Sau khi đánh giá các rủi ro liên quan đến rủi ro hoạt động ngân hàng xác định cách thức để phản ứng với các rủi ro đó, các cách thức phản ứng với rủi ro hoạt động của ngân hàng bao gồm:
Né tránh rủi ro: Để tránh trƣờng hợp khách hàng lợi dụng sơ hở trong quy định của ngân hàng trong việc cho vay thế chấp bằng tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của bên thứ ba. Khi nhận tài sản bảo đảm, ngƣời đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đứng ra ký hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ ghi nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất, trong khi tài sản trên đất gồm có nhà, cây cối và nhiều tài sản có giá trị khác. Đây là một lỗ hổng vô cùng lớn mà phía Ngân hàng cần giải quyết triệt để ngay từ lúc tiến hành làm hồ sơ và xác minh thông tin khách hàng.
Giảm bớt rủi ro: Để tránh trƣờng hợp cán bộ tín dụng cho vay các khách hàng không đủ điều kiện vay vốn theo quy định của ngân hàng, thì
ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro này thông qua biện pháp tách bạch chức năng thẩm định phƣơng án vay của khách hàng ra khỏi nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và chuyển sang một bộ phận độc lập khác thẩm định phƣơng án vay vốn của khách hàng.
Chuyển giao rủi ro: Trƣờng hợp nhận TSĐB cho khoản vay của khách hàng là máy móc thiết bị, nhà xƣởng để giảm thiểu khả năng xuất hiện mất TSĐB do có rủi ro về hỏa hoạn, NH có thể chuyển giao rủi ro này sang cho đơn vị khác thông qua yêu cầu khách hàng có mua bảo hiểm cho TSĐB với ngƣời thụ hƣởng duy nhất và không hủy ngang là ngân hàng.
Chấp nhận rủi ro: không thực hiện bất cứ biện pháp nào để đối phó với rủi ro Khi lựa chọn một phản ứng với rủi ro hoạt động ngân hàng cần cân nhắc các vấn để nhƣ: Ảnh hƣởng phản ứng của ngân hàng đến khả năng và tác động của rủi ro và phản ứng nào nằm trong phạm vi rủi ro bộ phận; Lợi ích và chi phí từng loại phản ứng; Cơ hội có thể có đối với việc thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng khi phản ứng với các rủi ro cụ thể.