Sai số:
- Sai số trong quá trình thu thập số liệu. - Sai số trong quá trình nhập liệu.
- Sai số do NB không nhớ chính xác, thiếu thông tin.
Cách khắc phục
- Hỏi kỹ NB, phần nào NB chưa hiểu, nghiên cứu viên giải thích để NB hiểu câu hỏi được chính xác nhất.
- Nghiên cứu viên kiểm tra lại các phiếu đã thu thập, nếu phát hiện những phiếu thông tin thu thập chưa đầy đủ hoặc không hợp lý thì phiếu điều tra đó bị hủy hoặc được bổ sung đầy đủ.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 108 người bệnh HIV/AIDS điều trị nội trú tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 05 năm 2018, chúng tôi có các kết quả như sau :
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Phân bố người bệnh theo tuổi
Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ người bệnh theo nhóm tuổi
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của người bệnh trong nhóm nghiên cứu là 38,1 ± 12,6, tuổi nhỏ nhất là 18 tuổi, tuổi lớn nhất là 76 tuổi. Trong đó nhóm tuổi dưới 40 tuổi chiểm tỷ lệ cao là 65,8%, độ tuổi > 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15,7%.
3.1.2. Phân bố người bệnh theo giới
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ người bệnh theo giới
Nhận xét: Trong 108 người bệnh tham gia nghiên cứu có 69/108 người bệnh là nam giới (chiếm tỷ lệ 63,9%) và 39/108 người bệnh là nữ giới (chiếm tỷ lệ 36,1%), Tỷ lệ nam/nữ là 1,76/1.
3.1.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp
Bảng 3. 1: Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số NB Tỷ lệ %
Nông dân/công nhân 37 34,3
Cán bộ viên chức 3 2,8
Nghề khác 59 54,6
Thất nghiệp 9 8,3
Tổng số 108 100
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm người bệnh làm những nghề khác nhau có tính ổn định không cao chiếm tỷ lệ cao nhất 54,6%. Nông dân/công nhân chiếm tỷ lệ 34,3% và cán bộ, viên chức chiếm tỷ lệ 2,8%.
3.1.4. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn
Biểu đồ 3. 3: Tỷ lệ người bệnh theo trình độ học vấn
Nhận xét: Nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ cấp III trở xuống chiếm tỷ lệ cao nhất 85,2%. Tỷ lệ người bệnh có trình độ cao đẳng, đại học có 4/108 người bệnh chiếm 3,7%.
3.1.5. Phân bố người bệnh theo nơi cư trú
Biểu đồ 3. 4: Tỷ lệ người bệnh theo nơi cư trú
Nhận xét: Tỷ lệ đối tượng cư trú ở thành thị chiếm 47,2%, các đối tượng sống ở nông thôn/miền núi chiếm 52,8%.
3.1.6. Phân bố người bệnh theo tình trạng hôn nhân
Bảng 3. 2: Phân bố người bệnh theo tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân Số NB Tỷ lệ %
Độc thân/chưa lập gia đình 50 46,3
Đang có gia đình 58 53,7
Tổng 108 100
Nhận xét: Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều đang có gia đình chiếm tỷ lệ 53,7 %, đối tượng nghiên cứu là độc thân/chưa lập gia đình chiếm tỷ lệ thấp hơn là 46,3%.
3.1.7. Phân bố người bệnh theo hình thức thanh toán viện phí
Biểu đồ 3. 5: Tỷ lệ người bệnh theo hình thức thanh toán viện phí
Nhận xét: Đa số các đối tượng có bảo hiểm y tế chiếm 77,8%, còn lại các đối tượng tự chi trả mà không có bảo hiểm chiếm tỷ lệ 22,2%.
3.1.8.Phân bố người bệnh theo đường lây nhiễm HIV
Bảng 3. 3: Phân bố người bệnh theo đường lây nhiễm HIV Đường lây nhiễm
HIV Nam Nữ Tổng số p n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % Tiêm chích ma túy 33 47,8 0 0 33 30,6 p<0,05 Quan hệ tình dục 18 26,1 38 97,4 56 51,9 Không rõ/không khai
thác được 18 26,1 1 2,6 19 17,6
Tổng số 69 100 39 100 108 100
Nhận xét: Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 51,9%, đứng thứ hai là tiêm chích ma túy 30,6%, còn lại 19/108 người bệnh (chiếm tỷ lệ 17,6%) không rõ hoặc không khai thác được đường lây nhiễm HIV. Lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy ở nam cao hơn ở nữ (nam 47,8%, nữ 0%) và ngược lại lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục ở nữ cao hơn ở nam (p<0,05).
