UTCTC của phụ nữ
Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và kiến thức về dự phòng UTCTC của ĐTNC (bảng 3.18)
Tỷ lệ phụ nữ dân tộc Kinh có kiến thức Đạt chiếm 38,6% cao hơn nhóm phụ nữ dân tộc khác (21,8%)gấp 2,24 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú (2017) điểm trung bình kiến thức của phụ nữ Kinh về biện pháp phòng ngừa UTCTC và bệnh UTCTC cao hơn phụ nữ dân tộc và phụ nữ dân tộc Kinh có kiến thức phòng bệnh UTCTC cao gấp 3,2 lần so với đồng bào dân tộc [11].
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn càng cao thì sẽ có kiến thức về dự phòng UTCTC càng nhiều. Đối tượng nghiên cứu có trình độ từ THCS trở xuống có tỷ lệ kiến thức Đạt chiếm 14,9% thấp hơn so với đối tượng có trình độ từ THPT trở lên chiếm 45,5%. Phụ nữ có trình độ càng cao kiến thức càng tốt hơn những phụ nữ có trình độ thấp hơn, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà (2013) cũng tìm thấy trình độ học vấn có mối liên quan với kiến thức phòng ngừa UTCTC, nhóm phụ nữ có trình độ từ cấp 3 trở lên có trung bình điểm kiến thức cao hơn nhóm có trình độ cấp 2 trở xuống (p<0,01)[4]. Trong nghiên cứu của Asgarlou Z.A (2016) nghiên cứu nữ sinh viên đại học và nhân viên bệnh viện cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức với các biến số giáo dục (p<0,01)[15]. Điều này hoàn toàn hợp lý khi những ĐTNC có trình độ cao họ sẽ có điều kiện để cập nhật kiến thức bằng nhiều cách và qua nhiều nguồn thông tin tốt hơn và sẽ dễ dàng ghi nhớ các thông tin hơn so với những phụ nữ có trình độ học vấn thấp hơn.
Tỷ lệ phụ nữ có nghề nghiệp là nông dân có kiến thức Đạt là 26,1% thấp hơn so với các nghề nghiệp khác (40,4%). Có sự khác biệt kiến thức với nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả tương đồng
với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú và cộng sự (2017) cho thấy những người công chức và các nghề khác có hiểu biết về các biện pháp phòng bệnh UCTC cũng cao hơn người nông dân 5,7 lần, hiểu biết về bệnh UTCTC cao hơn 9,4 lần so với nông dân[11]. Những phụ nữ có nghề nghiệp là công nhân viên chức có kiến thức về dự phòng UTCTC tốt hơn những phụ nữ có nghề nghiệp nông dân và nghề nghiệp khác. Điều này cho thấy do yếu tố môi trường làm việc, những người công nhân viên chức có nhiều cơ hội được tiếp cận các thông tin về bệnh dễ dàng và tiếp xúc nhiều phương tiện truyền thông hơn, và đa số là có trình độ học vấn cao hơn nên có nhiều kiến thức dự phòng UTCTC hơn.
Nhóm ĐTNC có người trong gia đình, họ hàng, người thân mắc UTCTC có tỷ lệ kiến thức dự phòng UTCTC Đạt chiếm 81,5% cao hơn 8,94 lần số phụ nữ không quen biết người mắc UTCTC (33,0%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Okunowo cùng cộng sự (2018) cũng chỉ ra rằng biết ai đó bị UTCTC làm tăng đáng kể kiến thức về UTCTC [37]. Những phụ nữ được biết những người mắc bệnh UTCTC có điều kiện để tìm hiểu thêm được thông tin dẫn đến mắc UTCTC, biểu hiện của bệnh từ đó họ sẽ có được một số kiến thức cơ bản về dự phòng căn bệnh này.
Một số yếu tố liên quan đến thái độ về dự phòng UTCTC của ĐTNC (bảng 3.19)
Nghiên cứu của chúng tôi xác định được mối liên quan giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, biết người mắc UTCCT và kiến thức dự phòng UTCTC có liên quan đến thái độ dự phòng UTCTC của ĐTNC.
Những phụ nữ có trình độ từ THCS trở xuống có thái độ tích cực với sự phòng UTCTC thấp hơn so với phụ nữ có trình độ từ THPT trở lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo nghiên cứu của Geremew (2018) cũng tìm ra được mối liên quan giữa tình trạng giáo dục đại học trở lên có liên quan tích cực với thái độ thuận lợi với sàng lọc UTCTC [24]. Điều này có thể do đối tượng có trình độ học vấn cao hơn họ sẽ có nhiều thông tin về bệnh, đủ khả năng nghiên cứu những thắc mắc và kiểm
chứng điều họ suy nghĩ là đúng hay sai, từ đó có cái nhìn tích cực hơn với vấn đề dự phòng UTCTC, còn đối với những phụ nữ có trình độ thấp hơn, họ có thông tin chưa đầy đủ nên sẽ còn nghi ngại và có những suy nghĩ chưa tích cực về vấn đề dự phòng UTCTC.
Tỷ lệ phụ nữ có biết người mắc UTCTC trong gia đình, họ hàng, người thân sẽ có thái độ tích cực chiếm 85,2% cao hơn 3,04 lần so với nhóm ĐTNC không quen biết người nào bị mắc UTCTC (65,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Theo nghiên cứu của Geremew (2018) cũng tìm ra được mối liên quan giữa ĐTNC biết ai đó bị UTCTC có liên quan tích cực với thái độ thuận lợi với sàng lọc UTCTC [24]. Những ĐTNC biết ai đó mắc UTCTC họ sẽ được hiểu về bệnh qua thực tế tiếp xúc, vì vậy họ sẽ có kiến thức, ý thức dự phòng UTCTC hơn, điều đó cũng dẫn đến họ sẽ có thái độ tích cực về vấn đề dự phòng hơn nhóm ĐTNC chưa tiếp xúc bệnh ngoài thực tế bao giờ.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có mối quan giữa phụ nữ có kiến thức Đạt và chưa đạt với thái độ dự phòng UTCTC với OR(95%CI) = 4,02(2,42-6,70),sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cụ thể là tỷ lệ ĐTNC có kiến thức Đạt có thái độ dự phòng tích cực chiếm 60%, ĐTNC có kiến thức chưa đạt có thái độ dự phòng tích cực chỉ chiếm 31,9%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Aweke (2017) cho thấy điểm kiến thức kém có liên quan đến thái độ kém (OR: 56,51, 95% CI: (23,76, 134,37), p <0,001)[17]. Theo nghiên cứu của Lê Thị Bích Ngọc (2019) cho thấy mối tương quan giữa kiến thức và thái độ của ĐTNC có mối tương quan thuận tương đối cao với r = 0,502 (p< 0,001)[6]. Những phụ nữ có kiến thức Đạt sẽ có cái nhìn tổng quát về bệnh, họ sẽ tìm hiểu và nắm bắt thông tin nhiều hơn, còn đối với những phụ nữ có kiến thức chưa đạt họ sẽ mơ hồ về bệnh từ đó họ sẽ có thái độ chưa tích cực về dự phòng UTCTC hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu có trình độ từ THCS trở xuống thực hành dự phòng UTCTC đúng thấp hơn những người có trình độ từ THPT trở lên. Có mối liên quan giữa nhóm ĐTNC có trình độ học vấn khác nhau với thực hành về dự phòng UTCTC (p<0,05), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của Thapa M (2018) cũng cho thấy trình độ học vấn cao của phụ nữ có tác động tích cự đáng kể đến thực hành xét nghiệm tế bào Pap[45]. Phụ nữ có học vấn cao sẽ có mức kiến thức, thái độ dự phòng UTCTC tốt hơn so với phụ nữ có trình độ thấp hơn vì vậy họ sẽ có ý thức thực hành dự phòng để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ĐTNC có gia đình, họ hàng, người thân mắc UTCTC thực hành dự phòng UTCTC đúng chiếm 66,7% cao hơn gấp 9,84 lần với nhóm người không có người quen bị mắc UTCTC là 16,9%. Có sự khác biết giữa nhóm có người thân mắc và không mắc UTCTC với thực hành dự phòng UTCTC (p<0,05). Đối với những ĐTNC có người thân đã bị mắc UTCTC họ sẽ có cái nhìn khách quan và thực tế về bệnh, hiểu rõ những gánh nặng của bệnh mang đến cho bản thân người bệnh và gia đình, chính vì vậy họ sẽ có kiến thức tương đối về bệnh, thái độ đúng đắn và sẽ có mối quan tâm hơn đến thực hành để dự phòng UTCTC hơn các ĐTNC không có người thân bị mắc UTCTC.
Chúng tôi còn tìm thấy mối liên quan giữa phụ nữ có kiến thức Đạt và chưa đạt với thực hành dự phòng UTCTC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cụ thể là tỷ lệ ĐTNC có kiến thức Đạt có thực hành dự phòng đúng chiếm 40,7% cao hơn gấp 7,26 lầnĐTNC có kiến thức chưa đạt (8,6%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà (2013) cho thấy cứ mỗi điểm kiến thức tăng lên thì điểm thực hành tăng lên 0,3 đơn vị, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01)[4]. Những người phụ nữ có kiến thức Đạt họ sẽ có một lượng thông tin cơ bản để có thể dự phòng UTCTC, còn những người phụ nữ có kiến thức chưa đạt họ sẽ không biết cách dự
phòng UTCTC bằng cách nào vì vậy thực hành dự phòng UTCTC của họ sẽ có thể chưa đúng đối với bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy giữa phụ nữ có thái độ tích cực và chưa tích cực với thực hành dự phòng UTCTC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Những phụ nữ có thái độ tích cực về dự phòng UTCTC sẽ có thực hành dự phòng về bệnh đúng hơn những phụ nữ có thái độ chưa tích cực. Cụ thể, tỷ lệ ĐTNC có thái độ tích cực có thực hành dự phòng đúng chiếm 25,1% cao hơn 2,85 lần những người thái độ chưa tích cực (10,5%). Điều này cho thấy rằng, muốn những phụ nữ có thể thay đổi hành vi thực hành dự phòng UTCTC của bản thân cần giúp họ có thái độ nhìn nhận về bệnh một cách tích cực hơn, từ đó giúp họ có động lực để thay đổi hành vi và thực hành dự phòng tốt hơn.
Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin truyền thông và kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng UTCTC của ĐTNC (bảng 3.21, 3.22, 3.23)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, yếu tố tiếp cận thông tin truyền thông có mối quan hệ chặt chẽ đối với kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng UTCTC (p<0,05). Tỷ lệ ĐTNC đã tiếp cận với các nguồn thông tin về UTCTC có tỷ lệ kiến thức Đạt, thái độ tích cực và thực hành đúng chiếm tỷ lệ cao hơn so với ĐTNC chưa tiếp cận các nguồn thông tin.Tỷ lệ ĐTNC có thực hành Đạt khi được nhận thông tin từ cán bộ y tế có thực hành dự phòng UTCTC cao nhất chiếm 54,8%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương đồng với nghiên cứu của Okunowo (2018) cho thấy tỷ lệ thực hiện làm phết tế bào Pap từ khuyến nghị của bác sĩ / điều dưỡng chiếm 89,4% [37]. Theo nghiên cứu của Aweke (2017) cho thấy ĐTNC chưa bao giờ nhận được thông tin về bệnh từ bất kỳ nguồn nào (OR: 45,24, 95% CI: (11,47, 178,54), p <0,001) là yếu tố liên quan đáng kể với việc không được sàng lọc bệnh[17], theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà (2013) cũng tìm ra mối liên quan giữa thực hành UTCTC với tình trạng tiếp cận thông tin(p<0,05)[4]. Điều này cho thấy rằng tiếp cận nguồn thông tin truyền thông rất quan trọng đến dự phòng UTCTC, vì vậy cần phải có các biện pháp để
tuyên truyền đa dạng phương thức giúp ĐTNC có thể dễ dàng tiếp cận hơn, từ đó ĐTNC sẽ có kiến thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn hơn và dần thay đổi hành vi thực hành dự phòng đúng góp phần làm giảm tỷ lệ mắc UTCTC tại tỉnh và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.