- Công cụ thu thập số liệu: Phiếu điều tra (Phụ lục 2)
- Kỹ thuật thu thập số liệu: Thu thập số liệu được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu
- Xây dựng bộ công cụ: Bộ công cụ được xây dựng dựa trên “Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS” của Bộ y tế Việt Nam [5] và có tham khảo một số nghiên cứu đánh giá nhu cầu CSGN đối với người bệnh HIV/AIDS và ung thư của các tác giả khác trên thế giới như: nghiên cứu của Jeannine Uwimana và cộng sự [59], nghiên cứu của Tamburini và cộng sự [58].
- Bộ câu hỏi được sự góp ý của: 1 Phó Giáo Sư, Tiến sỹ là trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai; 1 Tiến sỹ là phó trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai, 1 Thạc sỹ điều dưỡng là điều dưỡng trưởng đơn nguyên chăm
sóc người bệnh ung thư tại Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai, được đào tạo tập huấn về chăm sóc giảm nhẹ tại Thái Lan. Bộ câu hỏi còn nhận được sự đóng góp ý kiến của 1 Thạc sỹ và 1 Điều dưỡng trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh HIV/AIDS tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai.
- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: Sau khi bộ công cụ được xây dựng xong, sẽ tiến hành điều tra thử 30 NB (NB này sẽ không tham gia vào các đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra sau đó) sau đó chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nội dung.
Bước 2: Tiến hành điều tra
- Chọn NB tham gia phỏng vấn theo tiêu chuẩn chọn mẫu
- NB được giải thích rõ ràng về mục đích và nội dung nghiên cứu trước khi phát vấn. Thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Nếu NB đồng ý tham gia nghiên cứu và đồng ý trả lời bộ câu hỏi thì kí vào bản đồng thuận (phụ lục 1)
- Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp NB dựa trên bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn và điền câu trả lời sau khi nghe NB trả lời (phụ lục 2).
Bước 3: Tổng hợp số liệu thu thập được.