Những điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 80 - 112)

4.6.1 Những điểm mạnh

Đây là nghiên cứu tập trung đánh giá cả kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng UTCTC của phụ nữ từ 15- 49 tuổi đến khám phụ khoa tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Trong khi nhiều nghiên cứu khác chỉ thực hiện đánh giá một hoặc hai mảng liên quan đến kiến thức và thực hành hay kiến thức và thái độ.

Nghiên cứu khảo sát tại phòng khám khoa Sản và bộ câu hỏi được ĐTNC trả lời trực tiếp với ĐTV và được giải thích ngay tại thời điểm phỏng vấn nên câu trả lời rất khách quan và trung thực.

Bên cạnh đó, đề tài chỉ ra được mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng UTCTC với các đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC và nguồn thông tin tiếp cận.

Nghiên cứu cũng góp phần giúp các nhà quản lý bệnh viện có thêm cơ sở, bằng chứng từ đó tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cán bộ y tế hỗ trợ phụ nữ tới khám tại viện và phối hợp với các đơn vị khác tổ chức các chương trình dự phòng UTCTC từ đó nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ tại tỉnh tốt hơn nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do UTCTC.

4.6.2 Hạn chế

Phương pháp thu thập số liệu qua phỏng vấn trả lời chứ không phải qua quan sát ĐTNC của người phỏng vấn nên kết quả điều tra về thực hành củaĐTNC có thể là kiến thức thực hành của họ.

Không tránh khỏi những sai số thông tin khi khai thác các thông tin thực hành của đối tượng trong quá khứ.

Loại nghiên cứu là nghiên cứu mô tả cắt ngang nên chỉ dừng lại ở phạm vi mô tả, phần nào đó ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu về đánh giá các yếu tố liên quan.

Do nguồn lực có hạn nên việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu có chủ đích, và cỡ mẫu còn ít nên phần nào hạn chế tính đại diện của nghiên cứu.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN

Nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng UTCTC của phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu được tiến hành trên 400 phụ nữ đến khám và kết quả đưa ra được các kết quả chính sau:

1. Kiến thức dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu

Kiến thức của ĐTNC về dự phòng UTCTC còn thấp, tỷ lệ kiến thức chung Đạt chỉ chiếm 36,3%, trong đó tỷ lệ ĐTNCkhông biết nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi rút HPV là thấp nhất (78,5%). Ngoài ra ĐTNC đa số có kiến thức biết UTCTC là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ chiếm 67,0% và nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn là 60,7%. Biết từ 2 biểu hiện của bệnh trở lên chiếm 64,7%, chỉ ra được từ 2 yếu tố trở lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTCTC là 80,9%.

Tỷ lệ phụ nữ biết UTCTC có thể dự phòng được chiếm tỷ lệ cao 70,5% tuy nhiên tỷ lệ biết lợi ích khám sàng lọc còn thấp 27,0%, biết độ tuổi đi khám sàng lọc và tiêm phòng vắc xin chỉ có 45,3% và 30,5%, biết đối tượng khuyến cáo tiêm phòng vắc xin HPV là 30,5%.

2. Thái độ dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ phụ nữ có thái độ tích cực đối với dự phòng UTCTC chiếm 66,7%. Đại đa số ĐTNC cho rằng UTCTC là một bệnh nghiêm trọng chiếm 99,4%, khám phụ khoa định kỳ là cần thiết chiếm 98,2% chỉ có về quan điểm cho rằng quan hệ tình dục an toàn góp phần ngăn ngừa UTCTC còn thấp hơn có 74,4% số phụ nữ đồng ý.

3. Thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu

Số phụ nữ thực hành dự phòng UTCTC đúng chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 20,2%. Tỷ lệ ĐTNC đã từng đi khám phụ khoa chiếm tỷ lệ cao 63,5%, tuy nhiên có 85,5% phụ nữ là chưa tiêm phòng vắc xin. Các đối tượng đi tiêm phòng vắc xin chủ yếu ở bệnh viên

tuyến tỉnh chiếm 72,4%. Lý do không đi tiêm vắc xin dự phòng UTCTC được lựa chọn nhiều nhất là thiếu thông tin về vắc xin khi đến tuổi tiêm chiếm 26,0%.

Tỷ lệ chưa đi khám sàng lọc UTCTC chiếm 62,3%. Địa điểm mà những phụ nữ này lựa chọn để khám sàng lọc là bệnh viện tuyến tỉnh là 50,3%. Lý do không đi khám sàng lọc được ĐTNC chỉ ra nhiều nhất là nghĩ không cần thiết 25,4%.