3.1.9.Phân bố người bệnh theo thời gian phát hiện HIV (+)
Biểu đồ 3. 6: Phân bố người bệnh theo thời gian phát hiện HIV(+)
3.2. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh HIV/AIDS tại khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai
3.2.1. Nhu cầu thông tin y tế của người bệnh
Bảng 3. 4: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu thông tin y tế
Nhu cầu thông tin y tế Có nhu cầu
Không có nhu cầu
n % n %
Cần được biết thêm thông tin về
chẩn đoán bệnh 96 88,9 12 11,1
Cần được biết thêm thông tin về tiên
lượng bệnh 103 95,4 5 4,6
Cần được giải thích thêm về phương
pháp điều trị bệnh 101 93,5 7 6,5
Cần được biết về mục đích của các
xét nghiệm, các can thiệp điều trị 91 84,3 17 15,7 Cần được biết các kết quả xét
nghiệm sau mỗi lần làm 93 86,1 15 13,9
Cần được thông báo thường xuyên
về mức độ thuyên giảm bệnh 98 90,7 10 9,3
Cần được giải thích về các biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc.
95 88 13 12
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu nhu cầu Thông tin y tế của người bệnh cho thấy nhu cầu “cần được biết thêm thông tin về tiên lượng bệnh” chiếm tỷ lệ cao nhất 95,4%, Nhu cầu về thông tin “Cần được thông báo thường xuyên về mức độ thuyên giảm của bệnh” chiếm 90,7%. Nhu cầu “Cần được biết về mục đích của các xét nghiệm, các can thiệp điều trị” chiếm tỷ lệ thấp nhất 84,3% .
3.2.2. Nhu cầu liên quan đến hỗ trợ chăm sóc
Bảng 3. 5: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc
Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc Có nhu cầu
Không có nhu cầu
n % n %
Cần được chăm sóc để kiểm soát tốt hơn các
triệu chứng của bệnh 93 86,1 15 13,9
Cần được chăm sóc, hỗ trợ nhiều hơn trong
việc ăn, mặc quần áo, tắm gội. 87 80,6 21 19,4 Cần được sự chăm sóc chu đáo hơn của ĐD 89 82,4 19 17,6 Cần được hỗ trợ việc vận động, đi lại 85 78,7 23 21,3 Cần được hướng dẫn cách tự chăm sóc 86 79,6 22 20,4
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu nhu cầu liên quan đến hỗ trợ chăm sóc cho thấy nhu cầu “Cần được chăm sóc để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh” chiếm tỷ lệ cao nhất 86,1%. Nhu cầu về “Cần được hỗ trợ trong việc vận động, đi lại” chiếm tỷ lệ thấp nhất 78,7%.
3.2.3. Nhu cầu giao tiếp quan hệ
Bảng 3. 6: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu giao tiếp quan hệ
Nhu cầu giao tiếp quan hệ
Có nhu cầu
Không có nhu cầu
n % n %
Cần sự cảm thông chia sẻ của nhân viên y tế 77 71,3 31 28,7 Cần nói chuyện với người có cùng hoàn cảnh 72 66,7 36 33,3 Cần sự động viên khích lệ của những người thân trong
gia đình 73 67,6 35 32,4
Cần giữ bí mật các thông tin liên quan đến cá nhân 76 70,4 32 29,6 Cần được tôn trọng, cư xử bình thường như mọi người 78 72,2 30 27,8
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu “Cần được tôn trọng, cư xử bình thường như mọi người” chiếm tỷ lệ cao nhất 72,2%, Nhu cầu “Cần nói chuyện với người có cùng hoàn cảnh” chiếm tỷ lệ thấp nhất 66,7%. Nhu cầu “Cần được giữ bí mật các thông tin liên quan đến cá nhân” chiếm tỷ lệ 70,4%.
