảnh hưởng lớn đến quá trình giao, nhận gạo.
- Những rủi ro thực tế xuất phát từ nhiệm vụ chính trị hàng năm của đơn vị: Như khối lượng lớn hàng nhập, cũng như xuất hàng DTQG trong thời gian ngắn cũng làm rủi ro cao khi thủ kho phải kiểm tra từng bao gạo, bao thóc về chất lượng, khối lượng công việc, ghi chép chính xác, rõ ràng, thời gian, tình hình biến động hàng DTQG, hoặc một số thủ kho đi làm xa nhà dài hạn có những tâm tư, trong ngày thực hiện theo phân công công tác của một thủ kho, ban đêm phải thực hiện bảo vệ theo phân công lịch trực của lãnh đạo chi cục chế độ bảo vệ chuyên trách mà lại không được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ làm đêm. Do đó dẫn đến nhân viên không đủ đảm bảo sức khỏe công việc liên tục.
kho bảo quản mặt hàng lương thực thường có nhiều chế độ hơn là những thủ kho bảo quản hàng vật tư, cứu hộ, cứu nạn. Việc phân chia trách nhiệm công việc tuy theo sự phân công của lãnh đạo nhưng trong công việc vẫn có những mẫu thuẫn về lợi ích trong việc phân chia bảo quản hàng DTQG tại Cục.