4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của đối tượng nghiên cứu.

Kiến thức về dự phòng UTCTC đạt có mối liên quan đến dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, gia đình, người thân có người mắc UTCTC, tiếp cận thông tin (p<0,05).

Thái độ dự phòng UTCTC tích cực có mối liên quan với trình độ học vấn, gia đình, người thân có người mắc UTCTC, kiến thức dự phòng UTCTC và tiếp cận thông tin (p<0,05).

Thực hành dự phòng UTCTC đúng có mối liên quan đến trình độ học vấn, biết người bị UTCTC, kiến thức và thái độ dự phòng UTCTC và tiếp cận thông tin (p<0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ, dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2019, nhằm giúp nâng cao nhận thức của phụ nữ về dự phòng UTCTC, chúng tôi xin có một số khuyến nghị sau:

Đối với nhà nghiên cứu:

Cần tiến hành nghiên cứu định tính trên đối phụ nữ để tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu thông tin về bệnh UTCTC của đối tượng này.

Triển khai kế hoạch nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu định tính và định lượng với quy mô cỡ mẫu lớn hơn và tại nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản khác tại tỉnh Lâm Đồng để xác định nhu cầu triển khai chương trình giáo dục cho phụ nữ về bệnh.

Đối với nhà quản lý bệnh viện:

Bệnh việnnên tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ nữ đến khám tại viện, đặc biệt là những phụ nữ có trình độ học vấn thấp và phụ nữ dân tộc thiểu số như: dán thêm các tờ thông tin về UTCTC, về tiêm phòng vắc xin và khám sàng lọc UTCTC để những phụ nữ tới khám trong lúc chờ đợi có thể biết thêm thông tin và tư vấn ngay tại viện khi đối tượng phụ nữ có nhu cầu tìm hiểu về bệnh UTCTC.

Đối với những phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 49 tuổi

Tăng cường tìm hiểu thông tin về dự phòng UTCTC trên các kênh thông tin, tranh thủ thời gian tham dự các buổi tư vấn do cơ sở y tế tổ chức.

Những đối tượng trong độ tuổi khuyến cáo tiêm phòng vắc xin nên chủ động khám phụ khoa và tiêm phòng khi còn chưa quan hệ tình dục lần đầu tiên.

Nhóm đối tượng đã quan hệ tình dục nên thực hiện khám phụ khoa, khám sàng lọc UTCTC định kỳ 6 tháng/ lần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2016). Kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025, Hà Nội.

2. Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2015).Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm

2015.http://cucthongke.lamdong.gov.vn/Default.aspx?Act=10&IDNews=726, truy cập ngày 11/8/2019.

3. Đặng Thị Hà (2014). Kết quả phết tế bào cổ tử cung trên 2132 phụ nữ tại tỉnh Lâm Đồng năm 2013. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 18(5), 80 – 83.

4. Bùi Thị Thu Hà (2013).Kiến thức, thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 35 - 50 tuổi đã có chồng tại thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2013.Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường đại học Y tế công cộng.

5. Trần Mai Hưng (2017).Ung thư cổ tử cung và cách phòng chống,Hội Y học dự phòng

Việt Nam,https://www.hpv.vn/, truy cập ngày 10/12/2018.

6. Lê Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Tú Ngọc (2019), "Thực trạng kiến thức, thái độ về ung thư cổ tử cung và dự định phòng ngừa của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất tại trường đại học y dược Thái Nguyên năm 2018 ", Khoa học và công nghệ đại học Thái Nguyên. 194(01), 27-34.

7. Đặng Đức Nhu (2016). Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ năm thứ 3 đại học khoa học xã hội và nhân văn năm 2014. Y học dự phòng, 26(4), 117.

8. Phan Thị Thanh Tâm, Hoàng Đại Thọ và Trần Quang Trung (2016). Tìm hiểu kiến thức của học sinh nữ trường trung cấp y tế Quảng Bình về phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung năm 2016. Thông tin khoa học & công nghệ Quảng Bình, 5. 9. Lê Văn Tiến (2018). Hình ảnh mới về bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng,

10.Tổng cục thống kê Việt Nam (2017). Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=713, truy cập ngày 10/12/2018.

11.Nguyễn Thị Như Tú, Phan Trọng Lân, Nguyễn Thị Thùy Dương cùng cộng sự (2017). Kiến thức và thực hành tiêm phòng HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tại tỉnh Bình Định, vào năm 2017.Y học dự phòng, 27(9), 162 - 169.

12.Lê Thanh Tùng (2018). Giáo trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học. Đại học

Điều dưỡng Nam Định, 206.

13.Trần Thị Vân và các cộng sự. (2014). Kiến thức, thực hành về phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ tuổi 15-49 có chồng, tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2014. Y học dự phòng, 27(2), 191.

14.Nguyễn Thị Tuyết Vân, Phạm Thọ Dược, Ngô Thị Tú Thủy và cộng sự (2013). Xác định Tỷ lệ nhiễm HPV và khảo sát kiến thức, thái độ thực hành đối với bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ tuổi sinh sản tại Đắk Lắk năm 2013. Y học dự phòng, 314 -

318.

Tài liệu Tiếng Anh

15.Asgarlou Z.A, Tehrani S,Asghari Eet al (2016). Cervical Cancer Prevention Knowledge and Attitudes among Female University Students and Hospital Staff in Iran. Asian Pac J Cancer Prev, 17(11), 4921-4927.

16.Assoumou S, Mabika B, Mbiguino A.N et al (2015). Awareness and knowledge regarding of cervical cancer, Pap smear screening and human papillomavirus infection in Gabonese women. BMC Womens Health, 15, 37.

17.Aweke Y.H, Ayanto S.Y, Ersado T.L (2017), "Knowledge, attitude and practice for cervical cancer prevention and control among women of childbearing age in Hossana Town, Hadiya zone, Southern Ethiopia: Community-based cross-sectional study",

18.Bray F,Ferlay J,Siegel R.Let al (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA

Cancer J Clin, 68(6), 394-424.

19.Bruni L, Albero G, Serrano B et al (2018). Human Papillomavirus and Related Diseases in Asia. ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer (HPV

Information Centre).

20.Bruni L, Albero G, Serrano B et al (2018). Human Papillomavirus and RelatedDiseases in Viet Nam. ICO/IARCInformation Centre on HPV and Cancer

(HPV Information Centre).

21.Bruni L, Albero G, Serrano B et al (2018). Human Papillomavirusand Related Diseases in the World. ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer (HPV

Information Centre).

22.Centers for Disease Control and Prevention (2018), Cancers associatedwith human

papillomavirus, United States 2011–2015 USCSdata brief.

23.Ebu NI , MupepiSC , Siakwa MP et al (2014). Knowledge, practice, and barriers toward cervical cancer screening in Elmina, Southern Ghana. International journal of

women's health, 7, 31-39.

24.Geremew A.B,Gelagay A.A,Azale T (2018). Comprehensive knowledge on cervical cancer, attitude towards its screening and associated factors among women aged 30- 49 years in Finote Selam town, northwest Ethiopia. Reprod Health, 15(1), 29.

25.Giambi C,Manso D.M, Mei D.B et al (2014). Exploring reasons for non-vaccination against human papillomavirus in Italy. BMC Infect Dis. 14, 545.

26.Guo Y.I, You K, Qiao J et al (2012). Bacterial vaginosis is conducive to the persistence of HPV infection. International Journal of STD & AIDS, 23(8), 581-584. 27.Hoda J, Amen B (2018). Knowledge, attitudes, and practices among Saudi women

regarding cervical cancer, human papillomavirus (HPV) and corresponding vaccine.

28.Kamimura A, Trinh N.H, Weaver S et al (2018). Knowledge and beliefs about HPV among college students in Vietnam and the United States. J Infect Public Health, 11(1), 120-125.

29.KaneM.A, Serrano B, Wittet S et al (2012). Implementation of Human Papillomavirus Immunization in the Developing World. Vaccine, 30, 192-200.

30.Laura A.V.M, Jo W, Jane W (2015). Barriers to cervical cancer screening among ethnic minority women: a qualitative study. Journal of Family Planning and

Reproductive Health Care, 41(4), 248.

31.Mark Jit và các cộng sự. (2014), "Cost-effectiveness of female human papillomavirus vaccination in 179 countries: a PRIME modelling study", The Lancet Global Health. 2(7), 406-414.

32.MoonE.K, Oh C.M, Won Y.Jet al (2017). Trends and Age-Period-Cohort Effects on the Incidence and Mortality Rate of Cervical Cancer in Korea. Cancer research and

treatment : official journal of Korean Cancer Association. 49(2), 526-533.

33.Moyer V.A (2012). Screening for cervical cancer: U.S. Preventive Services Task Force recommendation statement. Ann Intern Med, 156(12), 880-91.

34.Mukama T, Ndejjo R, Musabyimana A et al(2017), "Women's knowledge and attitudes towards cervical cancer prevention: a cross sectional study in Eastern Uganda", BMC Womens Health. 17(1), 9.

35.Narayana G, Suchitra M.J, SunandaG et al (2017). Knowledge, attitude, and practice toward cervical cancer among women attending Obstetrics and Gynecology Department: A cross-sectional, hospital-based survey in South India. Indian J

Cancer, 54(2), 481-487.

36.National Comprehensive Cancer Network (2018), NCCN Clinical practice guidlines in Oncology (NCCN Guidelines R) Cervical cancer.

37.Okunowo A.A, Daramola E.S, Soibi A.P et al (2018). Women's knowledge of cervical cancer and uptake of Pap smear testing and the factors influencing it in a

38.Ouh Y.T và Lee J.K (2018). Proposal for cervical cancer screening in the era of HPV vaccination. Obstetrics & gynecology science, 61(3), 298-308.

39.PATH, NIHE, NCHEC (2012), PV Vaccination in Southeast Asia: Lessons Learned from aPilot Program in Vietnam.

40.RajiahK, Maharajan M.K, Chin N.S et al (2015). Awareness and acceptance of human papillomavirus vaccination among health sciences students in Malaysia.

Virusdisease. 26(4), 297-303.

41.Ritten C.J, Breunig I.M (2013). Willingness to pay for programs for the human papillomavirus vaccine on a Rocky Mountain West College Campus. Lancet. 382(9894), 768.

42.SaraiyaM, Unger E.R, Thompson T.D et al (2015). US assessment of HPV types in cancers: implications for current and 9-valent HPV vaccine. J Natl Cancer Inst.

107(6), 86.

43.Sreedevi A, Javed R, Dinesh A (2015). Epidemiology of cervical cancer with special focus on India. International journal of women's health, 7, 405-414.

44.Su B, Qin W, Xue Fet al (2018). The relation of passive smoking with cervical cancer: A systematic review and meta-analysis. Medicine (Baltimore). 97(46), 13061. 45.Thapa M (2018). Cervical Cancer Awareness and Practice of Pap Smear Test Among Women with Gynecological problems. JNMA J Nepal Med Assoc, 56(211), 654-657. 46.Thapa N, Maharjan M, Petrini M.A et al (2018). Knowledge, attitude, practice and

barriers of cervical cancer screening among women living in mid-western rural, Nepal. J Gynecol Oncol, 29(4), 57.

47.Theresa A.K (2017). Cervical Cancer: Prevention and Early Detection. Seminars in

48.Touch S, Oh J. K (2018). Knowledge, attitudes, and practices toward cervical cancer prevention among women in Kampong Speu Province, Cambodia. BMC Cancer, 18(1), 294.

49.Tran X.B, Doan P.T.Q, Nguyen N.T.T et al (2018). Knowledge, attitude, and practice on and willingness to pay for human papillomavirus vaccine: a cross-sectional study in Hanoi, Vietnam. Patient preference and adherence. 12, 945-954.

50.Vu THL, Bui D và Le TTH (2013). Prevalence of cervical infection with HPV type 16 and 18 in Vietnam: implications for vaccine campaign. BMC cancer,13, 53-53. 51.World Health Organization (2013). WHO GUIDANCE NOTE:

Comprehensivecervical cancerprevention and control:a healthier future for girls and women.

52.World Health Organization (2014). Comprehensive cervical cancer control: A guide to essential practice", 408.

53.World Health Organization (2018). Human papillomavirus (HPV) and cervical

cancer. https://www.who.int/en/newsroom/factsheets/detail/humannpapillomavirus-

(hpv)-and-cervical-cancer#, truy cập ngày 20/12/2018.

54.Zhang X, Zhang L, Tian C et al (2014). Genetic variants and risk of cervical cancer: epidemiological evidence, meta-analysis and research review. Bjog. 121(6), 664-74.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU Giới thiệu về nghiên cứu

Đựợc sự chấp thuận của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và Ban giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tuổi đến khám phụ

khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, năm 2019”. Sự tham gia của chị vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh lâm đồng năm 2019 (Trang 80 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)