3.2.4. Nhu cầu hỗ trợ tinh thần
Bảng 3. 7: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu hỗ trợ tinh thần
Nhu cầu hỗ trợ tinh thần Có nhu cầu
Không có nhu cầu
n % n %
Cần được chăm sóc để cảm thấy bản thân
hữu ích hơn trong gia đình 78 72,2 30 27,8
Cần được chăm sóc để cảm thấy không bị
bỏ rơi 83 76,9 25 23,1
Cần được chăm sóc để cảm thấy mình
không bị thương hại 74 68,5 34 31,5
Cần được chăm sóc để giảm bớt sự lo sợ phải chịu đựng những cơn đau đớn do bệnh hoặc do thủ thuật y tế
77 71,3 31 28,7
Cần được chăm sóc để giảm bớt lo sợ về sự
suy giảm dần sức khỏe sau quá trình điều trị 76 70,4 32 29,6 Cần được tham gia các hoạt động có ích
giúp giảm bớt cảm giác phiền muộn về bệnh tật
44 40,7 64 59,3
Cần được sự tư vấn của một nhà tâm linh
học/cha sứ 43 39,8 65 60,2
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu nhu cầu hỗ trợ tinh thần cho thấy thấp nhất là
3.2.5. Nhu cầu vật chất
Bảng 3. 8: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu vật chất
Nhu cầu vật chất Có nhu cầu Không có nhu cầu
n % n %
Cần các dịch vụ tốt hơn từ bệnh viện:
phòng tắm, bữa ăn, vệ sinh phòng bệnh… 87 80,6 21 19,4 Cần thêm thông tin về những vấn đề liên
quan đến kinh tế như: bảo hiểm y tế… 84 77,8 24 22,2
Cần trợ giúp về kinh tế 90 83,3 18 16,7
Cần thêm thông tin về các cơ sở, tổ chức
bảo trợ xã hội (hỗ trợ nơi ở, việc làm…) 78 72,2 30 27,8
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu về nhu cầu vật chất của người bệnh cho thấy, nhu cầu “Cần trợ giúp về kinh tế” chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3%. Nhu cầu “Cần các dịch vụ tốt hơn từ bệnh viện” chiếm 80,6%.
3.2.6. Tỷ lệ nhu cầu theo từng yếu tố
Nhận xét: Biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ nhu cầu thông tin y tế chiếm tỷ lệ cao nhất 95,4%, các nhu cầu khác như: nhu cầu hỗ trợ chăm sóc 86,1%, nhu cầu giao tiếp quan hệ 72,2%, nhu cầu hỗ trợ tinh thần 77,8% và nhu cầu vật chất 84,3%.
3.3. Thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh HIV/AIDS tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai
3.3.1. Thực trạng đáp ứng nhu cầu thông tin y tế của người bệnh Bảng 3. 9: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu thông tin y tế
Thực trạng đáp ứng nhu cầu thông tin y tế
Được đáp ứng
Không được đáp ứng
n % n %
Được cung cấp thêm thông tin về chẩn đoán bệnh 101 93,5 7 6,5 Được cung cấp thêm thông tin về tiên lượng bệnh 94 87 14 13 Được giải thích thêm về phương pháp điều trị
bệnh 103 95,4 5 4,6
Được biết về mục đích của các xét nghiệm, các
can thiệp điều trị 58 53,7 50 46,3
Được biết các kết quả xét nghiệm sau mỗi lần
làm 53 49,1 55 50,9
Được thông báo thường xuyên về mức độ thuyên
giảm bệnh 60 55,6 48 44,4
Được giải thích về các biến chứng hoặc tác dụng
không mong muốn của thuốc 56 51,9 52 48,1
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu thực trạng đáp ứng nhu cầu thông tin y tế cho thấy nhu cầu “giải thích thêm về phương pháp điều trị bệnh” được đáp ứng cao nhất chiếm 95,4%. Nhu cầu “được cung cấp thêm thông tin về tiên lượng bệnh” được đáp ứng với tỷ lệ 87%, tỷ lệ đáp ứng thấp nhất là nhu cầu “được biết kết quả xét nghiệm sau mỗi lần làm” chiếm tỷ lệ 49,1%.
3.3.2. Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc
Bảng 3. 10: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc
Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc
Được đáp ứng
Không được đáp ứng
n % n %
Được chăm sóc để kiểm soát tốt hơn các triệu
chứng bệnh như: đau, buồn nôn, mất ngủ… 79 73,1 29 26,9 Được chăm sóc, hỗ trợ nhiều hơn trong việc ăn,
mặc quần áo, tắm gội. 71 65,7 37 34,3
Được sự chăm sóc chu đáo hơn của ĐD 61 56,5 47 43,5 Được hỗ trợ việc vận động, đi lại 67 62 41 38 Được hướng dẫn cách tự chăm sóc 49 45,4 59 54,6
Nhận xét: Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ người bệnh được đáp ứng nhu cầu “cần chăm sóc để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh như: đau, buồn nôn, mất ngủ…” chiếm tỷ lệ cao nhất 73,1%. Nhu cầu “cần sự chăm sóc chu đáo hơn của điều dưỡng” được đáp ứng với tỷ lệ 56,5%.
