Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ảnh hƣởng đến kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bình định (Trang 49)

kiểm soát nội bộ

1.3.1. Hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương m ại

hàng bao gồm nhiều loại hình tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thƣờng chiếm tỷ trọng lớn về quy mô tài sản, thị phần và số lƣợng các ngân hàng.

NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế - hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

Hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Hai hình thức kinh doanh chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

Hoạt động NHTM phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, nghĩa là chỉ khi NHTM thoả mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do pháp luật qui định nhƣ điều kiện về vốn, phƣơng án kinh doanh...thì mới đƣợc phép hoạt động trên thị trƣờng.

Hoạt động NHTM là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và thƣờng có ảnh hƣởng sâu sắc tới các ngành khác và cả nền kinh tế.

Nhƣ vậy NHTM là loại hình tổ chức tài chính đƣợc phép hoạt động kinh doanh đa dạng nhất trên thị trƣờng tài chính bao gồm huy động vốn, hoạt động tín dụng và đầu tƣ, các hoạt động cung cấp dịch vụ khác nhƣ dịch vụ thanh toán, tƣ vấn tài chính, quản lý tài sản hộ kinh doanh, ngoại tệ.

1.3.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

1.3.2.1.Khái niệm về rủi ro hoạt động kinh doanh Ngân hàng

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng xuất hiện trong tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trƣờng là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những

trƣờng phái khác nhau. Các tác giả khác nhau đƣa ra những định nghĩa rủi ro khác nhau.

Frank Knight, một học giả ngƣời Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc“. Alain Willet cho rằng ”rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến biến cố không mong đợi“. Còn Irving Perfer lại nói “rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lƣờng bằng xác suất“.

Nhƣ vậy, rủi ro trong kinh doanh đƣợc hiểu là những thiệt hại trong kinh doanh nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị kinh doanh. Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân: khách quan, chủ quan; rủi ro bất khả kháng, rủi ro tự nhiên. Nhƣng dù là rủi ro nào cũng đều có biện pháp và cách phòng ngừa khác nhau.

Theo Ủy ban Basel (1999) cho rằng rủi ro của các tổ chức tài chính đƣợc phân thành tám loại: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng.

Khác với cách phân loại ở trên, theo Angelopoulos and Mourdoukoutas (2001) rủi ro có thể đƣợc phân loại thành hai nhóm: rủi ro truyền thống và phi truyền thống rủi ro. Rủi ro truyền thống là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro chính trị và pháp lý và rủi ro hoạt động. Rủi ro phi truyền thống là rủi ro thị trƣờng, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro xử lý nợ (liquidation risk), rủi ro về giá, rủi ro danh mục đầu tƣ và rủi ro tài chính phái sinh.

1.3.2.2. Những rủi ro đặc thù trong kinh doanh ngân hàng Rủi ro tín dụng

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng và chiếm phần lớn công việc cũng nhƣ lợi nhuận mang lại cho ngân hàng. Tuy nhiên nghiệp vụ này cũng mang lại phần lớn rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng không thu đầy đủ khoản gốc và lãi của khoản vay. Hay nói cách khác “rủi ro tín dụng là do khách hàng không

thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và thƣờng xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chúng tiềm ẩn trong suốt quá trình cho vay và biểu hiện cụ thể là món vay không thu hồi đƣợc, nợ quá hạn, nợ khó đòi, mất vốn.

Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, ngƣời ta đã đƣa ra hai nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân khách quan nhƣ sự biến động của nền kinh tế; hành lang pháp lý còn chƣa đồng bộ, đầy đủ, còn những kẽ hồ dẫn tới không kiểm soát đƣợc hết các đối tƣỏng lừa đảo trong việc quản lý vốn tín dụng, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình cho vay, thu hồi nợ, phát mại tài sản tài chính; do những nguyên nhân bất khả kháng nhƣ thiên tai, l ũ lụt, động đất.

Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là từ phía ngân hàng, sự yếu kém của cán bộ ngân hàng, các nhà quản trị không chặt chẽ trong kiểm tra kiểm soát. Đánh giá sai năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của ngƣời vay; việc cho vay có lúc còn chạy theo lợi nhuận và doanh số mà không chú trọng đến chất lƣỏng và an toàn vốn vay, buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn.

Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro phức tạp, việc quản lý và phòng ngừa nó cũng rất khó khăn. Vì vậy ngân hàng không thể loại trừ khả năng rủi ro, song nếu ngân hàng có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu thìcó thể ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.

Rủi ro về lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay dẫn đến làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy rủi ra lãi suất là lý do xuất hiện thƣờng xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Rủi ro hối đói

Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi hơn.

Rủi ro hối đoái xuất hiện trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối do sự biến động tỷ giá giữa các đồng tiền.

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro ngân hàng mất khả năng thanh toán. Đây là loại rủi ro đặc thù và là rủi ro nguy hiểm nhất, có ảnh hƣờng tới sự sống còn của các NHTM. Một ngân hàng hoạt động bình thƣờng thì phải đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán, tức là đáp ứng đƣợc nhu cẩu thanh toán trong hiện tại, tƣơng lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Nếu không đáp ứng đƣợc các nhu cẩu thanh toán đó, ngân hàng có thể bị mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản.

Rủi ro thanh khoản xuất hiện do hai nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân từ phía tài sản Nợ

Rủi ro từ phía tài sản Nợ phát sinh khi ngân hàng không đáp ứng đƣợc các nhu cầu thanh toán nên buộc phải nhƣợng bán các tài sản khác với giá thấp hơn giá thị trƣờng. Rủi ro thanh toán sẽ phát sinh khi nhiều ngƣời gửi tiền có nhu cầu rút tiên ngay lập tức, khi đó ngân hàng buộc phải đi vay bổ sung hoặc phải bán bớt tài sản, chuyển tài sản sang tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên nếu dữ trữ nhiều tiền sẽ dẫn đến đọng vốn, làm giảm khả năng sinh lời, thu nhập của ngân hàng giảm.

Nguyên nhân từ phía tài sản

tín dụng đã cấp không đƣợc hoàn trả đúng hạn, trong khi vốn huy động đã đến hạn thanh toán và các hợp đồng tín dụng đã ký đến hạn giải ngân. Trong trƣờng hợp này, các ngân hàng phải tìm các nguồn vốn khác để tài trợ. Nhƣ vậy, các ngân hàng sẽ phải sử dụng tiền mặt dự trữ, hoặc phải bán tài sản, hoặc phải đi vay từ bên ngoài...dẫn đến những rủi ro về tài sản Nợ cho ngân hàng. Trong trƣờng hợp đó, chi phí của ngân hàng có thể sẽ tăng lên và thu nhập sẽ giảm xuống.

Rủi ro hoạt động ngoại bảng

Các hoạt động ngoại bảng ngày càng phổ biến và đƣợc sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Các hoạt động ngoại bảng bao gồm cam kết cho vay, thƣ tín dụng L/C, và bảo lãnh. Các khoản vay đƣợc bán cũng đƣợc thực hiện tại gần một nửa số ngân hàng.

Basel (1986) phân loại các hoạt động ngoại bảng thành 4 nhóm: (i) nhóm 1 bao gồm các hoạt động bảo lãnh hay các khoản nợ tiềm tàng khác; (ii) nhóm 2 bao gồm các khoản cam kết; (iii) nhóm 3 bao gồm các giao dịch liên quan đến thị trƣờng và nhóm 4 bao gồm các dịch vụ nhƣ cố vấn, quản trị hay chức năng bảo đảm.

Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoại bảng là ngân hàng thu đƣợc phí trong khi không sử dụng vốn kinh doanh cho nên đã khuyến khích các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn công ty phát hành trái phiếu phá sản thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát hành.

Bên cạnh việc sử dụng các hoạt động ngoại bảng để phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và rủi ro tín dụng thì việc quản trị điều hành không hiệu quả hoặc không đánh giá đúng đƣợc tác dụng của các nghiệp vụ ngoại bảng có thể dẫn đến những rủi ro đối với ngân hàng.

Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tƣ cho phát triển công nghệ không tạo ra đƣợc khoản tiết kiệm trong chi phí nhƣ đã dự tính.Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và là nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tƣơng lai.

Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động.

Rủi ro quốc gia

Ngoài các loại rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất ngoại tệ nhƣ đã trình bày ở trên thì ngay cả trong trƣờng hợp ngân hàng đầu tƣ bằng bản tệ cho các công ty nƣớc ngoài có trụ sở ở nƣớc ngoài cũng có thể chịu rủi ro đầu tƣ nƣớc ngoài, đó là rủi ro Quốc gia.

Rủi ro Quốc gia còn nghiêm trọng hơn cả trƣờng hợp tín dụng mà ngân hàng gặp phải khi đầu tƣ cho các công ty nội địa. Trong trƣờng hợp ngân hàng đầu tƣ cho công ty nƣớc ngoài thì ngay cả trong trƣờng hợp công ty có khả năng và sẵn sàng hoàn trả vốn vay, nhƣng cũng có thể không thực hiện đƣợc, bởi vì Chính phủ nƣớc này cấm hoặc hạn chế việc thanh toán cho nƣớc ngoài do dự trữ ngoại hối hạn hẹp hoặc vì lí do chính trị.

1.3.2.3. Quản trị rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại theo Basel II

Nhằm tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc quốc tế Basel II tại các NHTM Việt Nam, cần quan tâm đến một số giải pháp nhƣ sau:

Một là, tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng. Nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là biện pháp để ngăn ngừa những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. Thông qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá

trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, cần chú trọng tăng cƣờng hoạt động kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Hai là, tăng cƣờng năng lực tài chính. Để gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế, quy định của NHNN và tiêu chuẩn của Basel II, các NHTM Việt Nam cần xác định một tỷ lệ thích hợp lợi nhuận ròng đƣợc giữ lại hàng năm, để tăng vốn điều lệ và hình thành nên một ngân hàng có năng lực tài chính lớn hơn. Việc gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cần có lộ trình và phƣơng pháp phù hợp với tình hình cụ thể của từng ngân hàng, tránh gây áp lực trong việc duy trì suất sinh lời cho chủ đầu tƣ.

Các NHTM cần chú trọng đến việc mở rộng quy mô hoạt động, cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động của quy trình quản trị rủi ro giúp ngân hàng phát triển ổn định, bền vững, tận dụng lợi thế nhờ quy mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Để mở rộng quy mô, các NHTM cần xác định rõ hƣớng đi và hoạt động kinh doanh chính để tập trung các nguồn lực hiện có phục vụ cho mục tiêu ƣu tiên này.

Cần tránh phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác nhƣ bất động sản, bảo hiểm và cho thuê tài chính quá nhiều từ đó có thể phân bổ lại các nguồn lực đầu vào nhƣ quy mô tài sản cố định, quy mô tổng tiền gửi khách hàng để sử dụng có hiệu quả nhất.

Ba là, xử lý các tồn đọng về tài chính. Xử lý các tồn đọng về tài chính bao gồm xử lý nợ xấu và thoái vốn tại các tổ chức tín dụng do sở hữu chéo. Để đáp ứng các yêu cầu, các NHTM Việt Nam cần đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại ngân hàng mình, xác định đúng bản chất để xử lý nợ xấu bằng việc chủ động thu hồi nợ, giảm dần nợ quá hạn (nhóm 2) và nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5).

Cần phân loại chi tiết nợ xấu theo các tiêu chí nợ xấu do tác động khách quan, do chủ quan; phân loại theo mức độ rủi ro; phân loại nợ xấu theo các lĩnh vực nợ xấu để có các biện pháp xử lý phù hợp theo từng tiêu chí. Xây dựng kế hoạch, có lộ trình chi tiết để triển khai đảm bảo thoái vốn đúng quy định, góp phần tạo môi trƣờng lành mạnh cho hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro do sự chi phối qua sở hữu chéo, giúp ngân hàng hoạt động an toàn hơn.

Bốn là, cải tiến quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Quy trình quản trị rủi ro phải đƣợc thực hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh mục rủi ro.

Trong quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM cần thực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Phải có hệ thống giám sát chất lƣợng của toàn bộ danh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danh mục tín dụng. Bên cạnh đó, để tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hƣớng sau:

Nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng mình, gồm phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm; Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; Xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh bình định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)