1.5.1 Tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng, vùng đất thuộc Nam Tây Nguyên, nằm ở độ cao trung bình từ 800 – 1000m so với mặt nước biển. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam tính đến năm 2016, Lâm Đồng có diện tích tự nhiên khoảng 9.783 km2, dân số trung bình là 1288 nghìn người, mật độ trung bình khoảng 132 người/ km2. Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 02 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện, là một tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên có 2 thành phố[8]. Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính-kinh tế- xã hội của tỉnh, về hướng Bắc cách thủ đô Hà Nội 1.500 km, về hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 320 km và về hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210 km. Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 187 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 Bệnh viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực và 148 Trạm y tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 3015 giường bệnh.
1.5.2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng được xây dựng tại thành phố Đà Lạt, đến năm 2017 Bệnh viện hiện có quy mô 590 giường bệnh với gần 700 cán bộ y bác sĩ, nhân viên phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh, các tỉnh lân cận và khách du lịch. Bệnh viện có 36 khoa /phòng đơn vị chuyên môn, đặc biệt mới thành lập các khoa chuyên sâu như: tim mạch, ung bướu, thăm dò chức năng,…được trang bị nhiều thiết bị y tế hiện đại có thể tầm soát ung thư, cũng như triển khai các kỹ thuật cao và mới điều trị ung thư cùng tất cả các mặt bệnh khác, giúp công tác khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người dân càng ngày tốt hơn. Bệnh viện đã đủ đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II và đang tiến tới phấn đấu xây dựng bệnh viện hạng I vào năm 2020.
Hàng ngày, Bệnh viện đón tiếp hàng ngàn lượt bệnh nhân tới khám và điều trị tại tất cả các khoa phòng. Số lượng bệnh nhân tăng qua các năm, năm 2017 đón tiếp
hơn 300.000 lượt khám bệnh, tăng 0.04% so với năm 2016 [9]. Theo thống kê của Bệnh viện, tại khoa Sản của bệnh viện có 9000 lượt bệnh nhân tới khám phụ khoa trên năm, trung bình mỗi tháng có khoảng 750 phụ nữ tới khám phụ khoa.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa tại phòng khám Sản khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng từ tháng 3/ 2019 đến tháng 5/2019.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. - Chưa tham gia vào các nghiên cứu tương tự. - Có khả năng trả lời bảng câu hỏi.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Những người đang mắc và điều trị UT CTC. - Không thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu nêu trên.
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gianthu thập dữ liệu: Từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019. - Địa điểm: Phòng khám Sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
2.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4 Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ
n= / ∗ ( )
Trong đó:
- n : Số phụ nữ cần điều tra.
- / : Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95 %, Z = 1.96
- : Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức tốt về dự phòng UTCTC, ước tính khoảng 50%, như vậy là p = 0,5 (Theo nghiên cứu Bùi Thị Thu Hà năm 2013) [4].
Chọn d = 0.05
- Thay số vào công thức trên ta có n = 384, cỡ mẫu chúng tôi đã phỏng vấn trong nghiên cứu này là 400 người.
2.5 Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiên, tất cả các đối tượng đến khám tại phòng khám Sản phụ khoa đủ tiêu chuẩn lựa chọn đều được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu. Về phần thực hành cỡ mẫu này có thể nhỏ hơn mẫu kiến thức, vì vậy lấy mẫu kiến thức làm đại diện.
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
Xin ý kiến chuyên gia: trước khi thử nghiệm bộ công cụ.
Chuyên gia bao gồm một chuyên gia Tiến sỹ y học tại Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh Lâm Đồng đang giảng dạy bộ môn Điều dưỡng Sản phụ khoa và một chuyên gia là bác sĩ chuyên khoa I Khoa Sảntại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Bộ công cụ được chuyển đến các chuyên gia để xin ý kiến, ý kiến được các chuyên gia đánh giá và cho ý kiến ngay đối với chủ nhiệm đề tàivề một số nội dung sau:
- Trình bày lại ý của một số câu hỏi để đối tượng được phỏng vấn dễ hiểu. - Sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi trong bộ công cụ cho hợp lý trong phần III. - Chỉnh sửa một số nội dung của câu hỏi để chính xác hơn.
Sau đó, bộ công cụ được chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của chuyên gia. Kết quả, 2 chuyên gia đã đồng ý về nội dung được xây dựng trong bộ công cụ nghiên cứu.
Thử nghiệm bộ công cụ: trước khi tiến hành thu thập chính thức, bộ câu hỏi đã
được thử nghiệm và chỉnh sửa thông qua phỏng vấn thử với 40 người phụ nữ tới khám phụ khoa từ 15 - 49 tuổi(pilot test), trong đó Pretest (10 người), Pilot test (30 người) tới khám để hoàn thiện công cụ.
Sau khi tiến hành Pretest và Pilot test trên 40 người bệnh chọn ngẫu nhiên trong mẫu nghiên cứu nhận thấy không có lỗi bất thường đến từ nguồn dữ liệu cũng như bộ công cụ (không xuất hiện lỗi logic, thừa, thiếu thông tin...) nên bộ công cụ không điều chỉnh gì thêm.
Pilot test giúp xác định điểm cắt kiến thức, thái độ, thực hành của ĐTNC như sau: - Điểm cắt của kiến thức = 30 điểm
- Điểm cắt của thái độ = 8 điểm - Điểm cắt của thực hành = 12 điểm
Tiến hành thu thập số liệu: Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn ĐTNC
dựa trên bộ câu hỏi có sẵn về kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng ung thư cổ tử cung. Địa điểm hỏi tại nơi chờ khám bệnh tại phòng khám Sản lúc ĐTNC đang chờ khám bệnh và đo huyết áp.
Điều tra viên: Để tạo niềm tin cho ĐTNC và đảm bảo thu thập thông tin thuận
lợi, điều tra viên (ĐTV) là 5sinh viên Điều dưỡng thực tập tại phòng khám Sản. ĐTV được tập huấn về nội dung nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn, các yêu cầu và kỹ năng khi phỏng vấn nhằm đảm bảo độ chính xác của thông tin thu thập.
Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, ĐTV sẽ đến phòng khám Sản chọn thời gian phù hợp tránh ảnh hưởng đến thời gian khám bệnh của ĐTNC. Thời gian phỏng vấn là 15 - 30 phút/đối tượng, trung bình phỏng vấn 10 người/ngày. Đầu tiên ĐTV trình bày lý do, mục đích và ý nghĩa của việc tiến hành nghiên cứu. Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, ĐTV bắt đầu tiến hành đánh giá kiếnthức, thái độ, thực hành của đối tượng dựa vào bộ công cụ xây dựng sẵn.
- Người giám sát viên là Điều dưỡng trưởng khoa Sản cùng học viên xác suất kiểm tra các ĐTV khi đang phỏng vấn ĐTNC và sau mỗi ngày sẽ thu thập phiếu điều tra lại ngay để nhập liệu, tránh mất mát và sai sót.
2.7 Biến số nghiên cứu (chi tiết tại phụ lục 2)
2.7.1 Nhóm biến số kiến thức về dự phòng UTCTC
- Kiến thức về đặc điểm bệnh UTCTC như mức độ trầm trọng của bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ….
- Kiến thức về các phương pháp dự phòng và phát hiện sớm UTCTC như: tiêm phòng vắc xin, các phương pháp dự phòng, sàng lọc, các phương pháp sàng lọc….
2.7.2 Nhóm biến số thái độ dự phòng UTCTC
Biến thái độ dự phòng UTCTC gồm các biến số liên quan đến ý kiến của ĐTNC về các vấn đề nghiêm trọng của bệnh UTCTC, sự cần thiết khám phụ khoa định kỳ, tiêm vắc xin, khám sàng lọc và QHTD an toàn…
2.7.3 Nhóm biến số thực hành dự phòng UTCTC
Biến thực hành dự phòng UTCTC gồm các biến số liên quan đến hành vi dự phòng UTCTC của các ĐTNC như khám phụ khoa định kỳ, tiêm phòng vắc xin HPV, khám sàng lọc….
2.8 Các khái niệm và thước đo,tiêu chuẩn đánh giá
2.8.1 Công cụ thu thập dữ liệu
Số liệu được thu thập với hình thức phỏng vấn (thông qua bộ câu hỏi): Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung.
Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu có tham khảo các tài liệu về bệnh ung thư cổ tử cung, kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025, đồng thời tham khảo bộ câu hỏi của các nghiên cứu về dự phòng ung thư cổ tử cung trước đây của một số tác giả như: Bùi Thị Thu Hà (2013)[4], Đặng Đức Nhu (2014)[7], Phạm Thọ Dược (2015)[14], bộ câu hỏi được thiết kế gồm 5 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân chung của đối tượng nghiên cứu: Gồm 9 câu hỏi từ câu A1- A9.
- Phần III: Kiến thức về các biện pháp dự phòngvà phát hiện sớm UTCTC : Gồm 11 câu hỏi từ câu C1 đến C11.
- Phần IV: Thái độ dự phòng UTCTC: Gồm 7 câu hỏi từ câu D1 đến D7. - Phần V: Thực hành dự phòng UTCTC: Gồm 11 câu hỏi từ câu E1 đến E11.
2.8.2 Tiêu chuẩn đánh giá (chi tiết tại phụ lục 4)
Sau khi chạy Pilot test, xác định điểm cắt (cut off) theo từng biến cho ra mức để đánh giá, phân loại mức độ kiến thức, thái độ và thực hành đạt hay không đạt dự phòng UTCTC như sau:
Đánh giá kiến thức của ĐTNC về dự phòng ung thư cổ tử cung:
- Kiến thức là sự hiểu biết của ĐTNC liên quan đến dự phòng UTCTC.
- Dựa vào câu trả lời của ĐTNC để đánh giá kiến thức của họ. Cho điểm mỗi câu trả lời đúng ĐTNC theo từng mức độ, trả lời sai 0 điểm, sau đó tính tổng điểm kiến thức. Tổng số điểm kiến thức tối đa là 51 điểm, số điểm càng cao thì kiến thức dự phòng UTCTC của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ càng cao.
- Điểm cắt = 30 theo ROC Curve. Những ĐTNC điểm kiến thức từ 30 điểm trở lên là đạt, dưới 30 điểm là chưa đạt.
Đánh giá thái độ của ĐTNC về dự phòng ung thư cổ tử cung:
- Thái độ là những biểu hiện ra bên ngoài của ĐTCN về những quan điểm liên quan đến dự phòng UTCTC.
- Sử dụng thang đo thái độ Likert 5 mức độ: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không ý kiến, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý.Nghiên cứu này có 7 quan điểm được sử dụng để đolường thái độ của phụ nữ (từ D1-D7). Mỗi câu ĐTNC chọn hoàn toàn đồng ý 2 điểm, đồng ý 1 điểm, các mức chọn còn lại được 0 điểm. Tổng số điểm thái độ tối đa là 14 điểm, số điểm càng cao thì thái độ dự phòng UTCTC của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ càng tích cực.
- Điểm cắt = 8 theo ROC Curve. Những ĐTNC điểm thái độ từ 8 trở lên là tích cực, dưới 8 là chưa tích cực.
Đánh giá thực hành của ĐTNC về dự phòng ung thư cổ tử cung:
Dựa vào câu trả lời của ĐTNC để đánh giá thực hành của họ. Cho điểm mỗi câu trả lời đúng ĐTNC, trả lời sai 0 điểm, sau đó tính tổng điểm thực hành. Tổng số điểm thực hành tối đa là 16 điểm, số điểm càng cao thì thực hành dự phòng UTCTC của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ càng cao.
Điểm cắt = 12 theo ROC Curve. Những ĐTNC điểm thực hành từ 12 trở lên là thực hành đúng, dưới 12 là thực hành chưa đúng.
2.9 Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu sau khi được làm sạch được nhập, kiểm tra bằng phần mềm Epidata 3.1. - Các kết quả nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Các số liệu được trình bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm (%),Khi bình phương, tỷ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95%để tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng UTCTC của phụ nữ từ 15 - 49 tuổiđến khám phụ khoa tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đánh giá ở ngưỡng xác suất p<0,05.
2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng Khoa học và Đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định thông qua.
Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Trước khi trả lời ĐTNC đã được giải thích rõ về mục đích nghiên cứu. Quá trình lấy số liệu nghiên cứu chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của người tham gia, trường hợp nếu thấy không thích hợp, ĐTNC có thể từ chối không tham gia.
Các thông tin thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin về việc tham gia vào nghiên cứu của người tham gia nghiên cứu sẽ được bảo
mật và sẽ không được tiết lộ với bất kỳ ai không có trách nhiệm với người tham gia nghiên cứu.
2.11 Sai số và biện pháp khắc phục
2.11.1Sai số
Trong quá trình nghiên cứu có thể gặp các sai số sau:
-Sai số nhớ lạihoặc ước lượng khi hỏi những câu hỏi liên quan đến quá khứ, thời gian của bệnh nhân.
- Sai số trong quá trình thu thập số liệu:thu thập thiếu hoặc sai thông tin do lỗi chủ quan của điều tra viên đọc thiếu câu hỏi, hoặc điền sai câu trả lời của ĐTNC, đối tượng không trả lời đúng sự thật.
2.11.2Biện pháp khắc phục sai số
- Thiết kế bộ câu hỏi chặt chẽ, rõ ràng, đúng mục tiêu, dễ hiểu và thử nghiệm và chỉnh sửa bộ công cụ trước khi tiến hành thu thập số liệu chính thức.
- Giải thích rõ cho đối tượng nghiên cứu mục đích nghiên cứu.
- Điều tra viên được tập huấn cẩn thận về kỹ năng sử dụng bộ câu hỏi, kỹ năng tiếp cận đối tượng và làm thử trước khi tiến hành thu thập số liệu.
- Điều tra viên thu thập đủ thông tin, chính xác, trung thực, khách quan.Trước khi kết thúc phỏng vấn, điều tra viên cần kiểm tra lại tất cả các phiếu, nếu phiếu nào thiếu thông tin cần hỏi lại ĐTNC.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu(n=400)
Đặc điểm Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ %
Tuổi 15-29 140 35,0 30-49 260 65,0 Dân tộc Kinh 345 86,3 Khác 55 13,8 Trình độ học vấn Tiểu học 23 5,8 Trung học cơ sở (THCS) 98 24,5 Trung học phổ thông (THPT) 130 32,5 TC/CĐ/ĐH/ sau ĐH 149 37,2
Nghề nghiệp Đang học/Thất nghiệp/ Nội trợ 53 13,3
Nông dân 115 28,7
Công nhân 79 19,8
Kinh doanh/ buôn bán 88 22,0
Công nhân viên chức 60 15,0
Khác 5 1,2 Thu nhập cá nhân >2.698.000 342 85,5 ≤ 2.698.000 57 14,3 Tình trạng quan hệ tình dục Rồi 356 89,0 Chưa 44 11,0
Số con hiện tại
Chưa có con 69 17,3 =< 2 con 272 67,0 Từ 3 con trở lên 59 14,7 Nơi sống Nông thôn 184 46,0 Thị trấn 58 14,5 Thành phố 158 39,5 Tiền sử có người mắc UTCTC Có 27 6,8 Không 373 93,3
Từ bảng 3.1 cho thấy rằng, đối tượng nghiên cứu chiếm đa số là phụ nữ có độ tuổi từ 30 – 49 tuổi chiếm 65% và dưới 30 tuổi chiếm 35%. Chủ yếu là dân tộc Kinh (86,3 %), dân tộc khác chiếm 13,8 %. Trình độ học vấn chiếm đa số là trung học phổ
thông (32,5%) và từ trung cấp trở lên chiếm 37,2%. Nghề nghiệp chủ yếu là nông dân 28,7%, thu nhập cá nhân trung bình đều trên 2.698.000 đồng (85,5%). Tỷ lệ phụ nữ đã quan hệ tình dục cao chiếm 89,0%, phần lớn số con hiện có từ 1-2 con (67,0%), chỉ có 14,7% là có từ 3 đứa con trở lên. Các ĐTNC đa phần ở nông thôn (46,0%), sau đó là thành phố (39,5%) và ít nhất ở thị trấn là 14,5%. Về tiền sử mắc UTCTC, có 93,3%