3.3.3. Thực trạng đáp ứng nhu cầu giao tiếp quan hệ
Bảng 3. 11: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu giao tiếp quan hệ
Thực trạng đáp ứng nhu cầu giao tiếp quan hệ
Được đáp ứng
Không được đáp ứng
n % n %
Được sự cảm thông chia sẻ của NVYT 57 52,8 51 47,2 Được nói chuyện với người có cùng hoàn cảnh 69 63,9 39 36,1 Được sự động viên khích lệ của những người thân
trong gia đình 75 69,4 33 30,6
Được giữ bí mật thông tin liên quan đến cá nhân 70 64,8 38 35,2 Được tôn trọng, cư xử bình thường như mọi người 41 38 67 62
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu thực trạng đáp ứng nhu cầu giao tiếp quan hệ cho thấy nhu cầu “cần sự động viên khích lệ của người thân trong gia đình” được đáp ứng cao nhất chiếm 69,4%. Được đáp ứng thấp nhất là nhu cầu “cần tôn trọng, cư xử bình thường như mọi người” chiếm 38%.
3.3.4. Nhu cầu hỗ trợ tinh thần
Bảng 3. 12: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tinh thần Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ
tinh thần
Được đáp ứng Không được
đáp ứng
n % n %
Được chăm sóc để cảm thấy bản thân
hữu ích hơn trong gia đình 53 49,1 55 50,9
Được chăm sóc để cảm thấy mình
không bị bỏ rơi 45 41,7 63 58,3
Được chăm sóc để cảm thấy mình
không bị thương hại 46 42,6 62 57,4
Được chăm sóc để giảm bớt sự lo sợ phải chịu đựng những cơn đau đớn do bệnh hoặc do thủ thuật y tế
59 54,6 49 45,4
Được chăm sóc để giảm bớt lo sợ về sự suy giảm dần sức khỏe sau quá trình điều trị
57 52,8 51 47,2
Được tham gia các hoạt động có ích giúp giảm bớt cảm giác phiền muộn về bệnh tật
22 20,4 86 79,6
Được sự tư vấn của một nhà tâm linh
Nhận xét: Bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ người bệnh có nhu cầu “cần chăm sóc để giảm bớt sự lo sợ phải chịu đựng những đau đớn do bệnh hoặc do thủ thuật y tế” được đáp ứng cao nhất là 54,6%. Nhu cầu “ được chăm sóc để giảm bớt lo sợ về sự suy giảm dần sức khỏe sau quá trình điều trị” được đáp ứng với tỷ lệ 52,8%.
3.3.5. Nhu cầu vật chất
Bảng 3. 13: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vật chất
Thực trạng đáp ứng nhu vầu vật chất Được đáp ứng
Không được đáp ứng
n % n %
Được cung cấp các dịch vụ tốt hơn từ bệnh viện: phòng tắm, bữa ăn, vệ sinh phòng bệnh
74 68,5 34 31,5
Được cung cấp thêm thông tin về những vấn đề liên quan đến kinh tế như: bảo hiểm y tế…
58 53,7 50 46,3
Được trợ giúp về kinh tế 24 22,2 84 77,8
Được cung cấp thêm thông tin về các cơ sở, tổ chức bảo trợ xã hội (hỗ trợ nơi ở, việc làm…)
38 35,2 70 64,8
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vật chất cho thấy “được cung cấp các dịch vụ tốt hơn từ bệnh viện: phòng tắm, bữa ăn, vệ sinh phòng bệnh..” chiếm tỷ lệ cao nhất 68,5%. Nhu cầu “cần trợ giúp về kinh tế” được đáp ứng thấp nhất chiếm tỷ lệ 22,2%.
3.3.6. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu theo từng yếu tố
Biểu đồ 3. 8: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu theo từng yếu tố
Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đáp ứng nhu cầu thông tin y tế của ĐTNC chiếm tỷ lệ cao nhất 77,8%, các nhu cầu khác được đáp ứng với tỷ lệ thấp hơn: đáp ứng nhu cầu hỗ trợ chăm sóc 66,7%, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quan hệ 63,9%, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tinh thần 39,8% và đáp ứng nhu cầu vật chất 61,1%.
3.4. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh